SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả trong môn Tiếng Việt
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả trong môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả trong môn Tiếng Việt
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là môn học hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp, góp phần rèn luyện thao tác tư duy, tạo điều kiện và cơ sở cho học sinh học tốt các môn học khác. Đặc biệt, môn Tiếng Việt lại có nhiều phân môn khác nhau. Mỗi phân môn chứa những nội dung, kiến thức nhất định, chúng bổ trợ cho nhau; song phân môn Tập làm văn là một trong những phân môn quan trọng nhất và khó nhất đối với học sinh Tiểu học. Nó trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng sản sinh ngôn ngữ nói và viết, góp phần cùng với các môn học khác mở rộng vốn từ, rèn luyện khả năng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mĩ nhằm hình thành nhân cách con người. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi nhận thấy rất ít học sinh giỏi phân môn Tập làm văn. Tại sao học sinh giỏi Tập làm văn ít ỏi, trong khi Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các em lúc chưa tròn một tuổi đã biết nói, năm sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết tiếng Việt ? Chúng ta đã tự hào tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc. Nhưng một thực tế làm buồn lòng những thầy cô giáo chúng tôi vì học sinh giỏi phân môn Tập làm văn còn quá khiêm tốn. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học Tập làm văn nhất là văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Qua thực tế tôi nhận thấy học sinh không biết làm một bài văn hoàn chỉnh, không biết dùng từ đặt câu, trong quá trình làm bài văn không biết dùng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa và cả biện pháp liên tưởng vào làm các bài văn miêu tả. Trong cách làm bài của học sinh không sử dụng câu mở đoạn cho một đoạn. Các câu trong đoạn văn hay cả bài văn không có sự liên kết chặt chẽ, không theo một trình tự nhất định. Chính vì vậy, bài văn của học sinh thường chưa đạt yêu cầu. Mặt khác học sinh chưa thích thú khi viết văn. Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả trong môn Tiếng Việt. 1 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong các thể loại Tập làm văn. Ở lớp 4 văn miêu tả có 30 tiết, chiếm khoảng 50% thời lượng toàn bộ chương trình tập làm văn. Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau căn cứ vào đối tượng miêu tả. Các kiểu bài miêu tả ở lớp 4 bao gồm: Tả đồ vật, tả cây cối và tả con vật. Tập làm văn là một trong những phân môn khó, mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Nó có vai trò và vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao dần kĩ năng sử dụng tiếng Việt, mà học sinh đã được hình thành và xây dựng ở các phân môn khác. Học tốt được phân môn Tập làm văn là giúp cho các em học tốt các môn học khác. Vậy dạy phân môn Tập làm văn là dạy các kiến thức và kĩ năng giúp cho học sinh tạo lập và sản sinh ngôn bản, đồng thời giáo dục cho các em tình cảm trong sáng, rèn luyện khả năng giao tiếp góp phần giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt. Mục đích của việc dạy văn miêu tả ở Tiểu học là giúp cho các em học sinh có thói quen quan sát, phát hiện những điều mới, thú vị về thế giới xung quanh, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ, cuộc sống, biết rung động trước đối tượng được miêu tả. Rồi từ đó các em có cơ sở để tái hiện lại bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh vào bài văn miêu tả. Nếu bài tập làm văn thiếu sáng tạo, thiếu cảm xúc, không dùng từ ngữ giàu hình ảnh thì trở nên bài văn khô khan, nghèo ý. Vậy để làm được bài văn miêu tả hay, không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động của đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, tình cảm của mình đối với đối tượng miêu tả. Do đó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức sâu rộng và chính xác của phân môn này, nắm vững mục tiêu chung của từng bài, có những hiểu biết cơ bản về nội dung bài