Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu hứng thú học tập môn Tiếng Việt của học sinh Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu hứng thú học tập môn Tiếng Việt của học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu hứng thú học tập môn Tiếng Việt của học sinh Lớp 4
Trêng TiÓu häc V¨n Thuû Đề tài Tìm hiểu hứng thú học tập môn Tiếng Việt của học sinh lớp 4B Trường Tiểu học V¨n Thuû A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục bậc tiểu học là khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên giúp con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu các môn học khác. Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn. Mỗi phân môn đều có một chức năng khi dạy ngữ văn ở nhà trường đồng thời cũng chuẩn bị vốn từ cho học sinh khi học văn. Ở nước ta, môn Tiếng Việt giữ vai trò chủ đạo, nó góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở Tiểu học theo đặc trưng bộ môn mình, giúp các em có các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết một cách thành thạo.Việc dạy học Tiếng Việt ở trường nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, văn hóa và hiện đại để suy nghĩ, giao tiếp, học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt ở trường rèn cho các em có năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục học sinh những tư tưởng lành mạnh, trong sáng nhằm hình thành nhân cách cho học sinh. Hứng thú học tập của học sinh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục. Cho nên, để học sinh có hứng thú trong học tập là một việc làm hết sức khó khăn đòi hỏi phải có sự chung tay của mọi ban ngành, đặc biệt là người giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy. Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m ThÞ Thanh 1 Trêng TiÓu häc V¨n Thuû Hứng thú học tập môn Tiếng Việt của học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Văn Thuỷ 2. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Văn Thuỷ. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Làm bài tập này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu + Phương pháp quan sát + Phương pháp hỏi đáp + Phương pháp điều tra bằng phiếu thông qua câu hỏi trắc nghiệm. + Phương pháp phân tích - tổng hợp B. NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Hứng thú là gì? Hứng thú học tập của học sinh là thái độ đặc biệt của cá nhân học sinh đối với một đối tượng là một hay nhiều môn học có ý nghĩa trong đời sống và có khả năng đem lại cho học sinh những khoái cảm. Hay nói cách khác, hứng thú là những tình cảm, khoái cảm của học sinh đối với môn học đó. 2. Vai trò của hứng thú học tập - Hứng thú tạo động cơ học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. - Hứng thú tạo cho học sinh niềm đam mê khao khát, tìm tòi cái mới trong môn Tiếng Việt. - Hứng thú là cơ sở để dẫn đến các tài năng. 3. Đặc điểm của hứng thú - Hứng thú liên quan đến trạng thái chú ý: Tập trung cao độ để theo dõi lắng nghe bài học. - Nhiệt tình trong các hoạt động: Tham gia phát biểu xây dựng bài. Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m ThÞ Thanh 3 Trêng TiÓu häc V¨n Thuû được đoạn văn kể chuyện. Nhờ vậy, học sinh có thể hình dung trình tự, diễn biến của một câu chuyện và miêu tả được ngoại hình nhân vật. b. Gây hứng thú qua việc tổ chức trò chơi: Trong quá trình dạy học giáo viên phải tạo không khí thoải mái trong giờ học. Tâm lý các em là muốn được chơi vì thế giáo viên cần phải: biết chuyển tải kiến thức cho các em dưới hình thức trò chơi. Các trò chơi cũng phải được thay đổi tạo được cảm giác mới lạ, hấp dẫn. Đồng thời cần mở rộng, nâng cao dần kiến thức, phát huy tính sáng tạo rèn kỹ năng tư duy cho các em, tạo điều kiện cho các em học trung bình có nhiều cơ hội cố gắng rèn luyện. VÝ dô: Ở phần luyện từ và câu ở Tiếng Việt 4 ta có thể tổ chức trò chơi “đường lên đỉnh Olypia”: ë bµi Më réng vèn tõ: Du lịch – Thám hiểm. Gi¸o viªn cã thÓ lµm b¶ng phô vµ cho häc sinh trong líp thi ®ua nhau. Cã nhiÒu h×nh thøc tæ chøc nh: lµm viÖc c¸ nh©n, hay chia theo nhãm. 1) S ô n g H ồ n g 2) 3) 4) 5) 6) 7) 8) 9) Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m ThÞ Thanh 5 Trêng TiÓu häc V¨n Thuû 4) S ô n g L a m 5) S ô n g M ã 6) S ô n g Đ á y 7) S ô n g T i ề n 8) S ô n g H ậ u 9) S ô n g B ạ c h Đ ằ n g c. Gây hứng thú qua việc sử dụng phương pháp động viên, khích lệ học sinh Tâm lý của các em rất nhạy cảm muốn được khen và rất hiếu thắng. Vì thế giáo viên cần phải có nhiều lời khen trong quá trình dạy học, tùy từng đối tượng học sinh để khen. Ví dụ: Với những học sinh chậm và yếu thì giáo viên cần phải tìm được những điểm tiến bộ tuy nhỏ để động viên các em. Với những học sinh khá giỏi cần khen đúng lúc, đúng chỗ để khuyến khích các em tích cực trong hoạt động học tập, đồng thời để các em biết được khả năng thực của mình. Tránh trường hợp các em ngộ nhận, chủ quan trong học tập. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1.Tổng quát Nhìn chung lớp 4B là một lớp có chưa có thành tích cao về học tập và các hoạt động khác. Nhưng các em rất thích thú khi học tiết Tiếng Việt. Đa số các em tiếp thu bài rất nhanh trong tất cả các phân môn của Tiếng Việt. Để có được kết quả đó, chắc hẳn các em phải tìm thấy được niềm vui, sự hấp dẫn trong quá trình học tập bộ môn Tiếng Việt. Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m ThÞ Thanh 7 Trêng TiÓu häc V¨n Thuû 2.3 Quan sát biểu hiện thái độ của học sinh trong giờ học Tiếng Việt - Tập trung, tích cực: Hầu hết học sinh trong lớp - Không tập trung, tích cực: một vài em Trong giờ học Tiếng Việt hầu hết các em rất tập trung chú ý, các em tiếp thu bài rất nhanh, đọc trôi, lưu loát, diễn cảm, viết đẹp và đúng chính tả, hăng say phát biểu xây dựng bài. Mặc dù vậy vẫn còn một vài em chưa tập trung, còn hiếu động, tinh nghịch ( nhưng không vì thế các em không có hứng thú với bộ môn Tiếng Việt). 3. Nhận xét tổng thể Qua việc tìm hiểu hứng thú học tập bộ môn Tiếng Việt của học sinh lớp 4B tôi thấy rằng bộ môn Tiếng Việt thu hút được sự hứng thú, sáng tạo đối với các em và được các em đón nhận một cách nhiệt tình, tích cực. Niềm yêu thích đó được thể hiện qua sự chăm chú lắng nghe, hăng say phát biểu xây dựng bài. Đội ngũ giáo viên Tiểu học dạy môn Tiếng Việt nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu học tập cho học sinh: Giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, vững vàng, dày dặn kinh nghiệm nên đã tạo hứng thú trong học tập cho các em. 4. Khảo sát thực trạng, thực nghiệm về hứng thú học tập bộ môn Tiếng Việt của học sinh lớp 4B Trường tiểu học Văn Thuỷ 4.1 Điều tra qua phiếu trắc nghiệm a, Điều tra tại trường Tiểu học Văn Thuỷ: Học sinh lớp 4B b, Tổng số phiếu điều tra: 22 phiếu 4.2 Nội dung phiếu khảo sát thực trạng Câu 1: Trong chương trình học, môn Tiếng Việt so với các môn khác có quan trọng không? Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m ThÞ Thanh 9 Trêng TiÓu häc V¨n Thuû Câu 11: Em có thường đọc truyện không? a. Không b. Thỉnh thoảng c. Thường xuyên Câu 12: Em có thích chơi trò chơi khi học Tiếng Việt không? a. Thích b. Rất thích c. Không thích Câu 13: Khi học Tiếng Việt em thấy khó không? a. Khó b. Dễ c.Bình thường Câu 14: Để học tốt Tiếng Việt em phải làm gì? Ý kiến của em là: 5. Kết quả khảo sát thực trạng Câu 1: Trong chương trình học, môn Tiếng Việt so với các môn khác có quan trọng không? a. Không quan trọng: 0/ 22 em b. Bình thường: 0/ 22 em c. Quan trọng: 6/ 22 em d. Rất quan trọng: 16/ 22 em Câu 