Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc thành tiếng trong giờ tập đọc cho học sinh lớp 4

doc 20 trang lop4 13/01/2024 2010
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc thành tiếng trong giờ tập đọc cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc thành tiếng trong giờ tập đọc cho học sinh lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc thành tiếng trong giờ tập đọc cho học sinh lớp 4
 TRƯỜNG TIỂU HỌC Lấ NINH
BẢN Mễ TẢ SÁNG KIẾN
 TấN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RẩN KĨ 
NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG TRONG GIỜ TẬP ĐỌC 
 CHO HỌC SINH LỚP4
 BỘ MễN: TIẾNG VIỆT
 NĂM HỌC: 2016 – 2017 TểM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 1. Hoàn cảnh nảy sinh sỏng kiến
- Trong quỏ trỡnh dạy học tụi nhận thấy học sinh chưa nhận thấy được tầm quan 
trọng của việc học,cỏc em cũn lơ là, kĩ năng đọc thành tiếng cũn chưa tốt. Nhiều 
phụ huynh học sinh chưa quan tõm đến việc học tập của con em mỡnh.
- Một số giỏo viờn chưa cú nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy.
- Tăng chất lượng giỏo dục và vận dụng thụng tư 30 và thụng tư 22 trong dạy 
học đạt được hiệu quả.
 2. Điều kiện thời gian, đối tượng ỏp dụng sỏng kiến
 - Thời gian: Áp dụng với năm học: 2016 – 2017.
 - Đối tượng ỏp dụng sỏng kiến: Học sinh,Giỏo viờn dạy văn húa ở trường 
 Tiểu học.
 3. Tớnh mới của sỏng kiến:
 - Tớnh khả thi của sỏng kiến: Bất kỡ giỏo viờn văn húa nào ở tiểu học đều cú 
 thể ỏp dụng sỏng kiến. Sỏng kiến đó đem lại thành cụng cho tụi, học sinh 
 cú nhiều tiến bộ vượt bậc.
 4. Hiệu quả của sỏng kiến kinh nghiệm:
 - Qua quỏ trỡnh thực hiện giải phỏp này, chất lượng lớp tụi tiến bộ rừ rệt nờn 
 khụng cũn học sinh yếu kộm. Học sinh thi đua nhau học bài cỏc kĩ năng 
 thỏi độ của học sinh được hỡnh thành và phỏt triển tự nhiờn.
 5. Đề xuất kiến nghị thực hiện hoặc mở rộng sỏng kiến.
 - Sỏng kiến này cú thể ỏp dụng với tất cả cỏc trưởng Tiểu học, đối với giỏo 
 viờn dạy văn húa.
 - Đề nghị khối, Tổ chuyờn mụn, Nhà trường đưa ra thảo luận để rỳt kinh 
 nghiệm về ưu, nhược và triển khai thực hiện ở trường.
 5 Mục đích dạy Tập đọc là phát triển các kĩ năng đọc và nghe cho học sinh. 
Học sinh biết phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lí, cường độ đọc vừa phải, tốc độ 
đọc tối thiểu là 90 tiếng/ phút. Học sinh biết đọc thầm không mấp máy môi, biết 
đọc phân biệt lời nhân vật trong các đoạn đối thoại với lời người dẫn chuyện. 
Học sinh biết đọc thầm và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2.thực trạng ban đầu.
 Qua thực tế giảng dạy nhiều năm học và tìm hiểu việc dạy tập đọc của 
một số giáo viên trong trường, qua dự giờ thăm lớp 1 số đồng chí giáo viên trong 
trường, nhìn chung đa số giáo viên đều coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy 
học. Các giáo viên đều biết lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với nội 
dung từng bài, biết phối hợp giữa phương pháp truyền thống với phương pháp 
“Lấy học sinh làm trung tâm”, sử dụng linh hoạt các phương pháp. Nhưng bên 
cạnh đó vẫn còn không ít giáo viên lúng túng khi dạy theo phương pháp mới, 
chưa mạnh dạn áp dụng triệt để phương pháp mới nên giờ dạy tập đọc vẫn theo 
kiểu đổi mới nửa vời, hiệu quả giờ dạy chưa cao. Giờ tập đọc còn coi nhẹ phần 
“luyện đọc”, giáo viên vẫn sa vào giảng bài, áp đặt cách đọc với học sinh, dẫn 
đến việc luyện đọc cho học sinh chưa nhiều, hiệu quả đọc chưa cao.
