SKKN Biện pháp phát huy tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch Sử Lớp 4

doc 23 trang lop4 12/11/2023 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp phát huy tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch Sử Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp phát huy tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch Sử Lớp 4

SKKN Biện pháp phát huy tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch Sử Lớp 4
 I.Phần mở đầu:
 1. Lý do chọn đề tài.
 Môn lịch sử ở tiểu học nói chung, môn lịch sử ở lớp 4 nói riêng đều nhằm 
cung cấp cho học sinh thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước 
cho tới nay. Dạy môn lịch sử là bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng 
quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông 
tin khác nhau, biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập, trình bày kết quả bằng lời 
nói, hình vẽ, sơ đồ, Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. 
Góp phần bồi dưỡng ở học sinh những thái độ và thói quen: ham học hỏi, tìm 
hiểu để biết các kiến thức về lịch sử dân tộc Việt Nam, tôn trọng các di tích văn 
hóa và tìm hiểu về lịch sử thế giới. Việc sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) 
giống như đồ nghề của người thợ mộc, chúng đều bình đẳng với nhau. Việc sử 
dụng chúng tùy vào mục đích và khả năng của người dạy học và học, tùy thuộc 
vào hoàn cảnh cụ thể: Đối tượng học sinh, thiết bị dạy học và không khí học tập. 
Trong thực tiễn không một giáo viên có kinh nghiệm nào lại sử dụng đơn điệu 
một phương pháp trong hoạt động dạy học của mình. Nghệ thuật dạy học là 
nghệ thuật phối hợp các PPDH trong một bài dạy của một giáo viên.
 Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi băn khoăn suy nghĩ phải làm gì và thế 
nào để các em có hứng thú học tập nhất là đối với phân môn lịch sử. Chính vì 
vậy tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp thiết thực và hữu hiệu để tăng 
cường tích cực hóa học tập của học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức môn 
này. Hình thành nhân cách cho mỗi học sinh hiểu và yêu thương, kính trọng, tôn 
vinh các anh hùng dân tộc, yếu quý tôn trọng các chiến công hiểm hách hào 
hùng của ông của ông cha ta, các di tích lịch sử lừng danh thế giới, từ đó tăng 
lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần xây dựng và ý thức bảo vệ tổ quốc Việt 
Nam. Đó cũng chính là lí do thúc đẩy tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài:
 “Biện pháp phát huy tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch Sử 
 lớp 4”.
 Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 1 đó. Là cầu nối để đưa các em đến gần hơn với trang lịch sử hào hùng của ông 
cha ta. Nhưng làm được điều đó trước hết người giáo viên phải có kiến thức, am 
hiểu lịch sử dân tộc và bản thân người giáo viên đã yêu mến- tự hào thì mới 
thực sự làm tròn trách nhiệm vẻ vang đó.
 -Trong sự nghiệp giáo dục hiện nay, theo tinh thần đổi mới phương pháp 
dạy học, trong đó người giáo viên luôn giữ vai trò tổ chức chỉ đạo, học sinh tích 
cực chủ động nắm tri thức, tạo cho học sinh sự tham gia hứng thú và trách 
nhiệm. Người giáo viên đảm nhận vai trò xây dựng kế hoạch, hướng dẫn hoạt 
động và hợp tác. Người học được người dạy theo sát giúp đỡ trong quá trình học 
nên tích cực tự giác và thể hiện sự năng động trong hoạt động học tập, kết quả 
cuối cùng là học sinh đã tiếp thu được nguồn tri thức mới. Bằng sự khám phá 
của bản thân với sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên. Tự mình khám phá ra tri 
thức học sinh sẽ cảm nhận được sự hứng thú say mê và yêu mến môn học.
 2.Thực trạng.
 Thuận lợi:
 - Lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc giáo dục học 
 sinh.
 - Hiện nay các nguồn thông tin từ sách báo,truyền hình truyền thanh khá 
 phong phú.
 - Nội dung sách giáo khoa phù hợp với học sinh.
 - Gia đình học sinh phần lớn đã có sự quan tâm đế việc học tập và rèn 
 luyện ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh 
 học sinh có nhiều thuận lợi. Bản thân các em đều có nhận thức, tương đối 
 ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, luôn cô gắng vượt lên học tập.
 Khó khăn:
 - Tập thể lớp 4B với sĩ số là 18 học sinh, trong đó 100% học sinh là con 
 em đồng bào dân tộc, gia đình làm nông nghiệp, một số em hoàn cảnh gia 
 đình còn khó khăn, có em bố mẹ đi làm xa, ở với ông bà, thiếu sự quan tâm 
 thường xuyên của bố mẹ; còn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến 
 việc học và giáo dục con em mình.
 Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 3 - Dạy học môn lịch sử lớp 4 cũng như việc tiếp thu một cách tích cực của 
học sinh khi học môn lịch sử là một nhiệm vụ có vai trò quan trọng trong 
việc giúp các em hoàn thành tốt môn học, nắm được các nội dung bài học 
phân môn, yêu thích môn học. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn lịch 
sử lớp 4.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 *Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng đọc và phân tích 
tư liệu:
 Phân môn lịch sử lớp 4 được chia làm 8 giai đoạn, gồm 33 bài, trong đó 
có 27 bài kiến thức mới, 5 bài ôn tập và 1 bài tổng kết. Ngoài việc dạy học 
theo chương trình môn lịch sử tôi đã lồng ghép những kiến thức đã học vào 
các môn học để từ đó các em ghi nhớ kiến thức cũ và tích hợp nội dung mới 
giúp các em ghi nhớ một cách có hệ thống. Học sinh muốn tiếp thu tri thức 
mới cần có sự hướng dẫn của giáo viên bằng một hệ thống câu hỏi phù hợp. 
Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học nhằm chuyển giao ý đồ sư phạm 
của thầy thành nhiệm vụ học tập của trò. Hướng cho kiến thức lịch sử đến 
với các em bằng nhiều kênh thông tin khác nhau để học sinh am hiểu và nắm 
bắt kiến thức một cách vững chắc hơn chứ không phải là những bài giảng 
nhàm chán thiếu hấp dẫn.
 Phương pháp dạy và học bây giờ là hạn chế tối đa việc học thuộc lòng. Để 
học sinh dễ hiểu, dễ nắm được những sự kiện, thời gian lịch sử, cần rèn cho 
học sinh kĩ năng đọc và phân tích tư liệu.
 Ví dụ: Các kênh chữ nhỏ trong bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm, 
phân tích, giúp các em hiểu những thông tin do kênh chữ nhỏ cung cấp sau 
khi đi vào tìm hiểu những sự kiện qua kênh chữ lớn. Giáo viên dựa vào các 
câu hỏi trong sách giáo khoa ở giữa và cuối bài chuẩn bị hệ thống câu hỏi 
phù hợp, vừa sức giúp các em phát huy khả năng nói.
 Ví dụ ở bài: “ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 
938)”.
 Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 5 được
 Buôn bán nhiều 
 mặt hàng như áo, 
 tơ lụa,
 Có nhiều dân Có hơn 2000 nóc Là nơi buôn bán 
 nước ngoài như nhà của người tấp nập.
Phố Hiến Trung Quốc, Hà nước khác đến ở.
 Lan, Anh, Pháp.
 Là dân địa Phố cảng đẹp và Thương nhân 
 phương và các lớn nhất Đàng ngoại quốc 
Hội An nhà buôn Nhật Trong thường lui tới 
 Bản. buôn bán.
 Tôi tiến hành theo các bước sau: 
 - Bước 1 : Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK hoàn thành bảng thống 
kê 
 ( như trên).
 - Bước 2 : Yêu cầu mỗi nhóm mô tả về một thành thị.
 - Bước 3 : Nhận xét, tuyên dương nhóm mô tả đúng.
Cách học này các em mô tả đúng về thành thị và ghi nhớ kiến thức đã học.
 *Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng quan sát và kể lại, 
trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến qua bản đồ, lược đồ,
 Qua 3 bài đầu của môn Lịch sử - Địa lí đã hướng dẫn cho cho các em kĩ 
năng quan sát, chỉ, mô tả, kể những sự kiện lịch sử trên bản đồ, lươc đồ. Vì 
vậy, một số bài có bản đồ, lược đồ, giáo viên cần sử dụng đúng lúc, đúng 
chỗ, dễ cho học sinh quan sát. Phóng to để hấp dẫn, thu hút sự chú ý, giúp 
các em có ấn tượng sâu sắc và không bị lãng quên khi học xong.
 Giáo viên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức, giúp các em 
phát huy kĩ năng nói, khả năng diễn đạt khi kể hoặc trình bày, diễn biến theo 
bản đồ hoặc lược đồ.
 Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 7 Hình 2: Lược đồ khu vực cuộc kháng chiến chống quân Tống ( năm 981).
 - Bước 3: Gọi một số em trình bày toàn bộ diễn biến cuộc kháng chiến.
 - Bước 4: Nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày đúng.
