Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Lịch sử Lớp 4

doc 19 trang lop4 09/12/2023 2100
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Lịch sử Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Lịch sử Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Lịch sử Lớp 4
 Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc
 MỤC LỤC
 Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Giới hạn của đề tài 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận 3
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 4
3. Nội dung và hình thức của giải pháp: 4
 a) Mục tiêu của giải pháp 4
 b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 5
 c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 16
 d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm 16
 vi và hiệu quả ứng dụng
III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận 16
2.Kiến nghị 17
Tài liệu tham khảo 18
 Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Lịch sử lớp 4
 1 Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc
 4. Giới hạn của đề tài
 Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Tây Phong năm học 2014-2015 và 2015-
2016.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
 - Phương pháp điều tra;
 - Phương pháp thử nghiệm;
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh;
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận
 Phân môn Lịch sử lớp 4 là một bộ phận của môn Lịch sử và Địa lí 4. Nôi 
dung của chương trình này cung cấp cho học sinh một số sự kiện, nhân vật lịch 
sử tiêu biểu của lịch sử dân tộc ta qua các thời kì, từ buổi đầu dựng nước cho tới 
nửa đầu thế kỉ XIX.
 Để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử thì không thể không kể đến 
hệ thống các phương pháp, kĩ thuật dạy học. Đây là cơ sở quan trọng để từ đó 
mỗi giáo viên lựa chọn và ứng dụng vào tiết dạy của mình cho phù hợp. Việc 
vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hợp lí sẽ giúp cho học sinh học tập 
một cách tích cực, chủ động, sáng tạo hơn.
 Đồng thời căn cứ vào tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học và khả năng tiếp 
thu kiến thức cũng như kĩ năng tự học tập của học sinh lớp 4, tôi cũng đã mạnh 
dạn đưa ra các giải pháp trong đó chú trọng tạo cho học sinh một môi trường để 
được vận động và thực hành các kĩ năng như: tự đọc sách để tìm hiểu bài trước 
ở nhà, tham gia các trò chơi, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, ...
 Đó chính là các căn cứ, các cơ sở lí luận để tôi tổng kết và hoàn thành các 
kinh nghiệm trong dạy học môn Lịch sử của mình.
 2. Thực trạng 
 Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Lịch sử lớp 4
 3 Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a) Mục tiêu của giải pháp
 Giúp giáo viên có cái nhìn tổng quát về toàn bộ môn học, định hướng cho 
học sinh phương pháp học tập tích cực ngay từ đầu năm và chia sẻ những kinh 
nghiệm của bản thân trong việc nâng cao chất lượng môn lịch sử lớp 4.
 b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 
 *Giải pháp 1: Nắm chắc nội dung, chương trình môn học
 Lịch sử là một tiến trình, trong đó các sự kiện sau luôn có mối liên quan 
trực tiếp hoặc gián tiếp tới các sự kiện đã diễn ra trước đó. Vì thế mà để học sinh 
hiểu rõ nội dung từng bài học, giáo viên cần nắm rõ nội dung chương trình cả 
năm học để có thể giúp học sinh liên kết các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử với 
các mốc thời gian tương ứng.
 Nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 4 cung cấp cho học sinh một số 
kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu 
biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi 
đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỉ XIX, được chia thành 8 giai đoạn với 28 
bài, được dạy mỗi tuần một bài theo phân phối chương trình. Cụ thể như sau:
 Giai đoạn Thời gian Nội dung chính Các bài trong SGK
1. Buổi Khoảng năm Sự ra đời của nền Bài 1: Nước Văn Lang.
đầu dựng 700 TCN đến văn minh Văn Lang- Bài 2: Nước Âu lạc
nước và giữ năm 179 Âu Lạc và những 
nước TCN thành tựu chính của 
 văn minh Văn Lang - 
 Âu Lạc.
2. Hơn một Từ năm 179 Cuộc sống của nhân Bài 3: Nước ta dưới ách 
nghìn năm TCN đến năm ta dưới ách thống trị, đô hộ của các triều đại 
đấu tranh 938 chính sách đồng hóa phong kiến phương Bắc.
giành độc dân tộc của các triều Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà 
lập đại phong kiến Trung Trưng (Năm 40)
 Quốc và phong trào 
 đấu tranh của nhân Bài 5: Chiến thắng Bạch 
 dân ta để giành độc Đằng do Ngô Quyền lãnh 
 lập, tự chủ. đạo (Năm 938)
 Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Lịch sử lớp 4
 5 Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc
 nước.
 Bài 19: Văn học và khoa 
 học thời hậu Lê.
7. Nước Đại Thế kỷ XVI- Trịnh Nguyễn phân Bài 21: Trịnh Nguyễn 
Việt thế kỷ XVIII tranh; cuộc khẩn phân tranh. 
XVI- XVIII hoang ở Đàng Trong; Bài 22: Cuộc khẩn hoang 
 thành thị ở thế kỷ ở Đàng Trong.
 XVI – XVIII; nghĩa 
 quân Tây Sơn tiến ra Bài 23: Thành thị ở thế 
 Thăng Long đại phá kỷ XVI – XVII.
 quân Thanh; Quang Bài 24:Nghĩa quân Tây 
 Trung với sự nghiệp Sơn tiến ra Thăng Long 
 xây dựng đất nước. (Năm 1786).
 Bài 25: Quang Trung đại 
 phá quân Thanh (Năm 
 1789).
 Bài 26: Những chính sách 
 về kinh tế và văn hoá của 
 vua Quang Trung.
