Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy địa lí Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy địa lí Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy địa lí Lớp 4
Phương pháp giảng dạy địa lí lớp 4 I: PHẦN MỞ ĐẦU I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Môn Tự nhiên-xã hội là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục Tiểu học. “Môn Tự nhiên-xã hội được dạy cho học sinh Tiểu học,cụ thể từ lớp 1 đến lớp 5,việc dạy môn Tự nhiên-xã hội nhằm cung cấp cho học sinh ban đầu về Tự nhiên,về xã hội và về con người.Thông qua những kiến thức khoa học cơ bản,được trình bày đơn giản,phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm lứa tuổi,giúp cho các em hình thành được tư duy chặt chẽ,mang tính khoa học và năng lực cần thiết khác.Để các em có thể ứng xử hợp lí,thích ứng với cuộc sống hiện tại và học tập suốt đời”. (Trích trang 4-bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997-2006:Bộ Giáo dục và đào tạo) Môn Tự nhiên-xã hội ở giai đoạn 2(lớp 4,5) được tách thành 2 môn học:Môn khoa học;môn Lịch sử và địa lí.Đặc biệt môn Lịch sử và địa lí là môn học đầu tiên các em được học kĩ về tiến trình lịch sử của nước nhà.Còn phần địa lí giúp học sinh hiểu được vị trí,địa hình,dân cư,kinh tế các vùng miền trên đất nước ta.Từ đó làm nền tảng để các em học tiếp các lớp trên. Phần địa lí lớp 4 theo chương trình cũ(từ năm 2000 trở về trước)nội dung còn nhiều,còn có những điểm trùng lặp giữa lớp 4 và lớp5 cụ thể là:nội dung trong SGK được chia theo sáu vùng miền như sau: -Miền núi và trung du phía Bắc. -Đồng bằng sông Hồng -Dãy Trường Sơn -Đồng bằng ven biển miền Trung -Đồng bằng Nam Bộ -Đồng bằng sông Cửu Long Với nội dung trên học sinh khó có thể nắm bắt được các kiến thức tổng quát về địa lí nước ta. Vì vậy chương trình Sách giáo khoa mới đã có những thay đổi cơ bản để học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức địa lí theo địa hình từ cao xuống thấp.Cụ thể là chương trình mới được sắp xếp như sau: 1 -Nghiên cứu tìm tòi một số phương pháp giảng dạy phù hợp có hiệu quả trong phần địa lí Lớp 4. I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Trong phần Đề tài này tôi chú trọng tập trung vào nghiên cứu 2 phần chính -Nội dung địa lí trong môn học Lịch sử và địa lí lớp 4 (theo chương trình thay sách của bộ Giáo dục và đào tạo) -Các phương pháp giảng dạy Địa lí 4 được vận dụng trong việc dạy học ở Trường Tiểu học ........ II-Huyện Krông Năng-Đắc Lắc. I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Có 2 phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề tài này. 1) Phương pháp tổng hợp: Đọc các loại sách như: -Sách giáo khoa Lịch sử và địa lí lớp 4 -Sách giáo viên Lịch sử và địa lí lớp 4 Và một số tài liệu khác để tổng hợp các kiến thức về nội dung và phương pháp dạy học phần địa lí lớp 4 2) Phương pháp phân tích: Từ các nội dung phương pháp đã tổng hợp ở trên,phân tích để tìm ra các ưu,nhược điểm của từng phương pháp để vận dụng phù hợp vào mỗi bài cụ thể. II: PHẦN NỘI DUNG: II.1. Cơ sở lí luận Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến động không ngừng.Nhưng Đảng và nhà nước ta vẫn luôn luôn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp của giáo dục cũng như vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học.Nghị quyết TW 4 khóa VII đã chỉ rõ:“Giáo dục & Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế, xã hội”. Nghị quyết TW 2 khóa VIII cũng đã xác định rõ vai trò của Giáo dục:“ Muốn tiến hành thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải phát triển mạnh Giáo dục& Đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố phát triển nhanh và bền vững”. Vì vậy, cùng với hoạt động dạy học các môn như toán,Tiếng việt...thì phân môn Địa lí cũng chẳng kém phần quan trọng đối với học sinh Tiểu học.Vì đây chính là nền móng để các em tiếp tục học lên lớp trên. 3 -Có độ dài khoảng 180 km,rộng gần 30 km. b)Đặc điểm tự nhiên: -Địa hình:đây là dãy núi cao,đồ sộ có nhiều đỉnh nhọn,sườn dốc,thung lũng hẹp và sâu.Dãy núi Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan -Xi -Păng cao nhất nước với độ cao 3143 mét,được gọi là “nóc nhà của Tổ Quốc” -Khí hậu:Ở những nơi cao khí hậu quanh năm rất lạnh,nhất là những tháng mùa đông.Từ độ cao 2000 mét đến 2500 mét thường mưa nhiều,gió thổi mạnh.Trên đỉnh núi mây mù hầu như bao phủ quanh năm.Chính vì vậy ở đây có Sa Pa là một địa điểm nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. c) Đặc điểm dân cư: Hoàng Liên Sơn có dân cư thưa thớt.