Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho học sinh Lớp 4
Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do lý luận Mục tiêu hàng đầu của giáo dục chính là đào tạo con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ nhằm đáp ứng với nhu cầu của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo luôn được nhà nước và cả xã hội quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu. Tiểu học là bậc học nền tảng và rất quan trọng, có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức về thế giới tự nhiên, cuộc sống xã hội và môi trường xung quanh nhằm giúp các em hình thành được các kĩ năng, kĩ xảo cơ bản đầu tiên, tạo nền tảng vững chắc cho việc hình thành và phát triển nhân cách sau này. Những nền móng này rất cơ bản và cần thiết để trẻ tiếp tục học lên bậc học trên. Trong chương trình Tiểu học, Lịch sử là phân môn được xếp vào chương trình giảng dạy lớp 4 và lớp 5, đó là kiến thức có hệ thống về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, những bước phát triển của Lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương cho đến nay. Phân môn này có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử có hệ thống theo trình tự thời gian, rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng cở bản như: Xem và đọc bản đồ, lược đồ, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ sách giáo khoa, từ cuộc sống gần gũi với các em, nhận biết được đúng các sự kiện, hiện tượng lịch sử, trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, sơ đồ,... Đồng thời bồi dưỡng, giáo dục cho học sinh lòng yêu lịch sử, quê hương, đất nước từ đó ham học hỏi và tìm hiểu về lịch sử, biết tôn trọng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc. Thế nhưng qua thực tiễn giáo dục ở nước ta hiện nay, Lịch sử chưa được trân trọng đúng như giá trị của nó. Nhiều người vẫn cho rằng đây là môn học khô khan, khó hiểu với những mốc thời gian, sự kiện vì thế trong quá trình học thì không cần phải tư duy, sáng tạo mà chỉ cần học thuộc, ghi nhớ một cách máy móc kiến thức trong sách giáo khoa là được. Chính vì những nhận thức sai lầm đó đã khiến cho học sinh không có hứng thú trong quá trình học tập trên lớp, chưa tích cực tìm tòi về kiến thức lịch sử trong cuộc sống. Điều đó dẫn đến việc nhiều học sinh mù mờ về truyền thống lịch sử của dân tộc, hay nhầm lẫn các mốc thời gian, các sự kiện, các nhân vật lịch sử với nhau. Mặt khác hiệu quả dạy phân môn Lịch sử còn thấp vì đây là phân môn khó đòi hỏi năng lực hướng dẫn và ứng xử linh hoạt của người giáo viên khi đứng lớp. Và làm thế nào để tiết dạy môn Lịch sử đạt hiệu quả, thu hút được sự tập trung chú ý cao của học sinh để các em hứng thú và yêu thích môn học này ngay từ bậc Tiểu học là một vấn đề đặt ra hết sức cần thiết. 2. Lý do thực tiễn GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 1 Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Lịch sử của nhân loại nói chung và của mỗi đất nước nói riêng không thể thiếu trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. Một đất nước muốn phát triển thì nhân dân của nước đó phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống lịch sử của dân tộc mình. Đó như là một phương tiện giúp con người nuôi dưỡng tình cảm yêu quê hương, đất nước, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nội dung môn Lịch sử trong chương trình lớp 4 không trình bày kiến thức lịch sử theo hệ thống chặt chẽ mà mỗi bài trình bày một sự kiện, hiện tượng hoặc nhân vật lịch sử tiêu biểu của một giai đoạn lịch sử nhất định. Phân môn Lịch sử được đưa vào chương trình Tiểu học nhằm giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về lịch sử của dân tộc, qua đó dần hình thành những kĩ năng, thái độ để hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Nội dung chương trình được chọn lọc để đảm bảo mục tiêu, thời lượng dành cho môn học cũng như trình độ nhận thức của học sinh. Đó là những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, sắp xếp theo trình tự thời gian, đại diện cho các thời kì lịch sử phản ánh những cột mốc đánh dấu sự phát triển của các giai đoạn lịch sử, những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước (kinh tế, chính trị, văn hóa,...) và giữ nước của ông cha ta được giáo viên truyền thụ đến học sinh bằng các phương pháp dạy học và các hình thức dạy học đã được lựa chọn phù hợp. Đó là nền móng để học sinh tiếp tục học lên các bậc cao hơn, giúp các em có biểu tượng đầy đủ về quá khứ, có ý thức về xã hội, suy nghĩ, cảm thụ những gì đã xảy ra trong quá khứ để có trách nhiệm với hiện tại và tương lai. