Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 4
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 3. Tác giả: Họ và tên: Tạ Thị Lương (nữ) Ngày tháng/năm sinh: 27 / 3 / 1973 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Tiểu học. Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ phó tổ 4 + 5 Trường Tiểu học Lê Ninh. Điện thoại: 01659727879 4. Đồng tác giả (nếu có) 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh. 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) : Trường Tiểu học Lê Ninh. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc của mình. Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc học tập của mình. 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 22 / 8 / 2016 TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tạ Thị Lương XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT 1 Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt 4. Các phương pháp dạy Tập đọc đặc biệt là phần tìm hiểu bài. Cách soạn phiếu bài tập dạy phần tìm hiểu bài. Sau đó Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm bài Tập đọc Tiết 44: "Chợ Tết" (Tiếng Việt 4 - tập 2 - trang 38), rồi tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả rất khả quan. 4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến Qua vận dụng kinh nghiệm này giáo viên nắm chắc cách d¹y học phân môn Tập đọc phần tìm hiểu bài cho học sinh lớp 4 hiện nay, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả việc dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc lớp 4 nói riêng. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như: Thói quen độc lập suy nghĩ, làm việc; tự tin, ham học và năng lực hợp tác với người khác trong công việc. 5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến Hiện nay việc dạy học phân môn Tập đọc đang là một việc khó đối với giáo viên, nhất là về mặt phương pháp giảng dạy. Tôi tha thiết mong các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như biện pháp dạy học Tiếng Việt – phân môn Tập đọc để tôi được giao lưu học hỏi với những sáng kiến hay, những kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp giúp cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng dạy học nói chung đáp ứng được yêu cầu của xã hội giao phó, sự kì vọng của cha mẹ học sinh và nhà trường. 3 2. Cơ sở lí luận của vấn đề 2.1. Nội dung Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 có 2 tập được sử dụng trong cả năm (học kì I- Tập 1, học kì II - tập 2) gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm, học trong 3 tuần. (Trừ chủ điểm Tiếng sáo diều học trong 4 tuần). - Nếu như ở các lớp dưới, chủ điểm học tập xoay quanh những lĩnh vực rất gần gũi với học sinh như gia đình, trường học, thiên nhiên và xã hội thì ở lớp 4 chủ điểm là những vấn đề về đời sống tinh thần của con người như tính cách, đạo đức, năng lực, sở thích 2.2. Nội dung Sách giáo viên Tiếng Việt 4 Có 2 tập (tập 1 và tập 2) gồm 2 phần: + Phần một: Hướng dẫn chung. Phần này định hướng giúp giáo viên xác định rõ mục tiêu của toàn môn học quan điểm biên soạn sách, phương pháp dạy học các phân môn Tiếng Việt, các biện pháp dạy học Tiếng Việt và nội dung sách giáo khoa. + Phần hai: Hướng dẫn cụ thể. Phần này là những gợi ý về mục tiêu và các hoạt động dạy học của từng tiết dạy ở các phân môn của Tiếng Việt trong đó có phân môn Tập đọc. Những gợi ý này chỉ là định hướng chứ không bắt buộc người giáo viên thực hiện đúng như vậy. Vì thế khi soạn giảng người giáo viên cần nghiên cứu nội dung tiết dạy và dựa vào đối tượng học sinh của lớp để xác định phương pháp và hình thức dạy cho phù hợp. 2.3. Các sách tham khảo Vở Em làm bài tập Tiếng Việt lớp 4: Có hai tập - Là tài liệu tham khảo bổ trợ, có tác dụng phát huy tính tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện để học sinh thực hành có hiệu quả các bài tập. Các sách tham khảo khác (Để học tốt Tiếng Việt, hướng dẫn tự làm bài tập Tiếng Việt 4, Tiếng Việt nâng cao lớp 4 ) là những tài liệu biên soạn giúp học 5 