Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi học tập môn Lịch sử Lớp 4 trên phần mềm Violet 1.9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi học tập môn Lịch sử Lớp 4 trên phần mềm Violet 1.9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi học tập môn Lịch sử Lớp 4 trên phần mềm Violet 1.9
Thiết kế trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 4 trên phần mềm Violet 1e.9 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong các Nghị quyết Trung ương từ năm 1996, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12-1998), đặc biệt đã được khẳng định lại trong điều 5, Luật Giáo dục (2005): “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Các PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh coi việc dạy phương pháp tự học là cốt lõi. Rèn luyện cho người học có được phương pháp, thói quen tự học, vận dụng được những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự phát hiện và giải quyết vấn đề gặp phải trong cuộc sống sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, góp phần hình thành người công dân có ích, năng động, sáng tạo của xã hội tương lai. Ở Tiểu học, mỗi môn học có một nhiệm vụ, mục tiêu đặc trưng riêng biệt nhằm hình thành những kĩ năng khác nhau như tính toán, tư duy cụ thể, trừu tượng, khả năng diễn đạt trong nói và viết, khả năng giao tiếp hay kĩ năng ứng xử Tuy nhiên, các môn học đều có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm mục đích cung cấp cho các em kiến thức về mọi lĩnh vực, góp phần xây dựng nhân cách và trang bị cho các em tri thức cần thiết để các em có thể tiếp tục học ở các cấp học trên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh: "Môn lịch sử giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, môn lịch sử, nhất là quốc sử, càng cần coi trọng để chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ người công dân". Tuy nhiên,đặc thù của bộ môn lịch sử là những sự kiện, nhân vật lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, học sinh không được trực tiếp tham gia, chứng kiến. Vì vậy, việc sử dụng hình ảnh, tư liệu trong giờ học lịch sử góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, là cơ sở để học sinh hiểu sâu sắc các vấn đề lịch sử. Ngoài ra, qua tìm hiểu, phân tích lịch sử, học sinh phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy và có ý nghĩa thiết thực hơn cả, đó là, môn Lịch sử quan trọng trong việc giáo dục học sinh, giáo dục thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống hào hùng của dân tộc. 1.2. Tuy nhiên, trên thực tế, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, nhận thức của người dân ngày một nâng cao nhưng hiểu biết của học sinh ngày nay về lịch sử của dân tộc ngày càng mơ hồ. Nguyên nhân chủ yếu do đặc thù môn học là khó nhớ, khó nắm bắt đặc biệt đối với học sinh tiểu học. Ở lớp 4, mặc dù các em đang ở trong giai đoạn phát triển cả về thể lực và trí tuệ, khả năng nhận thức, nắm bắt kiến thức đã tương đối ổn định nhưng chưa bền chặt. Mặt khác, các em thường cố gắng học thuộc lòng và nhớ từng sự kiện lịch sử mà không có khả năng khái quát, nhìn nhận sự kiện lịch sử trong bối cảnh thời đại để từ đó, thấy rõ bản chất, nguyên nhân, mối liên hệ của các sự kiện theo cách hệ thống hóa 3/34 Thiết kế trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 4 trên phần mềm Violet 1e.9 4. Đối tượng nghiên cứu - Chương trình dạy học có sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Lịch sử lớp 4. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Tham khảo các tài liệu, sách giáo khoa, phân phối chương trình lịch sử lớp 4, các văn bản chỉ đạo, các thông tin mạng để xây dựng nên cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. 5.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra cơ bản kết hợp với phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, kết hợp rút kinh nghiệm trong thực tế dạy học. