Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4

doc 19 trang lop4 29/01/2024 570
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4
 MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
1 Mục lục 1
2 1. MỞ ĐẦU 2
3 1.1. Lý do chọn đề tài. 2
4 1.2. Mục đích nghiên cứu. 3
5 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3
6 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3
7 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4
8 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 4
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh 
9 6
 nghiệm.
 2.3. Những giải pháp và biện pháp để nâng cao kĩ năng 
10 8
 đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
11 2.3.1. Các giải pháp. 8
12 2.3.2. Các biện pháp thực hiện.
 9
13 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 19
14 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20
 Tài liệu tham khảo 
15 22
 1 Để phát huy tầm quan trọng của phân môn Tâp đọc và để đạt được mục 
tiêu môn học, mỗi giáo viên cần hiểu sâu sắc mục đích của môn học, bài học, 
nhận thức rõ phương pháp giảng dạy của phân môn.
 Để nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh khối 4 nói chung 
và cho học sinh lớp 4B do tôi phụ trách nói riêng là một vấn đề vô cùng quan 
trọng. Đối với học sinh các em còn nhỏ, trong lớp có nhiều em gia đình còn 
nghèo, cha mẹ ít quan tâm đến việc học hành của con em mình, hầu như phó 
mặc cho cô giáo và nhà trường. Vì thế tôi rất trăn trở đối với việc nâng cao chất 
lượng về vấn đề nói trên. Chính vì vậy, tôi đã suy nghĩ, trăn trở và chọn đề tài 
nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4B 
trường Tiểu học Ngọc Phụng 1, huyện Thường Xuân”. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu : 
 Nhằm giúp học sinh biết đọc diễn cảm, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của 
tiếng Việt. Từ đó các em có thêm lòng ham muốn, tinh thần hăng say khi học 
phân môn Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. 
 Giúp học sinh có điều kiện học tốt hơn phân môn Tập đọc góp phần nâng 
cao chất lượng học tập của lớp đáp ứng yêu cầu của nhà trường. 
 Củng cố cho giáo viên kĩ năng trình bày tốt văn bản nói cũng như văn bản 
viết, tạo điều kiện để giáo viên tìm tòi, học hỏi, cảm thụ sâu sắc cái hay, cái đẹp 
của Tiếng Việt; vốn hiểu biết về Tiếng Việt tạo tiền đề cho giáo viên dạy tốt 
môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng.
 Mong muốn được đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ của mình cho đồng 
nghiệp, trong việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh cho học sinh góp phần nâng 
cao chất lượng dạy- học phân môn Tập đọc, giúp học sinh học tốt hơn môn 
Tiếng Việt và các môn học khác. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài đó là những kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc 
diễn cảm cho học sinh lớp 4.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu :
 Tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu liên quan đến 
rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 + Phương pháp quan sát sư phạm .
 + Phương pháp điều tra viết.
 + Phương pháp phỏng vấn.
 - Phương pháp sử dụng thống kê.
 + Phân tích tổng hợp thống kê, xử lí kết quả. 
 3 Đọc là khả năng không thể thiếu được của con người. Trong thời đại văn minh, 
biết đọc sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, hướng các em tới cái thiện và cái 
đẹp, dạy cho các em biết tư duy. 
 Trong thực tế mỗi bài tập đọc gồm có hai phần lớn: tìm hiểu nội dung và 
luyện đọc. Hai phần này có thể cùng tiến hành một lúc đan xen vào nhau hoặc 
cũng có thể dạy tách hai phần tùy theo từng bài mà giáo viên lựa chọn. Dù dạy 
theo cách nào thì hai phần này cũng luôn có mối quan hệ tương hỗ khăng khít 
với nhau. Phần tìm hiểu bài giúp cho HS hiểu kĩ nội dung, nghệ thuật của bài, từ 
đó các em đọc diễn cảm tốt hơn. Ngược lại, học sinh đọc hay, đọc diễn cảm để thể 
hiện tốt nội dung của bài, thể hiện những điều hiểu biết xung quanh bài đọc.
 Như vậy, việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm trong dạy Tập đọc rất quan trọng 
góp phần giúp học sinh biết cách xác định ngữ điệu từng loại văn bản, làm giàu 
vốn kiến thức ngôn ngữ và kiến thức văn học cho học sinh, từ đó góp phần hình 
thành ở các em ý thức được cách đọc nhằm diễn tả nội dung một cách tốt nhất.
 Để bài dạy đạt kết quả cao, cần quan tâm đến cách tổ chức và lôgíc các nội 
dung bài trong giờ học không bị ngắt quãng, gián đoạn. Giáo viên phải lấy học 
sinh làm trung tâm. Vai trò của giáo viên trong mỗi tiết học chỉ là người tổ chức, 
dẫn dắt học sinh tự tìm ra tri thức. Ngoài ra, để phần tìm hiểu bài tiến hành được 
tốt thì cần phải có yếu tố như: cơ sở vật chất đầy đủ, tranh ảnh minh hoạ cho bài 
tập đọc phải đẹp, phong phú và cuối cùng là trình độ giáo viên phải đáp ứng 
được yêu cầu của môn học. Nếu phối hợp được các yếu tố nói trên, sẽ giúp học sinh 
hiểu bài nhanh và sâu, hiểu một cách có hệ thống và làm tăng hiệu quả giờ học. Các 
em hứng thú học, thích học tiếng Việt, biết yêu cuộc sống qua từng bài học.
 Từ những hiểu biết của mình về phân môn Tập đọc nói chung và rèn kĩ 
năng đọc cho học sinh lớp 4 nói riêng, tôi đã suy nghĩ tự đặt ra cho mình phải 
nhận thức được tầm quan trọng của phân môn. Đặc biệt quan tâm nhiều đến việc 
rèn đọc diễn cảm cho học sinh với những yêu cầu đề ra. Thực tế, tôi luôn luôn 
tìm tòi nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của lớp người đi trước, để tìm ra 
phương pháp giảng dạy, truyền thụ kiến thức và đặc biệt cách rèn đọc diễn cảm 
cho các em.
 Muốn rèn đọc diễn cảm tốt, trước hết trong các giờ Tập đọc, học sinh phải 
nắm được nội dung, phong cách văn bản của bài đọc. Mức độ đọc diễn cảm tỉ lệ 
thuận với mức độ hiểu bài của học sinh. Qua hệ thống từ ngữ, kiểu câu, bố cục, 
thể loại văn bản ... các em cảm thụ sâu sắc văn bản (bài văn, bài thơ) từ đó giúp 
các em đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm văn bản nghệ thuật, đọc đúng ngữ điệu 
các văn bản có mục đích thông báo khác. Đọc diễn cảm (đọc hay) là biết thể 
hiện kĩ thuật đọc phù hợp với từng bài như: ngắt nhịp đúng câu văn, câu thơ, thể 
hiện được nội dung bài đọc bằng sắc thái giọng đọc vui, buồn, trầm, bổng, gợi 
cảm, nhẹ nhàng, thiết tha hay mạnh mẽ, dứt khoát, tốc độ chậm rãi, khoan thai 
hay dồn dập... Ngoài ra, cần biết thể hiện đúng các kiểu câu như: câu hỏi, câu 
kể, câu cảm... Biết phân biệt giọng đọc của các nhân vật, của người dẫn chuyện 
trong bài. Học sinh bước đầu làm chủ được giọng đọc sao cho vừa đúng về ngữ 
điệu, về tốc độ, cao độ, trường độ và âm sắc; vừa thể hiện cảm nhận riêng của từng 
cá nhân nhằm diễn tả đúng nội dung đọc.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
 5 em. Ảnh hưởng của phương ngữ: tình trạng phát âm lẫn giữa các tiếng có thanh 
ngã và thanh hỏi, các tiếng có nguyên âm đôi... còn nặng nề. Do đặc điểm vùng 
miền, kinh tế ở gia đình chưa cao nên các em chưa được tạo điều kiện tốt để học 
tập. 
