Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Địa lý Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Địa lý Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Địa lý Lớp 4
1 Nội dung Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................ 1 2. Thời gian......................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 3 4. Ứng dụng........................................................................................ 3 5. Số liệu khảo sát............................................................................... 4 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 I. Thực trạng của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân 4 môn Địa lí ở tiểu học.......................................................................... 1. Cơ sở lí luận.................................................................................... 4 1.1 Mục tiêu của phân môn Địa lí lớp 4............................................. 4 1.2. Những nội dung chính của phân môn Địa lí lớp 4....................... 5 1.3. Cấu trúc sách giáo khoa............................................................... 6 2. Cơ sở thực tiễn................................................................................ 7 2.1. Thực trạng việc sử dụng phương pháp trò chơi của giáo viên 7 tiểu học trong quá trình dạy học phân môn Địa lí.............................. 2.2 Nguyên nhân của thực trạng......................................................... 8 II. Giải pháp thực hiên các trò chơi trong dạy học phân môn Địa lí 10 ở Tiểu học........................................................................................ 1. Quy trình tổ chức chơi trò chơi trong phân môn Địa lí.................. 10 2. Các hình thức tổ chức trò chơi thường được sử dụng trong dạy học 12 phân môn Địa lí lớp 4.................................................................................. 3. Điều kiện để tổ chức trò chơi cho học sinh trong quá trình dạy 16 học phân môn Địa lí............................................................................ 4. Kết quả đạt được............................................................................. 17 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 18 1. Kết luận........................................................................................... 18 2. Khuyến nghị.................................................................................... 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 3 cực nhận thức của học sinh. Các kiến thức màhọc sinh có được sau mỗi bài học chỉ dừng ở mức độ ghi nhớ và tái hiện đơn thuần, thiếu tính sáng tạo, thiếu tính bền vững. Ngoài ra, học sinh chưa hứng thú khi học phân môn Địa lý do hoạt động tiết học chưa được sôi nổi, thiếu sự chuẩn bị, không có sự sáng tạo nên không tạo được hứng thú và phát huy được tính tích cực của học sinh. Mặt khác, trò chơi là phương pháp được giáo viên tiểu học sử dụng còn chưa thường xuyên, chỉ sử dụng như là một phương pháp phụ, thay đổi không khí trạng thái của tiết học chứ chưa sử dụng phương pháp này với tư cách là phương pháp chính, chủ yếu để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản của bài. Trên thực tế, việc sử dụng phương pháp này trong dạy học phân môn Địa lý chưa đạt kết quả cao, quá trình tổ chức trò chơi còn đơn điệu, chưa thực sự lôi cuốn, hấp dẫn học sinh, chưa tổ chức được trò chơi tập thể để có thể huy động được nhiều học sinh tham gia một lúc. Đặc biệt, ít giáo viên biết cách tổ chức cho học sinh tham gia vào trò chơi một các có hiệu quả để học sinh tự mình phát hiện được tri thức cần học. Đây là cách dạy học tích cực theo định hướng đổi mới trò chơi trong dạy học phân môn Địa lý không những có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn. 2. Thời gian Đề tài của tôi được tiến hành nghiên cứu bắt đầu từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 và đã được áp dụng có hiệu quả tại đơn vị trường. Trong quá trình áp dụng tôi luôn tìm hiểu và