 Một số giáo viên chưa chú trọng đến việc đọc mẫu của mình, đọc mẫu còn 
đều đều, lướt nhanh chưa chú ý đến việc đọc diễn cảm nên không gây hứng thú 
cho học sinh. Giáo viên chưa khai thác triệt để và có hiệu quả đồ dùng phục vụ 
cho việc hướng dẫn luyện đọc (câu mẫu, phấn màu...) nên chưa tạo cho học sinh 
hứng thú, tập trung khi đọc. Nhiều học sinh khi đọc chỉ chú ý đến tranh ảnh 
trong sách giáo khoa mà chưa tập trung hết vào việc luyện đọc. Cũng có một số 
học sinh đã đọc bài ở nhà nhiều lần nhưng chưa chú ý đến việc đọc đúng nên 
dẫn đến học sinh đọc vẹt, đọc không thành câu, ngắt, nghỉ hơi không đúng, 
không biết nhấn giọng khi đọc... đọc chiếu lệ mà không thấy được cái hay, cái 
đẹp trong từng câu, từng đoạn , cả bài.
 Từ thực tiễn trên khiến tôi đi sâu nghiên cứu các biện pháp “Rèn kĩ 
năng đọc thành tiếng trong giờ tập đọc cho lớp 4”.
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 7 chưa có ý thức luyện đọc nên đọc không thành câu, chưa biết ngăt, nghỉ hơi hay 
nhấn giọng khi đọc.
1.2. Về phía giáo viên.
 Một số giáo viên việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp chưa chu đáo. Việc 
đầu tư nghiên cứu bài dạy chưa sâu. Trong mỗi tiết tập đọc thì việc dạy học sinh 
luyện đọc còn áp đặt, chưa phát huy hết tính chủ động, sáng tạo của học sinh, 
quá trình luyện đọc cho học sinh còn ít, giáo viên còn sa vào giảng bài và giáo 
viên còn nói hộ học sinh nhiều. Đôi khi giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng 
của việc đọc mẫu cho học sinh, do vậy khi đọc mẫu giáo viên chưa chú trọng 
đến cách đọc của mình mà còn đọc đều đều, lướt nhanh, không chú ý đến đọc 
diễn cảm nên không gây hứng thú cho học sinh, không cuốn hút học sinh tập 
trung vào bài.
3.2. tiến hành
* Khảo sát chất lượng: 
 Xuất phát từ thực tế trên, ngày 1tháng 10 tôi đã tiến hành khảo sát chất 
lượng đọc thành tiếng ở 2 lớp 4A và 4B trong trường.
*Đề khảo sát: Đọc bài: “Thư thăm bạn” (Sách TV4- Tập 1- trang 25)
 Yêu cầu mỗi học sinh đọc cả bài “Ông ngoại” với thang điểm 10.
 Yêu cầu học sinh đọc to, rõ ràng từng tiếng, phát âm đúng, biết ngắt, nghỉ 
hơi sau dấu câu và giữa những cụm từ dài. Đảm bảo tốc độ đọc tối thiểu 100 
chữ/phút.
*Kết quả như sau:
 Điểm9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Dưới 5
 Lớp Sĩ số
 SL % SL % SL % SL %
 4C 30 8 26,6 7 23,3 12 40 3 10
 4D 30 7 23,3 6 20 13 43,3 4 13,3
 Nhìn vào bảng thống kê kết quả khảo sát của 2 lớp tôi thấy chất lượng đọc 
của học sinh chưa cao. Số học sinh đạt điểm khá giỏi thấp, số lượng học sinh đạt 
 9 nhỏ trong việc rèn đọc cho học sinh. Chính vì vậy, người giáo viên phải không 
ngừng học tập nâng cao trình độ, dự giờ thăm lớp thường xuyên, học hỏi kinh nghiệm 
của các bạn đồng nghiệp.
2.2. Nghiên cứu kĩ từng bài dạy.
 Mục tiêu của dạy Tập đọc là rèn cho học sinh kĩ năng đọc, nghe, nói. Bên 
cạnh đó các bài tập đọc còn cung cấp ngữ liệu và hình thành những kiến thức, kĩ 
năng khác được quy định trong chương trình. Chính vì vậy, khi tiến hành mỗi bài 
dạy giáo viên cần nghiên cứu tìm ra cách đọc đa dạng, phong phú để thể hiện 
giọng đọc hay, ngộ nghĩnh và độc đáo, giàu tính nghệ thuật mà sâu sắc của mỗi 
bài. Giáo viên cần đầu tư nghiên cứu nắm chắc mục tiêu của từng bài dạy, để từ 
đó lựa chọn phương pháp và cách tổ chức cho phù hợp với đối tượng học sinh 
của lớp mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
2.3. Đọc mẫu của giáo viên.