 Ngay từ đầu năm học 2016 – 2017, tôi đã tiến hành khảo sát hai lớp 4A và 
4B, tôi thấy số lượng học sinh đã biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ rất ít, nhất là 
đối với những học sinh có lực học hoàn thành hay hoàn thành tốt.
 Cụ thể điều tra chất lượng đọc của HS hai lớp 4 đầu năm học này có số liệu 
cụ thể như sau:
 Lớp 4B đầu năm học 2016- 2017 ( lớp do tôi phụ trách):
 Sĩ 
 Học sinh đọc nhỏ, chậm Học sinh đọc to, lưu loát Học sinh đọc diễn cảm
 số
 25 12 HS =48 % 12 HS = 48 % 1 HS = 4 %
 - Lớp 4A đầu năm học 2016 - 2017: 
Sĩ số Học sinh đọc nhỏ, chậm Học sinh đọc to, lưu loát Học sinh đọc diễn cảm
 20 8 HS = 40 % 10 HS = 50% 2 HS = 10 %
 Nhìn vào bảng thống kê cho ta thấy, tỉ lệ học sinh đọc diễn cảm ỏ lớp 4A 
cao hơn lớp 4B. Số lượng học sinh đọc còn nhỏ, chậm ở lớp 4B còn nhiều hơn 
lớp 4A. Để nâng cao chất lương đọc diễn cảm, tôi đã áp dụng những giải pháp 
và biện pháp như sau:
2.3. Các giải pháp và biện pháp thực hiện để nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm 
cho học sinh lớp 4. 
 2.3. 1. Các giải pháp: 
 Sau khi được phân công chuyên môn, việc làm đầu tiên là tôi cho lớp ổn 
định mọi nề nếp tổ chức. Sau đó đi sâu, đi sát để nắm được từng đối tượng HS 
về lực học, về hoàn cảnh gia đình, đặc biệt là về khả năng đọc, kĩ năng đọc và 
phân loại học sinh theo 3 đối tượmg:
 * Đối tượng 1: Học sinh đọc chậm nhỏ.
 * Đối tượng 2: Học sinh biết đọc to, lưu loát.
 * Đối tượng 3: Học sinh biết đọc diễn cảm.
 Căn cứ vào đó, tôi đã tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh, những em 
đọc yếu ngồi cạnh những em đọc khá, đọc tốt để các em có điều kiện giúp đỡ 
nhau, rèn luyện bổ sung cho nhau qua quá trình luyện đọc theo cặp đôi và theo 
nhóm bàn để các em cùng tiến bộ.
 Công việc tiếp theo là giới thiệu với học sinh về cấu trúc chương trình phân 
môn để các em nắm được các chủ điểm chính trong từng học kỳ và trong cả năm 
học. Đặc biệt tôi đã nêu tầm quan trọng, yêu cầu kỹ năng cơ bản về việc rèn kĩ 
năng đọc diễn cảm. Hướng dẫn học sinh lưu lại những câu, đoạn văn, đoạn thơ, 
bài văn, bài thơ hay trong sổ tay của mình, giao trách nhiệm cho một số em đọc 
khá, đọc tốt thường xuyên kèm cặp giúp đỡ những em đọc yếu ở mọi bài học, 
mọi môn học chứ không chỉ dừng lại ở phần đọc theo cặp đôi hay đọc theo 
nhóm, đọc phân vai... 
 2.3.2. Các biện pháp thực hiện. 
 7 Đối với những âm này, với HS của tôi, tôi phải hướng dẫn học các cách 
phát âm thật cụ thể, chi tiết.
 + Tôi hướng dẫn các em cách phát âm phụ âm s như sau:
 Phụ âm s là phụ âm tắc, khi phát âm phụ âm này, đầu lưỡi cong lên tiếp 
giáp với vòm lợi trên, luồng hơi bị cản lại nên phải len qua hai cạnh lưỡi để 
thoát ra ngoài, do vậy luồng hơi bật ra mạnh.