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm được dùng để thử nghiệm các hình thức củng cố kiến thức cho học sinh trong tiết lịch sử. - Phương pháp trao đổi, hợp tác, và tham khảo, mô phỏng những hình thức củng cố kiến thức cho học sinh ở những môn học khác, lĩnh vực khác. 5/34 Thiết kế trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 4 trên phần mềm Violet 1e.9 -Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê -Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên -Bài 15: Nước ta cuối đời Trần. g) Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV) Bài 16: Chiến thắng Chi Lăng Bài 17: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí nhà nước Bài 18: Trường học thời Hậu Lê Bài 19: V¨n học vµ khoa học thời hậu Lê Bài 20: Ôn tập h) Nước Đại Việt thế kỉ XVI - XVIII Bài 21: Trịnh - Nguyễn phân tranh Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong Bài 23: Thành thị thế kỉ XVI - XVII Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786) Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) Bài 26: Những chính sach về Kinh tế và Văn hóa của vua Quang Trung i) Buổi đầu thời Nguyễn( Từ năm 1802 đến năm 1858) Bài 27: Nhà Nguyễn thành lập Bài 28: Kinh tế Huế Bài 29: Tổng kết 1.1.3. Đặc điểm sách giáo khoa của phân môn Lịch sử lớp 4 a) Về mặt cấu trúc Cấu trúc của mỗi bài học sách giáo khoa môn Lịch sử gồm các phần sau: - Phần cung cấp kiến thức (thông tin). - Phần tóm tắt trọng tâm của bài học được in đậm bằng màu xanh. - Phần chú thích (có ở một số bài). - Phần câu hỏi cuối bài vừa làm nhiệm vụ hướng dẫn cách học của học sinh vừa làm nhiệm vụ củng cố. b) Về hình thức trình bày - Kênh chữ đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp các thông tin cần thiết và việc hướng dẫn các hoạt động học tập. - Kênh hình bao gồm 41tranh ảnh, 8 lược đồ,..., không đơn thuần chỉ làm nhiệm vụ minh họa mà còn đóng vai trò quan trọng như là nguồn thông tin chính của một số bài học. 1.1.4. Mục tiêu của chương trình Lịch sử: Môn lịch sử ở tiểu học nhằm mục đích sau: - Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản thiết thực về các sử kiện,hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỉ XIX. - Bước đầu rèn luyện và hình thành cho học sinh các kĩ năng: + Quan sát sự vật hiện tượng; thu thập tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau. + Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp. 7/34 Thiết kế trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 4 trên phần mềm Violet 1e.9 và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn, thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới và đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet. *Những tính năng mới của Violet 1.9 so với 1.8 Violet 1.9 ra mắt ngày 25/12/2015, với tính năng nổi bật là tích hợp phần mềm soạn thảo với hệ thống chia sẻ tài liệu Violet.vn, giúp người soạn bài có thể dễ dàng khai thác những tiện ích rất lớn từ Violet.vn. Violet 1.9 cho phép vẽ bản đồ tư duy giống như phần mềm iMindmap, cho phép tạo ra hệ thống bài Quiz dưới dạng các trò chơi vô cùng sinh động và hấp dẫn, đặc biệt là Bộ công cụ VioletTools trên Powerpoint, với giao diện dạng thẻ ruy-băng chuẩn, trong đó tích hợp toàn bộ các tính năng đặc sắc nhất của phần mềm Violet vào Powerpoint. Tích hợp công nghệ điện toán đám mây. Tương tự như OneDrive của Microsoft hay GoogleDrive của Google, Violet cung cấp hệ thống lưu trữ đám mây VioletSpace, chỉ cần có tài khoản đám mây (chính là tài khoản Violet.vn) người dùng có thể lưu trữ bài giảng Violet lên đám mây, sau đó đến bất kỳ máy tính ở nơi nào (có cài Violet) thì đều có thể mở được bài giảng đó từ đám mây mà không cần phải trung chuyển bằng đĩa CD hoặc USB. Người dùng cũng có thể đưa được hệ thống tư liệu soạn bài (tranh ảnh, phim, flash, mp3,) lên mây, để sau đó đến bất kỳ máy tính nào khác đều có thể sử dụng được các tư liệu của mình. Kết nối Violet.vn: Cho phép người dùng có thể mở bài giảng trực tiếp từ thư viện cộng đồng Violet.vn cũng như chia sẻ lại bài giảng đang soạn lên thư viện bằng các chức năng ngay trên phần