SKKN Một số biện pháp chỉ đạo việc thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học Lịch sử Lớp 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

doc 34 trang lop4 02/01/2024 1983
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo việc thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học Lịch sử Lớp 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo việc thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học Lịch sử Lớp 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo việc thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học Lịch sử Lớp 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
 I. PHẦN MỞ ĐẦU:
 1. Lý do chọn đề tài.
 Đổi mới giáo dục đã được Đảng và nhà nước khẳng định là vai trò quan trọng 
cấp thiết trong hệ thống “Đổi mới sự nghiệp giáo dục”, là nền tảng, là động lực 
thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước để Việt Nam từng bước vững 
vàng khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
 Như vậy, để thực hiện quá trình đổi mới giáo dục không chỉ đối mới về nội 
dung chương trình sách giáo khoa mà còn phải đối mới về cả phương pháp dạy- 
học. Đây là hai vấn đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện 
mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới. Qua phân môn Lịch sử các em được hiểu 
sâu hiểu kĩ về quá trình và từng thời kì xây dựng đấu tranh và gìn giữ đất nước. Có 
thể nói rằng học lịch sử có tác dụng rất lớn khi học các môn khác hay nói cách 
khác học lịch sử là điểm tựa, là nền tảng cho các môn học khác như Địa Lí, Tiếng 
Việt .... 
 Như chúng ta đã biết kiến thức Lịch sử ở Tiểu học: Cung cấp cho HS một số 
kiến thức cơ bản, thiết thực về: Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu 
ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nay; 
hoc sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống và góp phần bồi 
dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen: Ham học hỏi, ham hiểu biết 
thế giới xung quanh; yêu thiên nhiên, con người, đất nước; Có ý thức bảo vệ thiên 
nhiên và các di sản văn hoá.
 Dạy Lịch sử là bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng quan sát sự 
 vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác 
 nhau; phân tích, so sánh, đánh giá, hệ thống kiến thức về các sự kiện lịch sử, nhân 
 vật lịch sử, mốc thời gian. Phân môn Lịch sử góp phần hình thành, bồi dưỡng ở 
 học sinh thái độ và thói quen: ham học hỏi, thích tìm hiểu về cội nguồn dân tộc, 
 giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho người học.
 1 chức các trò chơi trong dạy học Lịch sử lớp 4 nhằm phát huy tính tích cực của 
học sinh".
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 a. Mục tiêu của đề tài 
 Mục tiêu mà đề tài này hướng tới chính là tập trung đi sâu tìm hiểu, nghiên 
 cứu đưa ra một số biện pháp để chỉ đạo việc thiết kế và tổ chức trò chơi khi dạy 
 lịch sử ở Tiểu học theo hướng đổi mới phát huy tính tích cực chủ động của học 
 sinh, vận dụng tính ưu việt của mô hình VNEN, giúp giáo viên có một số biện 
 pháp để dạy tốt hơn phân môn Lịch sử. 
 Khơi dậy khả năng tư duy sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh. Trang bị, 
 cung cấp cho học sinh những biện pháp, kĩ năng để học tốt phân môn Lịch sử, để 
 các em hiểu và yêu thích phân môn này. 
 Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Lịch sử lớp 4.
 b. Nhiệm vụ của đề tài
 Tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu (phương pháp trò chơi 
trong dạy học) của giáo viên ở trường tiểu học. 
 Thiết kế các loại trò chơi trong dạy học phân môn Lịch sử và cách thức 
sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong dạy học phân môn Lịch sử. 
 Nghiên cứu những biện pháp giúp giáo viên có định hướng đúng đắn trong 
việc thiết kế, lựa chọn trò chơi học tập, tạo tiết học sinh động, nhẹ nhàng, đạt hiệu 
quả cao trong dạy học Lịch sử khi thực trạng ở trường tổ chức tiết học còn nặng 
nề, mang tính truyền thống.
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 Một số biện pháp chỉ đạo việc thiết kế và tổ chức các trò chơi khi dạy lịch sử 
lớp 4 ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong,
 4. Giới hạn của đề tài.
 3 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận 
 Đai- ri nhà giáo dục Liên-xô cũ đã từng nói: “ Dạy Lịch sử cũng như dạy bất 
cứ thứ gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải bắt buộc 
các trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại”. Như vậy mục đích của dạy học 
lịch sử là người giáo viên không chỉ giúp học sinh hình dung, ghi nhớ các sự kiện, 
hiện tượng lịch sử mà việc dạy học lịch sử là tái tạo lại “hiện thực quá khứ lịch sử 
“ đó cho người học thông qua những chứng cứ vật chất, dấu vết lịch sử để lại. 