 Giáo viên làm mẫu hai lần, sau đó cho HS khá phát âm, gọi học sinh hay 
nhầm lẫn về phụ âm này tập phát âm. Lưu ý nên cho các em phát âm cá nhân để 
dễ phát hiện những em phát âm sai để sửa; Tiếp theo cho học sinh đọc tiếng khó 
có chứa phụ âm s.
 Phụ âm x là phụ âm xát, khi phát âm phụ âm này mặt lưỡi tiếp giáp với 
vòm lợi trên, luồng hơi không bị lưỡi cản lại nên thoát ra nhẹ nhàng hơn. Cách 
tiến hành cũng như hướng dẫn phát âm phụ âm s. Để học sinh có được thói quen 
phát âm đúng, tôi yêu cầu HS phát âm và đọc theo kiểu đối nhau. Đưa ra cách 
rèn như vậy là tôi muốn cho HS có phản ứng nhanh nhạy để tìm ngay ra được 
cách đọc đúng những từ có chứa các cặp phụ âm hay nhầm lẫn.
 Nếu chỉ rèn như vậy thì cũng chưa đủ mà việc luyện đọc từ khó cần phải 
được đặt trong văn cảnh, trong môi trường ngôn ngữ thì HS đọc những từ đó 
mới đúng hơn. Bởi nhiều khi đọc riêng từ HS có thể đọc đúng nhưng khi đặt từ 
đó vào trong câu văn, đoạn văn thì chưa chắc các em đã đọc đúng. Chính vì thế, 
sau khi rèn phát âm luyện đọc từ khó có chứa âm khó, tôi lại phải yêu cầu học 
sinh tìm những câu văn, câu thơ thậm chí đoạn văn, đoạn thơ có chứa từ khó đó 
cho học sinh đọc vì mục đích của rèn đọc đúng là rèn phát âm đúng để đọc đúng 
văn bản.
 Một số đồng chí GV có hỏi: Trong một giờ tập đọc nếu chỉ tập trung hướng dẫn 
đọc những từ có chứa phụ âm s- x thì những tiếng khó khác rèn vào lúc nào?
 Tôi cho rằng: Một cặp phụ âm hay nhầm lẫn s/ x và nó đã trở thành có tật 
không chỉ ở học sinh mà cả nhân dân địa phương. Nếu trong một tiết tập đọc có 
chủ định rèn cho HS về cặp phụ âm đó mà không thực hiện kĩ càng như vậy thì 
không thể đạt được cái đích đã đặt ra. Còn những từ khó khác ta có thể hướng 
dẫn các em đọc từ đó theo trình tự: GV hoặc HS hoàn thành tốt đọc mẫu sau đó 
gọi HS chưa hoàn thành đọc lại.
 Cách thức rèn cho HS đọc đúng các tiếng có thanh ngã, thanh hỏi và cả 
tiếng có nguyên âm đôi cũng tương tự như trên.
 Rèn cho HS thói quen đọc đúng những tiếng có nguyên âm đôi, các phụ âm 
mà học sinh hay nhầm lẫn là một việc làm không đơn giản. Bản thân một mình 
phân môn Tập đọc cũng khó có thể giải quyết được. Do vậy, theo tôi trong tất cả 
các giờ học và trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào tôi và lực lượng nòng cốt 
của tôi gồm 20% HS không mắc lỗi sẽ giúp các em sửa ngay. Có như thế mới 
giải quyết được vấn đề. Với những cặp phụ âm còn lại, tôi cũng tiến hành rèn 
cho HS lần lượt theo từng bước như vậy. Đến khi năm học đã tiến hành được 
gần 3 tháng thì mức độ sai những tiếng có phụ âm hay nhầm lẫn, những tiếng có 
thanh hỏi, thanh ngã và những tiếng có nguyên âm đôi như đã nêu ra ở trên đã giảm rõ 
rệt.
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_doc_dien_cam_ch.doc