thường xuyên đưa ra những điều chỉnh để áp dụng ngày một có hiệu quả hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Quá trình dạy học phân môn Địa lý ở lớp 4. Các loại trò chơi và cách thức sử dụng chúng trong quá trình dạy học phân môn Địa lý lớp 4 ở trường tiểu học. Thực tế việc dạy và học phân môn Địa lí lớp 4 ở trường Tiểu học 4. Ứng dụng Đề tài hoàn thành và đưa vào áp dụng giảng dạy tại trường Tiểu học sẽ giúp giáo viên dạy phân môn Địa lí biết cách khai thác, sử dụng trò chơi một các 5 1.2. Những nội dung chính của phân môn Địa lí lớp 4 Phân môn Địa lí lớp 4 có những nội dung sau: - Nội dung thứ nhất là: Bản đồ và cách sử dụng. Bản đồ địa hình Việt Nam. - Nội dung thứ hai là: Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du (dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ). + Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi). + Cư dân (mật độ dân số không lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang phục, lễ hội). + Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên rừng, sức nước, đất, khoáng sản (khai thác chế biến gỗ, quặng; trồng trọt; chăn nuôi gia súc; thuỷ điện;...). Hoạt động dịch vụ (giao thông miền núi và chợ phiên). + Thành phố vùng cao (Đà Lạt). - Nội dung thứ ba là: Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền đồng bằng (đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ). + Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi). + Cư dân (mật độ dân số lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang phục, lễ hội). + Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên đất, nước, khí hậu và sinh vật (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, thuỷ sản. Hoạt động dịch vụ (giao thông đồng bằng, thương mại). + Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ. - Nội dung thứ tư là: Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền duyên hải (dải đồng bằng duyên hải miền Trung). + Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật). + Cư dân (dân cư khá đông đúc, hai dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang phục, lễ hội). + Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và chế biến hải sản). + Thành phố: Huế, Đà Nẵng. - Nội dung thứ năm là: Biển Đông, các đảo, quần đảo. 7 HS hoạt động để khai thác thông tin, rèn luyện kĩ năng. Câu hỏi ở cuối bài nhằm giúp cho GV kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của bài và củng cố kiến thức của HS sau mỗi bài học - Phần tóm tắt trọng tâm của bài được đóng khung. Khi sử dụng sách giáo khoa, GV nên căn cứ vào cấu trúc trên để hướng dẫn HS sử dụng sách giáo khoa một cách hiệu quả (tận dụng cả kênh chữ và kênh hình) nhằm đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng của môn học. Sử dụng SGK cần lưu ý là sách giáo khoa viết cho HS là tài liệu học tập của HS, GV dựa vào đó để chuẩn bị bài giảng. GV có thể xem xét thêm tư liệu, làm cho kiến thức trong SGK thêm sinh động, hấp dẫn. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng việc sử dụng phương pháp trò chơi của giáo viên tiểu học trong quá trình dạy học phân môn Địa lí a) Mục đích khảo sát Nhằm đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi của giáo viên từ đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng cách thức tổ chức trò chơi cho HS trong học phân môn Địa lí. b) Kết quả khảo sát cuối năm học 2020-2021, tổng số 176 học sinh. STT Điểm khảo sát Số lượng Tỉ lệ(%) 1 9-10 45 25,6 2 7-8 48 27,3 3 5-6 78 44,3 4 1-4 5 2,8 Ta thấy, chất lượng học tập phân môn Địa lí lớp 4 chưa cao. Qua việc khảo sát chất lượng học tập của 176 lớp 4 cho thấy kết quả như sau: HS đạt điểm 9- 10 chiếm 25,6%; HS đạt điểm 7-8 chiếm 27,3 %; HS đạt điểm 5-6 chiếm 44,3%; HS đạt điểm 1-4 chiếm 2,8%. Qua dự giờ, chúng tôi nhận thấy những tiết dạy có sử dụng phương pháp trò chơi thì HS có sự chuyển biến rõ nét, các em rất tích cực tham gia xây dựng 9 giáo viên cũng đã vận dụng các trò chơi học tập vào các hoạt dộng dạy học. Nhưng các trò chơi học tập đa số chỉ được vận dụng