học, có trí óc tưởng tượng thật phong phú, biết cách dùng từ viết câu phù hợp, viết bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc...Là một giáo viên giảng dạy lớp 4, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm mọi biện pháp để tạo điều kiện giúp đỡ các em học tốt phân môn này. Dạy Tập làm văn lớp 4 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của 3 * Về phía học sinh - Học sinh chưa thực sự thấy yêu thích môn học. - Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài. - Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả. - Không biết tưởng tượng bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát. - Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó. - Phân môn Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người giáo viên chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý tiếng Việt, ham thích học tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thông viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ. * Về phía giáo viên - Giáo viên chưa phân loại từng đối tượng học sinh để đề ra kế hoạch dạy học phù hợp. - Giáo viên chưa khơi gợi sự ham thích học phân môn Tập làm văn, chưa phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh, chưa bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt. Đặc biệt sau mỗi bài văn, giáo viên chưa hướng dẫn học sinh nhận thấy được hình ảnh hay, câu văn hay cần học và những chỗ sai cần khắc phục. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp a) Mục tiêu của biện pháp - Cung cấp, hướng dẫn cho học sinh biết quan sát, lập dàn ý cho bài văn, viết được bài văn theo dàn ý đã lập có đủ 3 phần, lời văn trôi chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc; biết nói, viết câu có dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa; biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt, cách trình bày. 5 Ví dụ: Nhà em có nuôi một con mèo lông nó màu trắng. Hai con mắt tròn, nó có bốn chân và cái đuôi. Nó có răng sắc nhọn. Em thích con mèo này. (bài viết của em Ngô Viết Thoại- Lớp 4) Tôi đã hướng dẫn để giúp học sinh viết lại đảm bảo bố cục. Trước tiên, tôi cho học sinh nhắc lại cấu tạo bài văn miêu tả con vật gồm mấy phần? (ba phần) và hệ thống cho học sinh từng phần viết như thế nào? (trình bày thành các đoạn) Chẳng hạn: Mở bài: Giới thiệu con vật ở đâu? Ai nuôi? (Nhà em nuôi được một chú mèo trông rất đáng yêu). Thân bài: Tả ngoại hình: Bộ lông thế nào?(Bộ lông màu xám tro, rất mượt), Hai mắt ra sao? (Hai mắt sáng và tinh), Tai như thế nào? (Tai vểnh lên để nghe ngóng. Mỗi khi có tiếng động nhẹ là chú phát hiện ngay), Bốn chân như thế nào? (Bốn chân thon thon và rất nhanh nhẹn, đi lại nhẹ nhàng)...... Tả hoạt động: Bắt chuột thế nào? (Sau mỗi bữa ăn là chú ngồi ngay bao thóc để rình, hễ chú chuột nào đến là mèo nhảy ra vồ ngay) Kết bài: Cảm nghĩ của em về con vật ? (Em rất thích chú mèo này. Nhờ có chú mà nhà em đã hết chuột phá hoại). * Hướng dẫn tìm hiểu cấu tạo của bài văn miêu tả Theo phân phối chương trình sách giáo khoa lớp 4 các tiết hướng dẫn viết văn miêu tả bao gồm: + Tìm hiểu cấu tạo bài văn miêu tả + Luyện tập cách quan sát + Luyện tập miêu tả + Tìm hiểu đoạn văn trong bài văn miêu tả + Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả + Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả + Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả + Thực hành viết bài văn miêu tả Trong chương trình lớp 4, học sinh được làm quen với ba cấu tạo bao gồm: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật; miêu tả cây cối; miêu tả con vật. Tôi sẽ giúp học sinh nhận ra được điểm chung phần cấu tạo của ba bài văn trên. Bên 7 quan khác nữa để quan sát con vật như tay thì sờ vào bộ lông cảm thấy thế nào? Tai để nghe tiếng gáy ra sao?... Đối với việc quan sát, học sinh được học cụ thể một tiết “Luyện tập quan sát” giáo viên tổ chức tiết học này thật kĩ và kèm theo hệ thống câu hỏi định hướng để học sinh biết cách quan sát phát hiện những đặc điểm riêng, phân biệt đối tượng miêu tả này với đối tượng khác và quan sát thật hiệu quả. Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát theo nhiều hình thức: tranh ảnh, vật thật như quan sát đồ chơi (vật thật) quan sát con vật (tranh ảnh hoặc quan sát con vật trước ở nhà). * Hướng dẫn tìm ý và lập dàn ý cho bài văn cụ thể Sau khi các em đã quan sát kĩ đối tượng miêu tả, tôi tiếp tục hướng dẫn các em cách tìm ý và lập dàn ý cho bài văn. Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc tự lập dàn ý cho bài văn, khi dạy học các bài Cấu tạo của bài văn miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối và tả loài vật), tôi chủ động giúp các em dựa vào nội dung phần Ghi nhớ trong sách giáo khoa, cùng xây dựng một dàn bài chung cho loại bài văn miêu tả đang học. Dàn bài chung này tôi sẽ ghi cố định ở một bảng phụ để làm cơ sở cho học sinh xây dựng dàn ý riêng cho mỗi bài văn miêu tả sau này. Dàn bài này cũng được sử dụng chung cho cả lớp trong các tiết tập làm văn có yêu cầu viết một đoạn văn hay hoàn chỉnh một bài văn. Trước tiên, tôi đã định hướng cho học đọc kĩ đề, xác định thể loại, kiểu bài, xác định nội dung tả gì? Và thể hiện tư tưởng tình cảm gì vào bài? Đối với bài văn miêu tả, quan sát đối tượng được miêu tả là cơ sở để học sinh tìm ý. Sau khi học sinh đã quan sát và có những ghi chép chi tiết về đối tượng miêu tả, tôi hướng dẫn học sinh tìm ý cho bài văn của mình dựa vào hình ảnh đã quan sát và lựa chọn hình ảnh để lập dàn ý cho bài văn. Một bài văn hoàn chỉnh là bài văn phải có cách sắp xếp chặt chẽ. Mặc dù mở bài, thân bài, kết bài là ba phần riêng song chúng phải có sự thống nhất về ý. * Mở bài: Giới thiệu đối tượng định miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật). Ta có thể dùng cách mở bài trực tiếp (giới thiệu ngay đối tượng) hoặc mở bài gián tiếp (nói chuyện khác - liên tưởng - giới thiệu đối tượng). Ví dụ: Tả cái bàn học Chiếc bàn học này là người bạn ở trường thân thiết với tôi gần hai năm nay. (Mở bài trực tiếp - Bài làm của em Nguyễn Minh Thư) 9 Tiếng trống là nhịp đập thời gian của trường em. Tiếng trống là hiệu lệnh hoạt động cho tất cả thầy trò trong trường. Theo nhịp trống, chúng em xếp hàng. Theo nhịp trống, chúng em vào lớp,...Mai đây, em sẽ lớn lên, có thể đi đến bất cứ nơi nào, song tiếng trống trường sẽ mãi mãi đọng lại trong tâm trí em cùng với những kí ức đẹp đẽ của tuổi học trò. (Kết bài mở rộng) Ví dụ: Tả đồ chơi em thích Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề và hướng dẫn một số câu hỏi: Đề bài yêu cầu gì ? Em chọn đồ chơi nào để tả ? đồ chơi ấy có đặc điểm gì ? Từ đó học sinh bám vào yêu cầu đề, huy động vốn từ và dựa vào kết quả quan sát được, lựa chọn những nét nổi bật của đối tượng để miêu tả rõ ràng và đầy đủ. Dàn ý: * Mở bài: Gấu bông là con vật em yêu thích. * Thân bài: - Hình dáng không to lắm, gấu luôn ngồi, dáng người tròn, hai tay trước bụng. - Bộ lông: màu trắng pha hồng rất xinh xắn - Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật rất nghịch và thông minh - Mũi: màu đen nhỏ, trông như chiếc cúc áo - Trên cổ: thắt một cái nơ đỏ trông thật đáng yêu - Hai tai: cụp xuống trông rất ngộ nghĩnh. * Kết bài: Em rất yêu thích gấu bông và em giữ gìn nó cẩn thận. * Mở rộng vốn từ ngữ và lựa chọn từ ngữ miêu tả Để giúp học sinh viết văn miêu tả tốt, đòi hỏi phải trang bị cho các em có vốn từ phong phú, hiểu nghĩa của từ, nhận biết từ phổ thông, từ địa phương, từ cùng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ nhiều màu sắc biểu cảmĐể đáp ứng được nhu cầu như vậy, tôi đã giúp cho học sinh tích lũy vốn từ và biết lựa chọn từ miêu tả phù hợp. Khi dạy các bài Tập đọc, giúp cho học sinh hiểu nghĩa một số từ có trong bài, học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của bài đó và cảm nhận được cách sử dụng ngôn từ và hình ảnh của mỗi tác giả. Ví dụ: Bài “Đôi giày ba ta màu xanh” tôi chỉ cho học sinh thấy, tác giả sử dụng câu văn miêu tả đôi giày: “Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vài cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu”. Tác giả đã 11
File đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_lam_tot_bai_van_mieu_ta.doc