mềm mà không cần phải các thao thác khác ngoài như: vào web, tìm kiếm, download, upload, nén, giải nén, . Để hỗ trợ việc tìm kiếm bài giảng dễ dàng, Violet.vn cũng đã chọn lọc các bài giảng đạt tiêu chuẩn theo đầy đủ các bài trong SGK, sắp xếp hợp lý để người dùng cần bài nào cũng đều có, kể cả dạng bài giảng dạng Violet hoặc Powerpoint. Hệ thống bài kiểm tra tổng hợp: Trong các phiên bản Violet trước đây, tính năng được giáo viên quan tâm nhất là việc tạo ra được các bài tập tương tác. Tại Violet 1.9, tính năng này được chuẩn hóa và nâng cao gấp bội với hệ thống bài kiểm tra tổng hợp, với rất nhiều giao diện dạng trò chơi sinh động hấp dẫn và cho phép nhiều loại câu hỏi trong cùng một bài kiểm tra. Các bài tập xuất ra đều hoạt động theo đúng chuẩn SCORM. Chức năng vẽ bản đồ tư duy: Violet 1.9 đã thêm chức năng vẽ và trình chiếu bản đồ tư duy ngay trong phần mềm, với các thao tác gần tương đương như phần mềm iMindmap nổi tiếng. Thay đổi giao diện soạn thảo các bài tập cũ: Các giao diện soạn thảo các loại bài tập đều được chuẩn hóa và cải tiến dễ dùng hơn. Cập nhật các chức năng Tìm kiếm Google và YouTube: Các chức năng này đã có từ phiên bản Violet 1.8, tuy nhiên tại bản 1.9 đã được nâng cấp theo phiên bản mới của Google và YouTube, để việc tìm kiếm được nhanh, nhiều và chính xác hơn. 9/34 Thiết kế trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 4 trên phần mềm Violet 1e.9 Trong các tính năng trên, trong phạm vi của đề tài, tôi đi nghiên cứu sâu vào tính năng tạo bài kiểm tra dưới dạng Game để thiết kế các bài tập củng cố. Cho phép tạo ra các bài kiểm tra tổng hợp với nhiều loại mẫu bài tập khác nhau và nhiều lựa chọn giao diện sinh động kiểu Violympic và IOE, hoặc các game show truyền hình như Ai là triệu phú, Rung chuông vàng, hoặc các trò chơi giáo dục hấp dẫn như Đua xe, Tìm vàng, Ném ống bơ, Câu cá, Rùa và Thỏ, Thạch Sanh, 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng vấn đề dạy lịch sử trong nhà trường tiểu học Nằm trong chương trình học, phân môn Lịch sử chỉ chiếm một khoảng thời gian rất nhỏ: 1/35 tiết/tuần. Chính vì thời lượng kh¸ Ýt ấy mà nhiều khi Lịch sử được coi là một môn phụ. Dạy Lịch sử cũng như dạy Tiếng Việt. Môn học này đòi hỏi giáo viên cần có sự nghiên cứu kĩ càng, bên cạnh đó cần có vốn kiến thức về lịch sử khá phong phú. Để dạy tốt một tiết Lịch sử ở lớp 4, giáo viên dạy phải sưu tầm được nhiều tư liệu, tranh ảnh, soạn giảng tỉ mỉ và xây dựng được những hình thức học tập phong phú mới có thể tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học. Mặt khác, do đặc trưng của phân môn chỉ xây dựng tiết ôn tập ở giai đoạn cuối kì nên nếu không ôn tập thường xuyên, học sinh sẽ nhanh chóng quên những kiến thức đã học, mà nếu giáo viên có mong muốn tự hệ thống kiến thức cho học sinh thường xuyên cũng không có thời gian bởi sự giới hạn của chương trình. Chính vì vậy mà việc nâng cao chất lượng dạy và học phân môn lịch sử trong các nhà trường ít nhiều đã bị hạn chế. 1.2.2.Thực trạng việc học phân môn lịch sử của học sinh Đây là năm học đầu tiên học sinh được làm quen với phân môn Lịch sử. Môn học mới, cách học mới gây khó khăn không ít cho học sinh. Bên cạnh đó nội dung trong một bài học thường nhiều nhân vật, sự kiện lịch sử, rất khó nhớ cho học sinh. Cuối mỗi bài học đều có câu hỏi để củng cố kiến thức nhưng số lượng câu hỏi ít (thường chỉ 2 câu). Câu hỏi hỏi liên hệ thực tế trong sách giáo khoa còn hạn chế. Nếu giáo viên chỉ sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa thì học sinh không nắm vững được bài tốt, lớp không sinh động. Vì vậy giáo viên phải chuẩn bị thêm câu hỏi, bài tập (câu hỏi chính lẫn câu hỏi phụ và câu hỏi liên hệ thực tế) nên mất nhiều thời gian. Kênh hình (tranh ảnh, lược đồ,...) không nhiều, có nhiều bài không có. Vì vậy giáo viên phải chuẩn bị tranh ảnh, lược đồ, video để bài học được sinh động hơn nên tốn thời gian... 11/34
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_tro_choi_hoc_tap_mon_lich_su.docx