Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong môn Lịch sử Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong môn Lịch sử Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong môn Lịch sử Lớp 4
Tên Sáng kiến: “Sử dụng một số trò chơi trong môn lịch sử lớp 4”. Tên người viết sáng kiến: Hoàng Thị Thương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Thành I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lời mở đầu: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. (Trích Lịch sử nước ta- Hồ Chí Minh) Là một người dân Việt Nam yêu nước, mỗi chúng ta phải yêu và hiểu biết về lịch sử của đất nước, của dân tộc mình. Chính vì vậy mà trong chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống của dân tộc. Học Lịch sử để biết được cội nguồn dân tộc, quá trình đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, quá trình lao động sáng tạo của cha ông, để biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những thế hệ cha ông đã làm ra nó và ngày càng làm giàu thêm truyền thống dân tộc. 2. Lý do chọn đề tài: Mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác định:“Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đặc điểm, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”. Trên cơ sở đó, chương trình giáo dục Tiểu học được xây dựng toàn diện ở tất cả các môn học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lí.... Trong đó, phân môn Lịch sử lớp 4, có ý nghĩa và vị trí quan trọng, tạo nền tảng ban đầu đối với việc đào tạo thế hệ trẻ. Môn Lịch sử lớp 4 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước (khoảng năm 700 trước công nguyên) đến Buổi đầu thời Nguyễn ( từ năm 1802 đến năm 1858). Dạy Lịch sử là bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng quan sát, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau. Góp phần bồi dưỡng ở học sinh thái độ và thói quen: ham học hỏi, tìm hiểu để biết các kiến thức về Lịch sử dân tộc Việt Nam và thêm yêu mến tự hào về lịch sử dân tộc. Lịch sử nó không chỉ có tác dụng quan trọng trong việc phát triển trí tuệ mà còn cả giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo hứng thú học tập cho học sinh. Qua trò chơi, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển sự tự giác, tự chủ của học sinh. Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. 1.2. Quy trình thực hiện: Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: - Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài. - Các dụng cụ dùng để chơi (Bảng nhóm, bảng giáo viên, thẻ từ, bút lông.) - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm... - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi. Bước 3: Thực hiện trò chơi Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: - Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. + Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải. + Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. *Ưu điểm - Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. - Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới. - Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho học sinh. *Hạn chế: - Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống. - Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi. 1.3. Một số nguyên tắc khi tổ chức trò chơi: yếu, khả năng ghi nhớ của các em còn chậm mà các nhân vật, mốc lịch sử, sự kiện lịch sử lại nhiều nên các em chỉ có thể ghi nhớ một cách máy móc. Kĩ năng đọc, kể, tường thuật của các em chưa lưu loát. Tinh thần hợp tác học chưa cao, nhiều em chưa tự tin, một số em còn học thụ động, chưa phát huy tính tích cực của mình. 3. Các biện pháp: Chương trình Lịch sử lớp 4 Nội dung chính Các nhân vật lịch Các thời kì Các sự kiện tiêu biểu của các thời kì sử tiêu biểu Buổi đầu dựng Khoảng 700 năm - Nước Văn Lang - Âu - An Dương nước và giữ nước TCN-179TCN Lạc Vương - Khởi nghĩa Hai Bà Hơn 1000 năm - Hai Bà Trưng Trưng 179 TCN- 938 đấu tranh giành - Chiến thắng Bạch độc lập - Ngô Quyền Đằng - Dẹp loạn 12 sứ quân - Đinh Bộ Lĩnh Năm 938 - 1003 Buổi đầu độc lập - Chống quân Tống lần - Lê Hoàn thứ nhất. - Kinh đô Thăng Long Nước Đại Việt - Lý Thái Tổ Năm 1009 - 1226 - Chống quân Tống lần thời Lý - Lý Thường Kiệt thứ hai. - Nhà Trần thành lập - Lý Chiêu Hoàng. Nước Đại Việt Năm 1226 - 1400 - Trần Cảnh. thời Trần - Chống quân Nguyên - Trần Hưng Đạo. Mông - Chiến thắng Chi - Lê Lợi Nước Đại Việt Lăng Thế kỉ XV thời Hậu Lê - Nhà Hậu Lê quản lý - Lê Thánh Tống đất nước - Nghĩa quân Tây Sơn Năm 1786 tiến công ra Bắc TK XVI- XVIII - Vua Quang Trung Năm 1789 - Nghĩa quân Tây Sơn đại phá quân Thanh. gì? 5. Hàng ngang số 5 - gồm 6 ô chữ: Đây là một trong những loại trang sức mà phụ nữ thời Văn Lang rất thích đeo? 6. Hàng ngang số 6 - gồm 8 ô chữ: Đây là nghề chính của lạc dân? 7. Hàng ngang số 1 - gồm 4 ô chữ: Đây là chất liệu chủ yếu để làm đồ dùng, đồ trang sức dưới thời Văn Lang. 8. Từ hàng dọc- gồm 7 ô chữ: Từ khóa: Văn Lang. 3.2 Trò chơi “ Phóng viên nhí” Mục đích: Đây là trò chơi nhằm tìm hiểu một cách khái quát về thân thế sự nghiệp những nhân vật lịch sử có công lao to lớn đối với lịch sử dân tộc và nhân loại. Ví dụ như tìm hiểu về Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt.. .Học sinh tìm hiểu vế các nhân vật trên sách, báo, Internet.... Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi liên quan đến nhân vật cần tìm hiểu. Cách tiến hành: Lựa chọn phóng viên. Phóng viên giới thiệu về bản thân, đến từ báo Nhi Đồng. Hôm nay, sẽ phỏng vấn các bạn trong lớp về một nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học. Cách tiến hành: Cả lớp cùng tham gia. Sau khi giáo viên đọc câu đố, trong thời gian 10 giây, học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời. Nếu học sinh nào giơ tay nhanh giành quyền trả lời, trả lời đúng được thưởng 1 bông hoa điểm 10. - Tác dụng của trò chơi: Trò chơi có thể tổ chức bất cứ thời điểm nào trong giờ học (đầu giờ, cuối giờ hay giữa giờ), không tốn nhiều công sức để thiết kế trò chơi. Côu 1: lìgòn năm trong sử còn ghi íĩìẽ Linh, sông Hát chỉ vì non sông Chị em. một dọ một lòng Đuổi guôn Tó Định một vùng biên cương Là oi? nông) Câu 8: Trong trận đánh đồn Đống Đa tướng giặc nào phải tự tử? (Sầm Nghi Đống) Câu 9: Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm nào? (1993) Câu 10: Bộ luật Hồng Đức do ai sáng lập? (Lê Thánh Tông). Thực hiện trò chơi tại lớp trong tiết lịch sử- Bài ôn tập 3.5. Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” Mục đích: Học sinh nhớ nhanh được các sự kiện lịch sử, thời gian và địa danh lịch sử ngay sau khi học bài Nhà Trần và việc đắp đê. Chuẩn bị: Các câu hỏi liên quan trong phạm vi bài học. Các câu hỏi và đáp án đều được chuẩn bị đủ trên giáo án điện tử. Cách tiến hành: Chơi theo tổ, mỗi tổ được lựa chọn câu hỏi 3 lần, trả lời đúng 1 câu trong 10 giây được 10 điểm, nếu đội lựa chọn không trả lời được đội kia giành quyền trả lời nếu đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm.( Trò chơi này có thể áp dụng cho tất cả các bài học khi củng cố kiến thức). Tác dụng của trò chơi: Học sinh có thể chọn bất kỳ ô chữ nào, không nhất thiết máy móc chọn lần lượt các ô chữ. Trò chơi này có thể tổ chức chơi cá nhân, nhóm hoặc cũng có thể chơi cả lớp bằng cách học sinh viết câu trả lời vào bảng con. Câu hỏi 1: Nhà Trần thay thế cho triều đại nhà nào? Câu hỏi 2: Nhà Trần thành lập năm nào? Câu hỏi 3: Tên một chức quan trông coi việc đắp đê. Câu hỏi 4: Thời Trần quy định con trai từ bao nhiêu tuổi trở lên phải dành một Mục đích: Giúp học sinh nhớ được các sự kiện, nhân vật trong diễn biến của trận Bạch Đằng năm 938. Chuẩn bị: Nội dung các câu hỏi và đáp án. Cách chơi: Chơi cả lớp, học sinh được sử dụng bông hoa lựa chọn: A, B, C, D và Đ hoặc S. Thời gian suy nghĩ trả lời 5 giây. Học sinh trả lời 5 câu hỏi tương ứng với 5 cọc nhọn, trả lời đúng cả 5 câu sẽ giúp Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. giáo viên sẽ tặng 1 bông hoa điểm 10 cho học sinh đúng cả 5 câu. hợp và có hiệu quả? Các nhà lí luận dạy học thường đưa ra các lời khuyên : Mỗi phương pháp dạy học có giá trị riêng, không có phương pháp nào là vạn năng, giữ vị trí độc tôn torng dạy học. Do vậy, cần phối hợp và sử dụng các phương pháp. Ngoài việc sử dụng các trò chơi trong tiết học lịch sử, người giáo viên cần linh hoạt kết hợp các phương pháp khác như: Khai thác kênh hình hiệu quả trong sách giáo khoa. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Tích hợp các kiến thức từ nguồn tư liệu khác. Phát huy tính tích cực của học sinh Định hướng học tập ở nhà cho học sinh. III. PHẦN KẾT LUẬN: 1. Kết quả đạt được: Tôi đã nghiên cứu và lựa chọn các phương pháp để dạy tốt môn Lịch sử lớp 4, trong đó sử dụng phương pháp trò chơi học tập trên vào giảng dạy, học sinh lớp tôi hứng thú hơn khi học Lịch sử. a. về chất lượng: Từ thực tế thực hành dạy học, áp dụng trò chơi học tập nêu trên, tôi nhận thấy hiệu quả giờ dạy Lịch sử của lớp tôi có nhiều biến chuyển. Tôi rất vui khi những cố gắng nỗ lực của mình đã uổng phí thay vào đó kết quả học tập môn Lịch sử của các em học sinh có tiến bộ rất nhiều. b. về tình cảm với bộ môn: Nếu như đầu năm học, các em ngại hay lo lắng khi đến giờ học thì giờ đây các tiết học Lịch sử đã trở nên sôi nổi hơn. Các em thực sự hào hứng làm việc, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, chủ động tìm hiểu kiến thức. Tích cực tham gia các trò chơi đặc biệt đã tự tin trình bày những vấn đề liên quan đến lịch sử. Hàng tuần,
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mot_so_tro_choi_trong_mon_lich.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong môn Lịch sử Lớp 4.pdf