thời gian chưa hợp lí. Có phần dạy quá sâu hoặc dài dòng không cần thiết, có phần lại hời hợt sơ sài chưa đầy đủ độ cần của bài dạy. Thời gian dành cho luyện đọc không nhiều dẫn đến không sửa được cách phát âm sai cũng như cách ngắt nghỉ Qua việc kiểm tra thử nghiệm ở trường Tiểu học, tôi thu được kết quả như sau: - Biết cách đọc thầm để nhanh chóng tự hiểu nội dung bài đọc: 20% học sinh đạt yêu cầu. - Biết đọc phần chú giải để hiểu đúng một số chi tiết trong bài: 10% học sinh đạt yêu cầu. - Biết cách tìm nội dung, ý nghĩa bài: 20%. - Biết cách xác định đề tài của bài: 6%. - Biết cách suy nghĩ tìm ra điều mà tác giả muốn nói với người đọc: 3%. - Biết biểu hiện điều mình hiểu qua giọng đọc: 18%. Kết quả trên cho thấy việc thay đổi nội dung và phương pháp dạy Tập đọc chương trình hiện nay là rất cần thiết, đòi hỏi mỗi giáo viên cần cố gắng tìm tòi học hỏi để nâng cao hơn nữa hiệu quả giờ dạy. 3.2. Xuất phát từ việc đổi mới phương pháp dạy Tiếng Việt theo chương trình và SGK mới để nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân. - Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học nói chung và cho học sinh lớp 4 nói riêng thực chất là dạy cho các em kĩ năng đọc. Do đó cần phải phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh để các em tự tìm ra cách đọc riêng cho bản thân sao cho phù hợp những yêu cầu về kĩ năng đọc của bài văn, bài thơ được tìm hiểu trong chương trình. Muốn vậy các em cần phải hiểu được nội dung tác phẩm văn thơ nói gì để từ đó xác định cách đọc và hình thành kĩ năng đọc cho đúng nên việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh càng đòi hỏi chúng ta - mỗi người giáo viên phải biết đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt tránh phương pháp dạy học thụ động và nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. 7 cũng là 4 yêu cầu về chất lượng của "đọc": Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc hiểu, đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được hình thành và hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy trong khi dạy đọc không thể xem nhẹ yếu tố nào. Tập đọc còn có một mục tiêu rất quan trọng là: Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh đồng thời phát triển tư duy cho học sinh. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Giúp học sinh biết đọc để giao tiếp và giải trí. 4.1.2. Nội dung của phân môn Tập Đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 4.1.2.1. Vài nét về phân môn Tập đọc ở Tiểu học. - Chương trình: Chương trình và sách giáo khoa mới được thực hiện ở Tiểu học bắt đầu từ năm học 2002 - 2003 đến nay (năm học 2016 - 2017) đang thực hiện chương trình thay sách giáo khoa bậc Tiểu học. Ở lớp 1, đã thay sách Tiếng Việt công nghệ giáo dục bắt đầu từ năm học 2016 – 2017. Tập đọc được học trong cả 35 tuần mỗi tuần 10 tiết và từ tuần 21 của học kì II có hỏi nội dung bài ở phần đọc sách giáo khoa. Ở lớp 2 và lớp 3. Tập đọc được học trong cả 35 tuần, trong sách giáo khoa mỗi tuần 4 tiết nay điều chỉnh còn mỗi tuần 3 tiết. Ở lớp 4 và lớp 5: Tập đọc cũng được học 35 tuần, mỗi tuần 2 tiết. - Sách giáo khoa: Các bài tập đọc ở sách giáo khoa được trình bày ở các lớp như sau: + Ở lớp 1: Các bài tập đọc gồm văn bản nghệ thuật (tự sự, miêu tả, trữ tình) hoặc văn bản khoa học, nhật dụng Các bài tập của tập đọc thường là: Tìm những âm, vần cho trước ở các văn bản và các câu hỏi để gợi ý cho học sinh hiểu được nội dung của bài đọc. + Ở lớp 2, 3: Cấu trúc các bài tập đọc gồm: Văn bản, phần chú giải giải thích những từ khó trong bài, phần câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. Những câu hỏi này nhằm kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và những hiểu biết xung quanh văn bản đọc. + Ở lớp 4, 5 cấu trúc bài tập đọc gồm các phần như: Văn bản (bài văn, bài thơ), chú giải, hướng dẫn đọc, câu hỏi tìm hiểu nội dung nghệ thuật. 