ở các lớp 1, 2, 3. Vì lẽ ở lớp 1, 2, 3 có lượng kiến thức đơn giản, nội dung các hoạt động ngắn gọn hơn nên có nhiều thời gian hơn để tổ chức các trò chơi. Còn ở lớp 4, 5 lượng kiến thức tương đối nhiều, có khi GV không đủ thời gian để truyền tải kiến thức nên các trò chơi thường bị bỏ qua, tiết học có vẻ nặng nề. Do đó đôi khi có tổ chức trò chơi cũng chỉ là hình thức chứ chưa xem trọng các trò chơi học tập nhằm phát huy năng lực tư duy của HS. Chưa thông qua các trò chơi học tập nhằm tạo điều kiện để học sinh trình bày những suy nghĩ của mình. Đây là vấn đề cần xem lại, nhất thiết phải xác định cụ thể mục đích, tác dụng, cách tổ chức các trò chơi học tập trong giảng dạy sao cho thật sự là một hình thức dạy học đạt hiệu quả. Giúp HS có điều kiện phát triển năng lực mà vẫn đảm bảo HS là chủ thể mọi hoạt động học tập. Theo chúng tôi, những tồn tại trên đây chủ yếu do những nguyên nhân: Về phía GV: Một là: Đa phần các GV trong địa bàn huyện được đào tạo nhiều môn, do vậy mà các giáo viên chưa thực sự chuyên môn hóa. Trong khi đó, phân môn Địa lí là môn học mới của bậc tiểu học, nội dung kiến thức lại rất phong phú và đa dạng. Nhiều GV chưa nắm vững lý luận dạy học môn Địa lí, còn thiếu kiến thức về lĩnh vực Địa lí. Hai là: GV chưa giám mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình giảng dạy. Ba là: Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn ở các nhà trường còn thiếu trầm trọng, không đủ lược đồ, bản đồ, chưa có các phương tiện dạy học như máy chiếu, băng hình, sa bàn Bốn là: GV chưa bám vào “chuẩn kiến thức kĩ năng” bộ môn. Bộ đã ban hành cuốn “Chuẩn kiến thức – kĩ năng” bộ môn, tuy nhiên nhiều GV vẫn coi SGK là pháp lệnh, vì vậy mà cố gắng dạy cho hết kiến thức SGK, không dám mạnh dạn tổ chức các trò chơi trong tiết học, nếu có tổ chức thì chỉ mang tính chiếu lệ, hiệu quả không cao. 11 Chính vì vậy vận dụng trò chơi học tập một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Trong dạy học Địa lí trò chơi vô cùng quan trọng là phương pháp củng cố kiến thức, chốt kiến thức một cách khéo léo, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả. Muốn vậy giáo viên phải sử dụng trò chơi theo các bước sau: + Bước 1: Lựa chọn trò chơi. Trên cơ sở mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học mà giáo viên lựa chọn trò chơi cho phù hợp, sao cho trò chơi nào cũng trả lời được câu hỏi: Với mục đích, nội dung của bài học này, có thể lựa chọn những loại trò chơi nào? Trò chơi nào sẽ đạt hiệu quả tốt nhất? Có như vậy việc lựa chọn trò chơi và tổ chức tiến hành chơi sẽ đúng hướng và đạt kết quả tốt. Thông thường đối với những bài học giới thiệu địa danh có thể sử dụng trò chơi “Em tập làm hướng dẫn viên du lịch”; đối với những bài ôn tập, có thể sử dụng trò chơi “Ô chữ kì diệu”, hoặc “Hái hoa dân chủ”; mỗi bài học về đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bàng duyên hải miền Trung có liên quan đến các con sông, có thể sử dụng trò chơi “Ra câu đố”. Sau khi lựa chọn trò chơi, GV chuẩn bị những phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi, kế hoạch chơi, kể cả những phần thưởng cho những người tham gia và người thắng cuộc. + Bước 2: Giới thiệu và tổ chức trò chơi. GV nêu tên trò chơi, chủ đề chơi, giải thích rõ mục đích, yêu cầu, cách chơi và luật chơi, cách đánh giá thắng thua cho học sinh . GV giới thiệu một cách hẫp dẫn, ngắn gọn, vui tươi, dí dỏm, giới thiệu và giải thích phải đơn giản, dễ hiểu để các em nắm vững và hiểu trò chơi, cách chơi. Nếu HS chưa biết trò chơi đó GV giải thích và cho HS chơi thử trước; nếu HS đã biết và nắm vững trò chơi GV không cần giải thích nhiều chỉ cần nêu luật chơi. + Bước 3: Tổ chức tiến hành trò chơi. Để trò chơi đạt kết quả tốt, sau khi hướng dẫn và giải thích xong nên cho HS chơi thử vài lần và như vậy các em sẽ nắm vững cách chơi, cũng có thể khi cho học sinh chơi thử xong GV rút kinh nghiệm và điều chỉnh một vài yêu cầu nếu
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tro_choi_hoc_tap_trong_day_hoc.doc