SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 hứng thú học phân môn Lịch sử
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 hứng thú học phân môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 hứng thú học phân môn Lịch sử
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC LÂM ***__ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỨNG THÚ HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ Môn : Lịchsử Cấp học: Tiểuhọc Họ và tên tác giả : Đặng Thị Thùy Ninh Chức vụ : Giáoviên Điện thoại : 0981705189 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Ngọc Lâm Quận Long Biên - Hà Nội Long Biên, tháng 4/ 2022 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, dân tộc Việt Nam có một nền văn hoá, một bề dày lịch sử lâu đời. Từ những ngày đầu các vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn lịch sử đã ghi lại những mốc son chói lọi để có được một đất nước độc lập như hôm nay, đó chính là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Vì vậy, mục đích lớn nhất của phân môn Lịch sử là cho thế hệ trẻ hiểu được cội nguồn dân tộc, quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ xa xưa. Dạy Lịch sử trong trường Tiểu học là bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau, biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập, trình bày kết quả bằng lời nói, hình vẽ, sơ đồ, ... Hơn thế môn học còn góp phần bồi dưỡng ở học sinh những thái độ và thói quen: ham học hỏi, tìm hiểu để biết các kiến thức về Lịch sử dân tộc Việt Nam, tôn trọng các di tích văn hóa dân tộc. Việc lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học tùy thuộc vào mục đích và khả năng của người dạy và học, vào hoàn cảnh cụ thể, đối tượng học sinh, thiết bị dạy học và quan trọng là không khí học tập, hứng thú tìm hiểu về các sự kiện lịch sử của học sinh. Qua thực tế giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4, bản thân tôi luôn suy nghĩ phải làm gì và làm thế nào để các em có hứng thú học tập môn Lịch sử bởi không ít những bộ phận học sinh ngại học Lịch sử, không có hứng thú với môn học. Nâng cao sự hiểu biết về lịch sử, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông với lòng tự hào dân tộc, đem tài năng và trí tuệ phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với một dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ em hiện nay. Là một phân môn mới hoàn toàn với học sinh lớp 4 rất cần thiết để các em yêu thích và muốn tìm hiểu về lịch sử nước nhà. Chính vì vậy việc tìm ra những biện pháp thiết thực và hữu hiệu để tăng cường tính tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức của môn học là việc làm cần thiết. Trong những năm học gần đây, do bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến cho việc dạy và học gặp nhiều trở ngại nhất là trong năm học 2021 - 2022, học sinh phải tham gia học trực tuyến ngay từ đầu năm học. Đó cũng là khó khăn đòi hỏi giáo viên cần vận dụng tốt những biện pháp dạy học sao cho hiệu quả, đặc biệt với phân môn Lịch sử - phân môn nhiều học sinh chưa thực sự hứng thú. Do đó, trong năm học này, tôi đã mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 hứng thú học phân môn Lịch sử”. Kinh nghiệm được áp dụng và bước đầu đem lại hiệu quả tốt về nhận thức, phát triển năng lực và gây hứng thú với học sinh trong các tiết học Lịch sử. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 1.1. Mục đích dạy học lịch sử trong trường Tiểu học Phân môn Lịch sử được đưa vào dạy ở Tiểu học không những cung cấp kiến thức, kĩ năng cho học sinh mà còn có một ý nghĩa hết sức quan trọng đó là trang bị cho các em tinh thần dân tộc, tôn trọng giá trị lịch sử dân tộc Việt Nam. Từng chặng đường, từng giai đoạn lịch sử đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc. Mỗi thế hệ, mỗi con người khi đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy của học sinh, bản thân tôi đã tìm ra những nguyên nhân dẫn đến giáo viên và học sinh có những tồn tại vướng mắc là do: *) Với học sinh: (1) Do các em ghi nhớ bài một cách máy móc và chung chung dẫn dến nhầm lẫn cả tên các vị tướng chỉ huy các cuộc khởi nghĩa, thậm chí là tên giặc ngoại xâm cũng nhầm lẫn giữa nhà Thanh, nhà Minh, nhà Tông,... (2) Do học sinh chưa nắm chắc các môc thời gian, chưa xâu chuỗi được các sự kiện lịch sử dẫn đến sắp xếp các sự kiện lịch sử không theo một trình tự thời gian sự kiện đó diễn ra trước hay sau. (3) Do không hiểu bản chất, nguyên nhân dẫn đến các sự kiện, các cuộc khởi nghĩa chông