9 b. Luyện đọc - Tìm hiểu bài. c. Luyện đọc diễn cảm. Nhưng dù sắp xếp như thế nào thì hai phần lớn: Luyện đọc và tìm hiểu nội dung cũng luôn có mối quan hệ tương hỗ khăng khít với nhau. Phần tìm hiểu bài giúp cho học sinh hiểu được nội dung, nghệ thuật của bài từ dó giúp các em đọc đúng, đọc diễn cảm. Ngược lại, học sinh đọc hay đọc diễn cảm để thể hiện nội dung của bài, thể hiện những hiểu biết của mình xung quanh bài đọc. Như vậy rèn kĩ năng đọc hiểu trong khi dạy Tập đọc rất quan trọng. Nó góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn học cho học sinh, từ đó góp phần hình thành ở các em những phẩm chất nhân cách tốt. Trong quá trình tìm hiểu bài, học sinh phải biết làm bài tập để tìm hiểu nội dung của từng bài và tìm ra cách đọc tốt nhất. Muốn tìm hiểu bài tốt, các em phải biết chia đoạn. Kĩ năng này không dễ hình thành cho học sinh. Sau khi chia bài thành các đoạn, giáo viên tiếp tục tổ chức, điều khiển hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung từng đoạn bằng các phương pháp như vấn đáp, trực quan, giảng giải và có thể sử dụng một loạt các loại kĩ thuật khác trong giờ dạy như kĩ thuật giải nghĩa từ, kĩ thuật phát hiện các thủ pháp nghệ thuật. Đối với học sinh, ở mỗi đoạn, các em cần làm những công việc như: trả lời các câu hỏi hay làm bài tập cho trước để tìm hiểu đoạn. Sau đó khái quát được ý từng đoạn và từ đó tìm hiểu thêm các vấn đề khác có liên quan đến nội dung đoạn. Trong quá trình hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bài, giáo viên cần biết phối hợp linh hoạt các phương pháp và luôn sáng tạo, luôn thay đổi các câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài cũng như khai thác nội dung tranh ảnh minh họa. Mặt khác giáo viên cần phải quan tâm tới cách tổ chức có hệ thống và lôgic các nội dung trong bài sao cho giờ học không bị ngắt quãng, gián đoạn. Đặc biệt giáo viên phải lấy học sinh là trung tâm. Vai trò của giáo viên trong mỗi tiết dạy chỉ là người tổ chức, dẫn dắt giúp học sinh tự tìm ra tri thức. 11 Hệ thống câu hỏi của một số bài tập đọc chủ yếu là các câu hỏi tái hiện chi tiết trong bài, ít có câu hỏi suy luận khái quát làm rõ được đề tài chủ đề của bài. Nói cách khác, sách giáo khoa yêu cầu học sinh đọc hiểu ở trình độ thấp, nặng nề về đọc nhớ. 4.2.1.2. Dạy bằng phiếu bài tập. Phiếu bài tập đọc hiểu là do giáo viên biên soạn và sử dụng trong phần tìm hiểu bài. Việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu thực chất là đổi mới phương pháp dạy học - Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giờ tập đọc. Mỗi một phiếu học tập trên tay học sinh như ngầm kích thích các em thi đua tìm hiểu bài để hoàn thành các bài tập sao cho đạt kết quả tốt nhất. Từ đó tạo giờ học đầy hứng thú, sôi nổi bớt căng thẳng. Song nó có hạn chế giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu bài để xây dựng hệ thống bài tập và giáo viên mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị phiếu bài tập nhiệt tình. Qua quá trình suy nghĩ nghiên cứu, trăn trở khi thiết kế và dạy học trên lớp đã mở ra cho tôi một cách làm như sau: - Kiểm tra hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa để chuyển đổi hoặc bổ sung cho những câu hỏi này thành những bài tập không yêu cầu học sinh trả lời mà sử dụng hành động vật chất: viết, vẽ, tô, nối, đánh dấu dưới hình thức những bài trắc nghiệm. Trong khi chuyển đổi hình thức bài tập, có những trường hợp phải điều chỉnh câu hỏi cho chính xác. - Điều chỉnh nội dung dạy đọc hiểu bằng cách bổ sung thêm các dạng bài tập sao cho tất cả các bài tập thuộc ba dạng: Bài tập tái hiện, bài tập cắt nghĩa, bài tập phản hồi thuộc các phong cách khác nhau. 4.2.2. Tầm quan trọng của phiếu bài tập đọc hiểu. Phương pháp dạy học tập đọc mới hiện nay đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải xây dựng giờ học thành một hệ thống việc làm mà việc thực hiện chúng như một lôgic tất yếu sẽ đem lại kết quả giờ học ở phía học sinh. Chính vì vậy phiếu bài tập đọc hiểu giữ một vị trí rất quan trọng trong dạy học tập đọc. 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_hieu_cho_hoc_sinh_lop.doc