 Việc đọc mẫu chuẩn của giáo viên là rất cần thiết trong mỗi tiết tập đọc vì 
học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung, các em rất dễ bắt chước 
người lớn. Do đó muốn học sinh đọc đúng thì lời đọc mẫu của giáo viên phải 
chuẩn. Lời đọc mẫu hay, chuẩn mực của giáo viên sẽ có tác dụng định hướng, lôi 
cuốn sự chú ý nghe của học sinh và nhận thức đúng nội dung của bài đọc.
 Đọc mẫu của giáo viên phải có tính cảm xúc, giọng đọc phải có hồn, 
mang tính nghệ thuật cao.
 Nếu bài tập đọc là một văn bản nghệ thuật thì lời đọc mẫu của giáo viên 
có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và sự tưởng tượng của học sinh, làm cho các em dễ 
đi vào thế giới của tác phẩm và thấy được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm.
 Đọc đúng được hiểu là đúng với phong cách của văn bản:
 + Với văn bản nghệ thuật hoặc có tính nghệ thuật thì đọc mẫu của giáo 
viên được gọi là đọc diễn cảm.
 + Với những văn bản thông thường như: đơn, báo cáo...thì đọc mẫu của 
giáo viên chỉ gọi là đọc đúng chứ không gọi là đọc diễn cảm.
 ở lớp 4 yêu cầu đọc diễn cảm đã đặt ra ở mức độ tương đối cao: Học sinh 
bước đầu làm quen với cách đọc diễn cảm, còn với giáo viên thì đây là yêu cầu 
cần thực hiện.
 11 và khi em đó đọc tốt tôi sẽ động viên, khích lệ em mạnh dạn hơn, đồng thời nhắc 
nhở em bình tĩnh khi đọc và cách lấy hơi để đọc to hơn.
 Ví dụ: Khi học sinh đọc quá nhỏ, tôi động viên, khích lệ các em bằng 
những lời động viên: “Em đọc to hơn chút nữa thì giọng đọc của em sẽ rất hay” 
hoặc ‘Em hãy đọc một câu khác to hơn cho cả lớp cùng nghe”...Sau đó cho cả 
lớp khen bằng một tràng pháo tay...Bằng cách động viên, khích lệ như vậy các 
em sẽ rất phấn khởi và tiến bộ rất nhiều. 
 Cũng có một số em do không biết lấy hơi nên dẫn đến đọc lí nhí không 
thoát ra được, tôi đã hướng dẫn các em biết cách ngắt hơi sau dấu phẩy hoặc giữa 
những cụm từ dài, biết cách nghỉ hơi sau dấu chấm để lấy hơi đọc câu tiếp theo
được tốt hơn.
 Khi có học sinh đọc quá to, tôi điều chỉnh để cho các em đọc vừa phải để 
các em biết cách đọc như thế nào là vừa. Tôi cũng chỉ cần một lời động viên, 
nhắc nhở nhẹ nhàng: “Em đọc nhỏ hơn một chút thì giọng đọc của em sẽ rất 
hay”.
 Yêu cầu đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy). Khi học sinh đã biết đọc 
đúng thì yêu cầu đọc nhanh là cần thiết. Vì ở lớp 4 học sinh đọc phải đảm bảo 
yêu cầu đọc tối thiểu là 120 chữ/phút. 
Tốc độ đọc của học sinh phải song song với việc tiếp nhận ý thức luyện đọc, 
tránh đọc vẹt, đọc lướt mà không hiểu mình đọc gì.
 Khi học sinh đọc, yêu cầu các em đọc đến đâu chắc đến đó, đọc phải cho 
mọi người nghe kịp hiểu nội dung bài. Tôi đã hướng dẫn các em đọc đúng tốc độ 
bằng cách đọc mẫu cho các em để tự các em xác định được cường độ đọc 
đúng...Giáo viên thường xuyên chú trọng, theo dõi tốc độ đọc của học sinh, để từ 
đó chỉnh sửa cho các em.
 Với những em đọc còn chậm, chưa đảm bảo tốc độ đọc tối thiểu theo yêu 
cầu, tôi thường xuyên nhắc nhở các em luyện đọc thêm ở nhà và thường xuyên 
gọi những em đó luyện đọc trong những tiết luyện đọc (Tiếng việt*). Mỗi tuần 
giao cho em đó về nhà luyện đọc thêm một bài.