giặc ngoại xâm. (4) Do khả năng tự học, tự tìm hiểu của các em còn hạn chế nên khi gặp các câu hỏi dạng tổng quát, so sánh thường các em hay lúng túng và đôi khi là làm bài cho xong chứ không biết mình đúng hay sai. (5) Do nội dung học chủ yếu là lí thuyết, kênh chữ nhiều. Mặt khác các dạng bài lại có phần khô cứng, đơn điệu so với học sinh, vì thế mà các em học nhiều khi mang tính đôi phó, học cho xong và xong rồi thì quên ngay. (6) Do các em chưa thực sự hứng thú với môn học. *) Với giáo viên: Một sô giáo viên thiếu kiến thức lịch sử, trường hợp nhầm lẫn kiến thức lịch sử vẫn xảy ra trong dạy học. Dẫn đến tình trạng giáo viên cắt xén chương trình hoặc bỏ qua những phần khó, bài khó mà mình chưa nắm vững kiến thức, dẫn đến khi tiến hành bài dạy giáo viên thường lúng túng trong việc vận dụng phương pháp dạy học, truyền tải đến học sinh và kết quả là tiến trình bài dạy không gắn kết, liền mạch, không hấp dẫn. Giáo viên ít sử dụng phương tiện trực quan để phát huy tính tích cực của học sinh vì thế giờ học lịch sử diễn ra rất nặng nề, thụ động. Tình trạng học sinh không nhớ sự kiện, nhầm lẫn kiến thức, không hiểu lịch sử là hiện tượng phổ biến và còn có biểu hiện các em không thích học phân môn Lịch sử. vẫn còn nhiều tiết chỉ lặp đi lặp lại phương pháp hỏi đáp, thuyết trình mà chưa có sự đầu tư, sáng tạo vào các hoạt động tiết dạy. Giáo viên đã tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm nhưng không hiệu quả, học sinh chưa tích cực tham gia dẫn đến chất lượng, hiệu quả giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4 chưa cao, tiết học nhàm chán. Giáo viên dạy lịch sử chưa phát huy được thế mạnh của bộ môn, chưa tái hiện được không khí của lịch sử trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình trạng thụ động, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí học tập mệt mỏi, làm cho giờ học trở nên khô khan, nặng nề. Trong hai năm học gần đây, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid, việc dạy học trực tuyến đòi hỏi ứng dụng công nghệ thông tin nhiều, một boojphaanj giáo viên chưa có kĩ năng công nghệ tôt cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy học đặc biệt với phân môn Lịch sử vôn đã khó tiếp cận với học sinh. Từ những thực trạng nêu trên, bằng kinh nghiệm đứng lớp, bản thân tôi mạnh dạn suy nghĩ, tìm tòi và đúc kết kinh nghiệm để đưa ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 hứng thú học phân môn Lịch sử và môn học thực sự trở thành môn học yêu thích 3.1.2. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan: Việc tiếp thu kiến thức lịch sử là không thể trực tiếp quan sát sự kiện, nhân vật trong quá khứ cho nên việc sử dụng đồ dùng trực quan để tạo biểu tượng lịch sử là rất quan trọng. Biểu tượng lịch sử là khôi phục hình ảnh hiện thực trong quá khứ như nó đang tồn tại kết hợp với lời giảng của giáo viên đem lại. Người giáo viên phải cung cấp tài liệu, sự kiện lịch sử vừa sức tiếp thu của học sinh có hình ảnh cụ thể, sinh động. Hiện nay các nhà trường đã được trang bị cơ sở vật chất hiện đại: sử dụng giáo án điện tử, máy chiếu.... rất thuận tiện khi quan sát hình ảnh, phim tư liệu. Trong bối cảnh học tập trực tuyến thì việc sử dụng đồ dùng trực quan cần phong phú và đa dạng hơn ở cả các khâu chuẩn bị bài và xây dựng các hoạt động dạy học trong tiết học. Ví dụ: Bài 5 “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo” - Để học sinh hiểu rõ hơn về nhân vật, tôi xây dựng và cho các em xem một đoạn phim tư liệu về Ngô Quyền từ thời thơ ấu và nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán năm 938. - Tiếp đến là quan sát hình ảnh minh họa cho công việc chuẩn bị và diễn biến trận đánh trên sông Bạch Đằng giúp học sinh hình dung và thấy rõ hơn về kế sách của Ngô Quyền. Sự kì công khi chuẩn bị cho trận đánh, cách tính toán hiện tượng thiên nhiên mang lại hiệu quả, chiến thắng như thế nào. Qua đó, học sinh có thể thấy rất rõ toàn cảnh chiến thắng trên sông bạch Đằng, ghi nhớ tốt hơn. trình tập trung cao vào việc tiếp nhận kiến thức. Bên cạnh đó, trò chơi học tập còn tạo cho các em khả năng quan sát tốt, khả năng thuyết trình, tinh thần đoàn kết, giao lưu trong tổ lớp tạo tính chủ động, tự tin, mạnh dạn cho các em. Mặt khác trò chơi học tập là con đường thuận lợi để học sinh khắc sâu kiến thức khi học. Đặc biệt khi học sinh tham gia học trực tuyến nếu chỉ ngồi nghe và quan sát cả tiết học qua màn hình dễ gây nhàm chán nên việc các em học sinh có thể tương tác trực tiếp qua các