8. Buổi đầu Từ năm 1802 Giới thiệu về Triều Bài 27: Nhà Nguyễn 
thời Nguyễn đến năm 1858 đại nhà Nguyễn và thành lập.
 kinh thành Huế Bài 28: Kinh Thành Huế
 Ngoài ra trong chương trình môn học còn có các bài ôn tập được sắp xếp 
xen kẽ giữa các bài, cụ thể: 
 Tuần Tiết chương Nội dung ôn tập
 trình
 Tuần 8 6 - Từ bài 1 đến bài 5 học về hai giai đoạn LS: Buổi 
 đầu dựng nước và giữ nước; Hơn 1000 năm đấu 
 tranh giành lại độc lập
 - Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai 
 thời kỳ này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời 
 gian
 Tuần 17 15 - Hệ thống hoá các sự kiện, nhân vật lịch sử ở từng 
 Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Lịch sử lớp 4
 7 Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc
học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về trận chiến Bạch Đằng oanh liệt 
đó.
 Do vậy, ngoài nội dung chương trình sách giáo khoa, các thầy cô giáo nên 
tham khảo thêm nhiều tài liệu đáng tin cậy về lịch sử nhằm có thêm các thông 
tin chính xác để bổ trợ cho học sinh.
 *Giải pháp 3: Tạo hứng thú, niềm yêu thích học tập cho học sinh 
 Tôi luôn có một niềm tin rất rõ ràng rằng: nếu một công việc được làm 
với niềm yêu thích, sự hứng thú thì chắc chắn kết quả của công việc đó sẽ tốt 
hơn rất nhiều. Chính vì thế, truyền cho học sinh niềm say mê, yêu thích môn học 
với tôi là một yếu tố rất quan trọng để dạy học thành công.
 Lịch sử lớp 4 là điểm xuất phát của chặng đường tiếp thu lĩnh hội các kiến 
thức lịch sử của học sinh. Các em học sinh lớp 4 như những trang giấy trắng và 
người giáo viên hoàn toàn nắm trong tay việc tô điểm lên các màu sắc theo ý 
mình. Đó cũng chính là một lí do môn học này gây cho tôi nhiều hứng thú.
 Ngay từ đầu năm học, trong bài học đầu tiên, giáo viên cần cho học sinh 
thấy rõ được ý nghĩa của việc học môn Lịch sử. 
 Cần gây cho học sinh sự tò mò, muốn khám phá, tìm tòi, nghiên cứu. 
Giáo viên có thể đặt ra hệ thống các câu hỏi như:
 Các em có muốn biết đất nước ta được hình thành như thế nào không?
 Vì sao có những con đường mang tên Hùng Vương, Quang Trung,?
 Các vua Hùng trong những câu chuyện truyền thuyết có thật không nhỉ?
 Các em đã nghe câu chuyện về Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc chưa?
 Tất cả các câu hỏi đó sẽ được trả lời trong cuốn sách lịch sử lớp 4 mà 
chúng ta đang cầm trên tay.
 Xuyên suốt quá trình dạy học, cần duy trì niềm say mê đó bằng nhiều biện 
pháp như: tổ chức các trò chơi, xem các video về các sự kiện, nhân vật lịch sử, 
kể các câu chuyện lịch sử có nội dung được học trong bài,
 *Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh tự học tại nhà
 Một bài học lịch sử thường không dễ nhớ, do đó nếu không xem lại nội 
dung bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đi học, học sinh không dễ nắm được 
 Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Lịch sử lớp 4
 9 Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc
đó, các em không chỉ biết được thêm những kiến thức mới mà các em còn được 
biết thêm thông tin về những câu chuyện kể đã thuộc từ lâu.
 Dưới đây là một số câu chuyện có thể liên hệ, sử dụng trong quá trình dạy 
học:
 Bài số Tên bài học Truyện kể có thể sử dụng
 Sự tích bánh Chưng, bánh Dày
 1 Nước Văn Lang Sơn Tinh, Thủy Tinh
 Thánh Gióng
 2 Nước Âu Lạc Mỵ Châu,Trọng Thủy
 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ 
 6 Cờ lau tập trận
 quân
 Cuộc kháng chiến chống Bóp nát quả cam
 14 quân xâm lược Mông- Yết Kiêu
 Nguyên
 16 Chiến tháng Chi Lăng Sự tích Hồ Gươm
 21 Trịnh Nguyễn phân tranh Một số mẩu chuyện về Trạng Quỳnh
 *Giải pháp 6: Sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học; sử dụng đa 
dạng, thành thạo các đồ dùng dạy học
 Để một tiết dạy thành công thì điều quan trọng nhất có lẽ đó chính là cách 
lựa chọn phương pháp dạy học và tổ chức các hình thức học tập của giáo viên. 
Thật khó để có thể đưa ra được phương pháp nào là tối ưu nhất, vì mỗi phương 
pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào nội dung mỗi bài học và ý tưởng 
của giáo viên mà chúng ta sẽ có sự lựa chọn phù hợp. 
 Các phương pháp thường được dùng khi giảng dạy lịch sử đó là: thuyết 
trình, hỏi đáp, kể chuyện, thảo luận nhóm, đóng vai, Tuy nhiên, dù sử dụng 
bất cứ phương pháp nào thì vấn đề then chốt tôi luôn đặt ra đó là: cần phát huy 
được tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập. Cụ thể:
 -Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng đọc và phân tích tư 
liệu: GV cần đưa ra yêu cầu cụ thể cho học sinh trước khi yêu cầu đọc tư liệu 
trong sách giáo khoa, nhằm giúp các em đọc một cách chủ động và có mục đích 
hơn.
 Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Lịch sử lớp 4
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc.doc