2: Trong giờ Tiếng Việt em có tập trung chú ý không? a. Không tập trung: 0/ 22 em b. Khi có khi không: 2/ 22 em c. Tập trung: 8/ 22 em d. Rất tập trung: 12/ 22 em Câu 3: Bản thân em có thích học môn Tiếng Việt không? a. Thích: 8/ 22 em b. Không thích: 0/ 22 em c. Rất thích: 12/ 22 em d. Bình thường: 2/ 22 em Câu 4: Trong môn Tiếng Việt em thích học phân môn nào nhất? a. Tập đọc: 1/ 22 em b. Chính tả : 1/ 22 em Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m ThÞ Thanh 11 Trêng TiÓu häc V¨n Thuû - Về nhà học bài cũ trước khi đến lớp. - Chuẩn bị bài mới. - Đọc sách tham khảo. - Chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài. * Nhận xét kết quả thực nghiệm: Thông qua phương pháp thực nghiệm, trắc nghiệm bằng cách phát phiếu, dự giờ, quan sát biểu hiện thái độ của học sinh. Tôi có một số nhận xét như sau: - Với một số học sinh khi học môn này cảm thấy khó: - Số học sinh yêu thích môn này chiếm: 95% - Không thích chiếm: 5% - Có 15 học sinh thích đọc thơ. Không thích chiếm : 68,2 % - Số học sinh thường xuyên học bài ở nhà: 97 %, không thường xuyên chiếm 3% - Mức độ tập trung trong giờ Tiếng Việt: rất tập trung chiếm: 90 %, khi có khi không chiếm: 10 % - Khi học Tiếng Việt mức độ phát biểu xây dựng bài: 90 % Nhìn chung, các em học sinh lớp 4B đều rất thích học môn Tiếng Việt, thường dành nhiều thời gian cho việc học Tiếng Việt ở nhà, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say phát biểu xây dựng bài. CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP 1. Những ý kiến đề xuất, kiến nghị - Nhà trường cần chú trọng trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, các thiết bị phương tiện phục vụ cho việc học tập của học sinh - Muốn đạt được những kết quả mong muốn thì người giáo viên phải có một sự chuẩn bị, đầu tư chu đáo cho tiết dạy từ đồ dùng trực quan, phương pháp lên lớp - Phải biết lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để tổ chức giờ học. Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m ThÞ Thanh 13 Trêng TiÓu häc V¨n Thuû + Sử dụng phương pháp trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. + Đồ dùng, dụng cụ dạy học của giáo viên và học sinh phải đầy đủ. + Không ngừng bồi dưỡng nâng cao nâng cao nghiệp vụ đối với giáo viên và kích thích khả năng tìm tòi học hỏi của học sinh. - Học sinh phải có thái độ đúng đắn trong việc học: + Đối với việc học ở lớp: chăm chú nghe giảng, hăng say phát biểu + Đối với việc học ở nhà: học bài cũ và làm bài đầy đủ, dành thời gian cho các môn học hợp lý. Trên đây là một số đề xuất của tôi để tạo hứng thú, tích cực học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4. Rất mong được sự góp ý bổ sung của các thầy cô và các bạn để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn, áp dụng vào quá trình dạy học đạt hiệu quả cao. C. KẾT LUẬN Tiếng Việt là môn học công cụ giúp học sinh hình thành các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết. Làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo cho học sinh sự ham thích đối với môn Tiếng Việt là yêu cầu không thể thiếu được của mỗi người giáo viên đứng lớp. Muốn tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học môn Tiếng Việt không còn cách nào khác là giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp, đúng đắn, có đam mê, nhiệt tình với nghề nghiệp. Hứng thú sẽ giúp cho học sinh chiếm lĩnh được tri thức một cách linh hoạt, sáng tạo. Từ đó sẽ tạo nên những tiền đề, cơ sở cho học sinh để các em khẳng định năng lực của mình ở các bậc học cao hơn. Trên đây là những suy nghĩ, tìm tòi và thử nghiệm của tôi. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m ThÞ Thanh 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_hung_thu_hoc_tap_mon_tieng_vi.doc