trò chơi khiến các em rất hứng thú với tiết học. Một số trò chơi tôi thường áp dụng khi dạy Lịch sử: 3.2.1. Trò chơi ô chữ Sau phần ôn tập, hệ thống hoá có thể cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ” để cũng cố kiến thức. Trò chơi này cũng có thể áp dụng hoạt động Khởi động khiến học sinh hào hứng hơn. Giáo viên thiết kế các ô chữ hàng ngang và hàng dọc. Từ đó đặt câu hỏi để học sinh giải đáp. Mỗi ô chữ là một sự kiện lịch sử trong bài hoặc trong các bài đã học ô chữ hàng dọc là bài hoặc Lịch sử cần nhấn mạnh. Cũng có thể mỗi ô chữ hàng ngang có một chữ cái chìa khóa. Sau đó yêu cầu học sinh đoán những chữ cái bí ẩn có nội dung gì. Ví dụ: Bài Nước Văn Lang: 3.2.2. Trò chơi: Giải mật mã lịch sử Giáo viên cho các dữ kiện lịch sử, yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của em về các dữ kiện đó. Sau đó đoán xem những sự kiện đó nói về sự kiện lịch sử hay nhân vật lịch sử nào? Ví dụ: Khi dạy bài “Chiến thắng Chi Lăng” với mật mã là vị tướng tài giỏi, tôi đưa ra một số dữ kiện như: Nếu học sinh tìm ngay được mật mã ngay từ những dữ kiện đầu tiên thì tôi yêu cầu học sinh nêu các dữ kiện lịch sử liên quan đến mật mã đã tìm được. Nếu học sinh chưa tìm được, tôi đưa ra các dữ kiện tiếp theo và yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của mình về những dữ kiện trên. Với hình thức trò chơi giải mật mã lịch sử này sẽ giúp học sinh nhớ lại các kiến Ví dụ: Bằng trò chơi ghi nhớ lịch sử này, không những giúp học sinh có điều kiện ghi nhớ, khắc sâu các mốc, các sự kiện và các nhân vật lịch sử. Mà nó còn góp phần giúp học sinh phát huy được sự nhanh trí tích cực của mình, tạo cho không khí tiết học trở nên sinh động và sôi nổi. Nhưng điều quan trọng nhất là nó sẽ tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái, hứng thú khi đón nhận các tiết học lịch sử. 3.2.5. Trò chơi: Sưu tầm và thuyết minh những hình ảnh lịch sử - Tôi chia lớp thành nhiều nhóm, yêu cầu mỗi nhóm sưu tầm các tranh ảnh lịch sử và có lời thuyết minh cho các tranh ảnh đó, cử đại diện của các nhóm lần lượt lên giới thiệu và thuyết minh về bức tranh, ảnh lịch sử mà nhóm mình đã sưu tầm được. Sau đó, giáo viên có thể nhận xét và bổ sung thêm. - Với hình thức dạy học trực tuyến, các nhóm học sinh có thể xây dựng chuỗi hình ảnh diễn ra trong một sự kiện lịch sử để mình họa cho bài thuyết trình của mình được đặc sắc, sinh động hơn. Ví dụ: Một số hình ảnh học sinh sưu tầm và thuyết trình về các sự kiện, nhân vật lịch sử: 3.3. Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy Hiện nay, việc sử dụng giáo án điện tử, cùng với các phương tiện hiện đại như máy chiếu đa vật thể, projector rất phổ biến, góp phần quan trọng tạo nên thành công rất lớn của tiết học. Đặc biệt trong thời kì dịch bệnh vừa qua, học sinh tham gia học trực tuyến thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy là rất cần thiết. Bản thân tôi luôn tìm hiểu các phần mềm, các ứng dụng phù hợp để có thể mang lại hiệu quả cao nhất trong các tiết dạy nói chung và trong tiết dạy Lịch sử nói riêng. Trong bài giảng, những phim tư liệu, lời nói ghi âm, tranh ảnh sưu tầm, minh họa tôi lồng ghép vào giáo án điện tử giúp học sinh hào hứng với tiết học. Các em được nghe, được nhìn, được xem lại những thước phim tư liệu quý giá mà giáo viên không thể diễn đạt hết bằng lời điều này gây hứng thú học tập ở các em. Việc dạy học Lịch sử chỉ với những phương tiện truyền thống như bảng đen, lời nói của giáo viên và những phương tiện dạy học mang tính tĩnh như bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, chắc chắn hiệu quả sẽ không như mong muốn, mức độ ghi nhớ của học sinh sẽ thấp và chóng quên. Trong khi đó nếu được xem phim tư liệu, bản đồ, sơ đồ động, tranh ảnh, màu sắc sinh động kết hợp với lời nói của giáo viên, thì khả năng ghi nhớ của các em sẽ tăng lên. Không những thế nếu làm được điều này, sẽ tạo ra được một bầu không khí học tập sinh động, khơi gợi hứng thú học tập cho các em đồng thời khắc sâu những kiến thức mà các em tiếp thu được. Chính việc kết hợp cùng một lúc hai hay nhiều phương tiện sẽ giúp cho học sinh tiếp thu thông tin nhanh, chính xác và lâu hơn. Ví dụ: Bài “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai” Tôi tạo ra Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt khiến học sinh vô cùng thích thú. Sau đó, tôi thiết kế giáo án điện tử ứng dụng công nghệ thông tin ở một số hoạt động như sau:
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_hung_thu_hoc_phan.docx