 Nghiên cứu và sử dụng trò chơi học tập vào mục đích giáo dục và phát triển 
một số năng lực, phẩm chất trí tuệ cho HS, mà tiêu biểu là các nhà sư phạm nổi 
tiếng như T.M. Babunova, A.K. Bodarenco, .. Với khuynh hướng này, trò chơi 
học tập được xem như là một phương pháp dạy học hiệu quả, góp phần quan trọng 
vào việc nâng cao tính tích cực, độc lập trong quá trình nhận thức của HS. Mục 
đích cuối cùng là giúp người học có thể hình dung được về con người và hoạt động 
của con người trong bối cảnh thời gian, không gian lịch sử nhất định. Vậy để thực 
hiện mục đích đó, ngoài việc cung cấp kiến thức cho các em trên lớp, giáo viên nên 
hướng dẫn để các em tự tìm ra kiến thức, mở rộng hiểu biết của mình bằng nhiều 
cách khác nhau và tự các em chuyển tải những thông tin đó đến bạn bè. Khi đó, các 
em sẽ càng say mê tìm tòi, nghiên cứu, dần dần hình thành ở các em tình yêu môn 
học. 
 Về mặt giáo dưỡng, lịch sử là một môn học mang tính giáo dục chính trị sâu 
sắc. Về giáo dục, cung cấp cho học sinh những hiểu biết về những thời kì lịch sử 
hào hùng của dân tộc và nhìn thấy được toàn cảnh lịch sử thế giới trong quá khứ. 
“Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, vì thế việc giảng dạy lịch sử như thế nào để 
cho học sinh chúng ta “phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” 
là nhiệm vụ rất to lớn nhưng đầy vẻ vang của người thầy giáo. Nhưng trong thực 
tế, một bộ phận giáo viên và cả học sinh vẫn còn những nhận thức chưa đúng về 
phân môn Lịch sử, không dành sự quan tâm đến môn học này dẫn đến chất lượng 
 5 và tự nghiên cứu sách giáo khoa. Ngoài ra các em còn tự tìm hiểu thông tin bài học 
trước qua nhiều kênh thông tin. Do đó các tiết học lịch sử trở thành những tiết học 
lý thú của cả cô và trò, các em nhớ các sự kiện lịch sử để tham gia tốt vào các hoạt 
động ngoài giờ lên lớp như: “Rung chuông vàng”, chủ điểm “Uống nước nhớ 
nguồn”, 
 ** Hạn chế 
 Tuy nhiên do kiến thức của Lịch sử lớp 4 quá xa so với thời đại của các em 
 hiện nay nên cả giáo viên và học sinh cảm thấy khó hiểu, đồ dùng dạy học ít, khó 
 sưu tầm về tranh ảnh; giờ học trở nên khô khan, nhàm chán với những sự kiện tẻ 
 nhạt, những con số vô hồn, ít đọng lại trong tâm trí non nớt của trẻ thơ.
 Thiết bị dạy học phục vụ cho phân môn Lịch sử đã được các cấp và nhà 
 trường đầu tư, trang bị nhưng cũng không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy học 
 Lịch sử. Các tranh, ảnh, mô hình, sa bàn, tư liệu lịch sử  còn ít.
 Một vài giáo viên chưa đầu tư cho việc nghiên cứu, chuẩn bị bài trước khi 
 lên lớp, chưa có phương pháp dạy hiệu quả để lôi cuốn người học; có đưa trò chơi 
 vào dạy học các bài Lịch sử nhưng chưa nhiều, ít đầu tư suy nghĩ nên dẫn đến tiết 
 học không có sự đổi mới, khởi sắc, đơn điệu trong hình thức tổ chức.
 Một số giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. 
Khi tổ chức trò chơi giáo viên chưa hiểu hết mục đích của trò chơi ấy mang lại ý 
nghĩa gì? Vận dụng kiến thức gì cho môn học. Khi tổ chức các trò chơi thì giáo 
viên giao việc cho học sinh chưa rõ ràng, cụ thể. Thời gian quy định cho mỗi hoạt 
động chơi chưa rõ ràng.
 Học sinh thiếu mạnh dạn, tự tin khi tham gia các trò chơi truyền thống khô 
khan, nhàn chán dẫn đến thái độ chán học Lịch sử.
 Chính vì những nguyên nhân đó bản thân tôi cần nhận thấy phải có những 
phương pháp dạy học phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy phân môn Lịch sử 4 
theo cách dạy học mà chơi, chơi mà học.
 ** Nguyên nhân
 7 Một số học sinh bị hổng kiến thức nên trong khi chơi không tự tin tham gia hết 
mình. Nhiều học sinh còn lơ đãng trong quá trình học làm hiệu quả trò chơi hoặc 
kết quả đạt được chưa cao.