Ở đây có một số dân tộc ít người như:dân tộc Thái,dân tộc Dao,dân tộc MôngCác dân tộc này không ở cùng một nơi mà mỗi dân tộc cư trú một địa bàn với độ cao khác nhau. -Dân tộc Mông cư trú ở địa bàn có độ cao từ 700 mét đến 1000 mét. -Dân tộc Dao cư trú ở địa bàn có độ cao trên 1000 mét -Dân tộc Thái cư trú ở địa bàn có độ cao thấp hơn dưới 700 mét Ở vùng núi cao đường giao thông đi lại rất khó khăn nên phương tiện giao thông chủ yếu là đi bộ và đi bằng ngựa. Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống tập trung thành các bản nhỏ,mỗi bản thường có mươi nóc nhà.Các bản sống ở dưới thung lũng thường đông hơn.Nhà ở của các dân tộc ở đây thường là nhà sàn để tránh thú dữ và tránh ẩm thấp,vật liệu làm nhà chủ yếu là gỗ,tre và nứa. Chợ Hoàng Liên Sơn được họp theo từng phiên vào những ngày nhất định. Vào những ngày này chợ thường đông vui.Chợ ở Hoàng Liên Sơn không chỉ là nơi mua bán trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ kết bạn của các nam nữ thanh niên . Trang phục của các dân tộc ở đây chủ yếu là tự may và các trang phục thường được trang trí rất công phu nhiều màu sắc sặc sỡ. Ở Hoàng Liên Sơn thường tổ chức các lễ hội vào mùa xuân như hội núi mùa xuân,hội xuống đồngTrong các lễ hội người ta tổ chức các hoạt động thi hát,múa sạp,ném còn d) Đặc điểm kinh tế. -Về nông nghiệp:trồng lúa,ngô,chè trên ruộng bậc thang.Trồng các loại cây ăn quả xứ lạnh như đào,lê,mận Nghề thủ công:Dệt thổ cẩm,thêu,đan lát,rèn, 5 -Người dân Tây Nguyên rất yêu thích nghệ thuật.Họ có nhiều nhạc cụ độc đáo như đàn tơ rưng,đàn K’rông pút,cồng,chiêng e) Đặc điểm về kinh tế: Hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân Tây Nguyên là trồng trọt và chăn nuôi. Do phần lớn các cao nguyên đều được phủ một lớp đất đỏ Ba-dan màu đỏ tươi xốp,phì nhiêu cho nên rất thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê,tiêu,chè,cao su,với số lượng diện tích rất lớn như sau: Cà phê:494200 Ha Cao su:97200 Ha Chè :22558 Ha Hồ tiêu:11000 Ha Tây Nguyên là nơi trồng nhiều Cà phê nhất nước ta.Đặc biệt là Cà phê Buôn Ma Thuột thơm ngon nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn nước ngoài. Chăn nuôi chủ yếu ở Tây Nguyên là trâu,bò,voi vì ở đây có nhiều đồng cỏ xanh tốt.Nuôi và thuần dưỡng voi là một nghề truyền thống ở Tây Nguyên .Số lượng trâu,bò,voi là biểu hiện sự giàu có và sung túc của các gia đình ở Tây Nguyên . -Ngoài việc trồng trọt và chăn nuôi,người dân ở Tây Nguyên còn biết khai thác rừng,vì rừng ở Tây Nguyên có nhiều lâm sản quí như nấm hương, mộc nhĩ,có nhiều động vật quí và nhiều loại gỗ quí.Do việc khai thác bừa bãi nên rừng ở Tây Nguyên ngày càng cạn kiệt.Ngày nay nhà nước đâng vận động nhân dân trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc. 3) Thành phố Đà Lạt. a) Vị trí,giới hạn,diện tích: -Nằm trên cao nguyên Lâm Viên. -Diện tích khoảng 54475 km² b) Đặc điểm tự nhiên: -Địa hình:Địa hình thành phố Đà Lạt khá cao với độ cao trung bình là 1500mét (so với mực nước biển) bao gồm nhiều vùng đồi tròn. -Khí hậu:quanh năm mát mẻ,có nhiều thác nước đẹp nổi tiếng như Cam Ly,Pơ-ren c) Đặc điểm dân cư:Dân cư tương đối đông đúc:dân số 4,4 triệu người/Km2 (năm2002) 7 -Địa hình:Đồng bằng Bắc Bộ khá bằng phẳng và đang tiếp tục mở rộng ra phía biển. -Khí hậu:có 4 mùa,mùa hạ thời tiết nóng nực có lúc nhiệt độ lên tới 38-39°C Mùa đông hay có nhiều đợt gió mùa đông bắc thổi về gây ra nhiều đợt kéo dài. -Sông ngòi:có 2 sông chính đó là sông Hồng và sông Thái Bình bồi dắp phù sa c) Dân cư:-Dân số 17,5 triệu người (năm 2002)Dân cư sinh sống lâu đời chủ yêu là người kinh. Đây là vùng có Dân cư tập trung đông nhất của cả nước.Họ thường sống thành từng làng có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau.Nhà được xây dựng chắc chắn,xung quanh có vườn,sân và ao. -Làng Việt cổ thường có luỹ tre bao bọc.Mỗi làng có miếu đình thờ Thành Hoàng.Thành Hoàng là người có công với làng với nước.