2.6. Biện pháp theo dõi, lắng nghe cách đọc của học sinh.
 13 Chính vì vậy ở khâu luyện đọc lại giáo viên có thể tổ chức cho học sinh 
“thi đọc tiếp sức” hoặc “thi đọc truyện theo vai”.
* Thi đọc tiếp sức: Mục đích của việc thi đọc tiếp sức là giúp học sinh rèn kĩ 
năng đọc đúng, đọc nhanh, đồng thời cũng rèn kĩ năng nghe cho học sinh. Qua 
đó rèn luyện cho các em tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý, phối hợp nhịp 
nhàng với các bạn trong nhóm.
 Cách tiến hành như sau:
 - Giáo viên nêu cách chơi, chọn một em học sinh khá làm trọng tài, lập nhóm 
chơi có số người bằng nhau (3-5 học sinh/nhóm) và tính điểm:
 Cách chơi và luật chơi như sau:
 - Mỗi người trong nhóm chỉ đọc một câu trong đoạn theo thứ tự từ câu thứ 
nhất đến câu cuối, cả nhóm đọc một vòng cho hết đoạn.
 - Mỗi câu văn đọc chính xác, có thể quy định 1 điểm hoặc 2 điểm, tùy thuộc 
vào số câu trong đoạn nhiều hay ít. Học sinh không được tính điểm nếu vi phạm 
một trong các trường hợp sau đây:
 + Đọc sai hoặc thiếu, thừa tiếng trong câu.
 + Học sinh tiếp theo đọc tiếp câu sau khi người đọc câu trước chưa xong.
 + Đọc 2 câu liền.
 - Từng nhóm đọc tiếp sức như sau:
 + Các em có thể đứng quay mặt về phía các bạn dưới lớp, mỗi em cầm 
một quyển sách giáo khoa đã mở sẵn bài đọc.
 + Trọng tài tính thời gian và ghi lại số phút đọc xong đoạn của mỗi nhóm, 
cùng các bạn theo dõi tính điểm từng nhóm.
 Nhóm được nhiều điểm nhất (ít hoặc không mắc lỗi) và thời gian đọc ít 
nhất 
là nhóm thắng cuộc.
* “Thi đọc truyện theo vai”: Mục đích là giúp học sinh phân biệt và đọc đúng lời 
nhân vật. Qua đó cũng rèn luyện cho các em tác phong nhanh nhẹn, tập trung 
theo dõi bạn đọc và phối hợp cùng các bạn trong nhóm.
Ví dụ: Khi dạy bài “khuất phục tên cướp biển” - Sách TV4-Tập 2-trang 66.
 Khi tiến hành khâu “luyện đọc diễn cảm”. Giáo viên có thể tổ chức như sau:
 15 • Bước 2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
 - Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp đọc đúng câu dài và tìm hiểu nghĩa của từ 
 khó.
c. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
 - Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn đó.
 - Giáo viên có thể trẻ nhỏ hoặc thay đổi câu hỏi cho phù hợp với nội dung 
từng đoạn trong bài và thực tế đối tượng học sinh của lớp mình.
 - Giáo viên chốt ý chính của đoạn và chuyển sang đoạn sau.
 - Giáo viên chốt nội dung chính của bài.
d. Luyện đọc diễn cảm, học thuộc lòng (nếu sách giáo khoa yêu cầu).
 - Giáo viên đọc diễn cảm từng đoạn hay cả bài, những câu cần chú ý.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc.
 - Từng học sinh (hoặc nhóm học sinh) thi đọc đúng, đọc hay.
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét, cho điểm.
 - Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng (nếu sách giáo khoa yêu cầu).
e. Củng cố, dặn dò.
 - Gọi học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
 - Giáo viên chốt nội dung bài và lưu ý học sinh cách đọc, cách học bài ở 
nhà.
 - Nhắc học sinh đọc trước bài tiết sau sẽ học.
 Cách trình bày bảng
 Tập đọc 
 Tên bài (Trang)
 Tên tác giả
 Luyện đọc Tìm hiểu bài
 - Từ, cụm từ cần luyện đọc. - Từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nổi bật 
 cần ghi nhớ.
 - Câu đoạn cần luyện đọc. - ý chính của mỗi đoạn.
 4. kết quả.
 17

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_thanh_tieng_trong_gio.doc