 - Qua điều tra khảo sát thực tế 5 lớp của khối Bốn trước khi thực hiện đề tài 
như sau: 
 Sự yêu thích học phân môn Lịch sử của học sinh như sau
 Lớp 4A Lớp 4 B Lớp 4C Lớp 4 D Lớp 4 E Tổng
Mức độ yêu thích
 26 25 18 18 23 110
Say mê hứng thú 5 5 4 3 4 21
Thích học 17 17 11 12 13 70
Không hứng thú 4 3 3 3 6 19
 Kết quả cuối năm học 2015- 2016 môn Lịch sử và Địa lí của toàn khối như 
sau:
 Lớp 4A Lớp 4 B Lớp 4C Lớp 4 D Lớp 4 E Tổng
 26 25 18 18 23 110
Hoàn thành tốt 5 5 4 3 4 21
Hoàn thành 19 19 14 15 18 85
Chưa hoàn thành 2 1 0 0 1 4
 Trăn trở trước những thực trạng nêu trên, tôi nhận thấy dạy học bằng trò 
chơi sẽ tạo nên hứng thú và rèn luyện được khả năng phát triển tư duy rất tốt cho 
học sinh, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập. Để khắc phục thực trạng nên 
trên và nâng cao chất lượng dạy học, giáo viên cần sử dụng hợp lý các phương 
pháp dạy học khác nhau. Trong đó “ cần sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các trò 
chơi” trong dạy học Lịch sử là cần thiết. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm 
tâm sinh lý của học sinh Tiểu học, với định hướng đổi mới phương pháp dạy học 
hiện nay ở bậc Tiểu học theo phương châm “Nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và hiệu 
quả hơn”. Việc “sử dụng có hiệu quả các trò chơi” sẽ có tác dụng phát huy tính 
tích cực, tạo hứng thú học tập, giáo dục kĩ năng giao tiếp, tự tin cho học sinh. Qua 
đó học sinh tiếp thu kiến thức bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên làm cho giờ 
học sinh động hơn, tự nhiên hơn. Điều đó giúp các em biết và hiểu môn học sâu 
 9 tư liệu có liên quan trong thời điểm hiện tại một cách cập nhật là điều hết sức cần 
thiết và quan trọng đối với phân môn Lịch sử. 
 Phụ trách chuyên môn nhà trường tạo điều kiện để các tổ chuyên môn sinh 
hoạt, giáo viên hệ thống hóa kiến thức môn mình giảng dạy, tránh dạy lớp nào biết 
lớp đó. Kiến thức Lịch sử được trình bày trong SGK và SGV hướng dẫn rất đơn 
giản, ngắn gọn, nó như cái cốt, cái lõi để dựa vào đó giáo viên biết cách khai thác, 
hướng dẫn giúp học sinh tìm đúng nội dung, hiểu chính xác kiến thức được truyền 
tải. Chính vì vậy ngoài việc nắm vững kiến thức Lịch sử trong sách giáo khoa Tiểu 
học giáo viên cần phải chú trọng việc bồi dưỡng kiến thức, tư liệu, cập nhật kip 
thời thông tin qua nhiều nguồn khác nhau, khai thác có hiệu quả tài nguyên mạng, 
trong các cuốn sử liệu...để truyền thụ đến học sinh một cách chính xác. 
 Ví dụ: Một số yếu tố cơ bản trong chương trình phân môn Lịch sử lớp 4
Giai đoạn Thời Triều đại trị vì Nội dung cơ bản của lịch sử.
 lịch sử gian
 Tên nước- kinh đô Nhân vật lịch sử tiêu biểu
Buổi Khoảng Các Vua Hùng, Hình thành đất nước với phong tục, tập 
đầu 700 nước Văn Lang, quán riêng.
dựng năm đóng đô Phong Đạt được nhiều thành tựu như: đúc 
nước và TCN Châu- Phú Thọ. đồng( trống đồng), xây thành Cổ Loa.
giữ đến An Dương Vương, 
nước năm nước Âu Lạc, đóng 
 179 đô ở Cổ Loa.
 TCN
Hơn Từ năm Các triều đại Trung Hơn 100 năm nhân dân ta anh dũng 
1000 179 Quốc thay nhau đấu tranh.
năm đấu TCN thống trị nước ta Có nhiều nhân vật và cuộc khởi nghĩa 
tranh đến tiêu biểu như: Hai Bà Trưng, Bà 
giành năm Triệu...
lại độc 
 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_viec_thiet_ke_va_to_chuc_cac_t.doc