Đình là nơi diễn ra các hoạt động chung của dân làng .Một số làng còn cóđền,chùa,miếuNgày nay làng của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều thay đổi.Nhà ở và các tiện nghi trong nhà ngày càng hiện đại hơn. -Trang phục truyền thống của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ là áo dài,khăn đóng và áo tứ thân. -Lễ hội:Ở Đồng bằng Bắc Bộ có các lễ hội như hội Lim,hội Chùa Hương, hội Gióng,Trong các lễ hội người dân thường tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi. d) Đặc điểm về kinh tế: -Nhờ đất phù sa màu mỡ,nguồn nước dồi dào người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nên Đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ 2 so với cả nước.Ngoài việc trồng lúa người dân nơi đây còn trồng ngô,khoai,cây ăn quả, -Đồng bằng Bắc Bộ là nơi chăn nuôi gia súc,gia cầm lớn nhất của nước ta.Ngoài ra còn có các hoạt động như nuôi trồng và đánh bắt cá,tôm. -Đồng bằng Bắc Bộ là nơi trồng nhiều loại rau quả xứ lạnh do mùa đông kéo dài từ 3-4 tháng trong năm. -Ở Đồng bằng Bắc Bộ là nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống, nhiều nghề đạt đến trình độ tinh xảo tạo nên những sản phẩm nổi tiêng trong và ngoài nước như lụa vạn phúc, gốm sứ bát tràng, chiếu cói Kim Sơn,chạm bạc Đồng Sâm -Mua bán hàng hoá là hoạt động diễn ra tấp nập nhất ở các chợ phiên. Hàng hoá được bán ở chợ phần lớn là những sản phẩm sản xuất ở địa phương.Nhìn các loại hàng bán ở chợ ta có thể biết người ở địa phương đó sống chủ yếu bằng nghề gì? 9 - Vị trí:Nằm ở miền Nam nước ta thuộc hệ thống sông Mê Kông và sông Đồng Nai. -Giới hạn:Bao gồm các tỉnh và thành phố như Long An,Đông Tháp,An Giang,Tiền Giang,Vĩnh Long,Kiên Giang,Cần Thơ,Sóc Trăng,Bạc Liêu,Cà Mau -Diện tích:khoảng 39734 km² b: Đặc điểm tự nhiên: -Địa hình:Bằng phẳng,có nhiều vùng trũng dễ ngập nước như Đồng Tháp Mười,Kiên Giang,Cà Mau -Khí hậu:Quanh năm nóng ẩm,có 2 mùa,mùa mưa và mùa khô -Sông ngòi:hệ thống sông Cửu Long và sông Đồng Nai hàng năm bồi đắp một lượng lớn phù sa cho Đồng Bằng Nam Bộ c) Dân cư: - Dân số 16,7 triệu người năm 2002 -Có các dân tộc,Kinh,Khơ Me,Hoacùng chung sống vui vẻ đoàn kết bên nhau.Nhà ở của người dân thường làm dọc theo các sông,kênh,rạch,nhà thường đơn sơ, xuồng ghe là những phương tiện đi lại chủ yếu của người dân nơi đây.Ngày nay diện mạo làng quê ở Đồng Bằng Nam Bộ đã có nhiều thay đổi,nhiều ngôi nhà kiên cố khang trang được xây dựng.Đời sống mọi mặt của người dân được nâng cao. -Trang phục phổ biến của người dân ở Đông Bằng Nam Bộ là quần áo bà ba và chiếc khăn rằm. -Lễ hội:Người dân Nam Bộ thường tổ chức các lễ hội để cầu được mùa,cầu nhiều may mắn trong cuộc sống.Các lễ hội nỗi tiếng như hội Bà Chúa Sứ ở Châu Đốc(An Giang)hội núi Bà ở Tây Ninh Lễ cúng trăng ở đồng bào Khơ Me,lễ tế thần cá Ông (cá voi)của các làng chài ven biển. d) Đặc điểm về kinh tế: -Nhờ có đất đai màu mỡ,khí hậu phù hợp,người dân cần cù lao động nên Đồng Bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa,vựa trái cây lớn nhất của nước ta.Lúa gạo,trái cây của đồng bằng đã cung cấp nhiều nơi trong nước và trên thế giới.Phần lớn gạo xuất khẩu nước ta là do đồng bằng Nam Bộ cung cấp. -Ngoài trồng lúa và cây ăn trái Nam Bộ còn là nơi nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản nhiều nhất nước ta do có mạng lưới sông ngòi chằng chịt,đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề này . 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giang_day_dia_li_lop_4.docx