 Biện pháp này giúp các em hứng thú trong học tập, ghi nhận các mốc thời 
gian, sự kiện lịch sử chính xác và nhớ lâu.
 Hoặc bài: “ Chiến thắng Chi Lăng”.
 Giúp học sinh trình bày tóm tắt được diễn biến trân Chi Lăng, tôi xây 
dựng nội dung như sau: Hãy sắp xếp các câu sau theo thứ tự thích hợp về 
diễn biến trận Chi Lăng. 
 a. Kị binh ta nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử quân kị binh của địch 
vào ải.
 b. Liễu Thăng bị chết, quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta tấn công.
 c. Đạo quân của địch do Liễu Thăng cầm đầu đến cửa ải Chi Lăng.
 d. Khi quân địch vào ải, từ hai bên sườn núi quân ta bắn tên và phóng lao 
vào kẻ thù.
 e. Hàng vạn quân Minh bị chết, số còn lại rút chạy.
 Tôi tiến hành theo các bước sau:
 Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 9 Các bài lịch sử lớp 4 đa số bài nào cũng có kênh hình minh họa giúp học 
sinh hình dung rõ hơn các sự kiện lịch sử của từng giai đoạn lịch sử. Giáo 
viên nắm vững kiến thức lịch sử để qua các hình ảnh giới thiệu cho học sinh. 
Các em bằng cặp mắt quan sát, óc phân tích của mình, các em sẽ mô tả, trình 
bày, nêu nội dung tranh, làm bài tâp, Từ đó giúp các em ghi nhớ sâu sắc 
những hình ảnh của lịch sử để lại.
 Ví dụ bài: “Trịnh – Nguyễn phân tranh”. Các em quan sát lược đồ để 
biết được địa phận Bắc Triều – Nam Triều và Đàng Trong, Đàng ngoài, sông 
Gianh là nơi chia cắt đất nước ( thế kỉ XVI ).
 Lược đồ địa phận Bắc triều – Nam triều và Đàng Trong, Đàng Ngoài.
 Bài : “ Quang Trung đại phá quân Thanh ( năm 1789 )”. Yêu cầu dựa 
vào lược hình 1 hãy kể lại trận Ngọc Hồi, Đống Đa.
 Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 11 Khi dạy bài: “ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo( năm 
 938)”. Sau khi học xong bài này, nhớ đến Ngô Quyền là nhớ ngay chiến 
 thắng Bạch Đằng vang dội 938.
 Hình 1: Trận Bạch Đằng năm 938 ( tranh trưng bày bảo tàng lịch sử ).
 Ví dụ: Khi dạy bài: “ Ôn tập” : Để ôn lại kiến thức đã học giúp các em 
nhớ lâu sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử, cho học sinh làm bài sau:
 Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 13 - Những kẻ có quyền thế.( 2) của dân để làm giàu.
 - Đời sống nhân dân (3).
 ( Từ cần điền : Ngang nhiên vơ vét; vô cùng cực khổ; ăn chơi sa đọa).
 Tôi tiến hành các bước sau: 
 - Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ tìm từ thích hợp 
 để điền vào chỗ
 - Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét.
 - Bước 3: Nhận xét, tuyên dương học sinh làm đúng.
 Cách học này giúp các em nhớ lâu, nhớ chính xác sự kiện lịch sử đã diễn 
 ra. Tạo cho các em học tập tích cực.
 Hay bài: “ Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ( năm 1786)”
 Câu hỏi: Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc khi nào? Ai là người chỉ 
 huy? 
Mục đích của cuộc tiến quân là gì?
 Giáo viên chuẩn bị nội dung bài tập vào bảng phụ như sau:
 a. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1771. Do Nguyễn Huệ 
 tổng chỉ huy để tiêu diệt chúa Trịnh, thống nhất giang sơn.
 b. Nghĩa quân Tây sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786 do Nguyễn Nhạc 
 tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh. 
 c. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786 do Nguyễn Huệ 
 tổng 
chỉ huy lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
 Tôi tiến hành các bước sau:
 - Bước 1: Yêu câu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ chọn ý trả lời 
 đúng và viết chữ cái a ( b, c) vào bảng con.
 - Bước 2: Yêu cầu giơ bảng, nhận xét bài làm.
 - Bước 3: Nhận xét, tuyên dương học sinh làm đúng.
 Cách học này khuyến khích các em giải thích lí do tại sao chưa đúng, giúp 
 học sinh tự tìm ra kiến thức, ghi nhớ kiến thức đã học.
 Khi dạy bài: “ Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”.
 Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 15

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_phat_huy_tich_cuc_hoa_cua_hoc_sinh_trong_day.doc