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi Nhà trường Chính quyền địa phương cũng như Ban Giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến công tác giáo dục của xã nhà, đặc biệt là công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số, Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, các em có đủ sách vở, đồ dùng học tập theo yêu cầu của giáo viên. Trường cũng đã có phòng thư viện với sách báo, tranh ảnh, các đồ dùng phục vụ cho quá trình dạy học. Giáo viên Là một giáo viên trẻ nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nên bản thân tôi luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn nên hiểu rõ tầm quan trọng trong việc giảng dạy và nhận thức được giáo dục học sinh Tiểu học phát triển toàn diện là việc làm rất cần thiết, thông qua môn học Lịch sử hình thành cho học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống lịch sử của dân tộc mình. Bên cạnh đó lại được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời và sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Các thầy cô giáo rất nhiệt tình, yêu trẻ, có lòng say mê với nghề và có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 3 Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu sưu tầm thêm tranh ảnh, tài liệu từ những nguồn khác để bổ sung, làm rõ thêm kiến thức trong sách giáo khoa, điều đó dẫn đến tiết dạy Lịch sử của giáo viên chưa hấp dẫn và sinh động, khô khan và nhàm chán, chưa thu hút được sự chú ý của học sinh, chưa tạo ra cho học sinh tính tích cực, tư duy, sáng tạo và tự giác học tập, từ đó học sinh không có hứng thú với môn học này. Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa được tốt, phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình, nhiều phụ huynh coi Lịch sử là môn phụ nên họ chỉ nhắc nhở, chỉ dạy con em mình học các môn chính như Toán với Tiếng Việt còn Lịch sử chỉ cần học thuộc để được điểm cao chứ không cần phải hiểu sâu kiến thức của bài. Mặt khác do đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên nhiều gia đình chỉ lo đi làm mà ít quan tâm đến việc học của con em mình, thậm chí nhiều gia đình có tư tưởng giao khoán việc học của con em mình cho nhà trường. Điều kiện kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn nên các điểm trường lẻ của trường cũng chưa được đầu tư đầy đủ đồ dùng học tập, thiết bị, cơ sở vật chất, thư viện của trường cũng chưa có đủ sách tham khảo, tư liệu dạy và học phục vụ giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học còn rất nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh, cho nên giáo viên không chuẩn bị được tốt cho tiết dạy của mình, học sinh chỉ được học “chay” không có sự mở rộng kiến thức ngoài sách giáo khoa nên chưa thu hút được sự chú ý của học sinh dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa cao, học sinh không hiểu, không nhớ và chưa có sự logic về các kiến thức lịch sử. Bên cạnh đó chưa có điều kiện để tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa cho học sinh ngay cả khi học những tiết học về lịch sử địa phương nên học sinh cũng chưa có cơ hội đi tham quan, tìm hiểu thực tế lịch sử của địa phương mình. Bảng 1. Kết quả khảo sát đầu năm môn Lịch sử khối 4 năm học 2016 – 2017, 2017 – 2108. Năm học TS Kết quả khảo sát đầu năm học HS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 2016 - 2017 107 4 3,7 76 71 27 25,3 2017 - 2018 120 5 4,1 81 67,5 34 28,4 III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Giải pháp thứ nhất: Coi trọng việc dạy học môn Lịch sử cho học sinh Tiểu học. Lịch sử là phân môn đặc thù ở Tiểu học nói riêng và ở phổ thông nói chung. Vì ở đây kiến thức lịch sử là của quá khứ, đã xảy ra và khó tái tạo lại. Chính vì thế dạy học tốt Lịch sử ở Tiểu học nói riêng và ở Phổ thông nói chung là điều rất quan trọng và rất khó, đây là một phân môn có sự kết hợp, tác động và bổ trợ cho các môn học khác trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 5 Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu phương tiện trực quan trong dạy học và đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học trong đó đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cốt lõi. Qua quá trình khảo sát và tìm hiểu nội dung cũng như một số trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử như sau: * Quan điểm đổi mới về mô hình bài học Lịch sử Với việc đổi mới phương pháp dạy học thì mô hình bài học Lịch sử cũng được thay đổi cho phù hợp, cụ thể như sau: Mô hình bài học Lịch sử gồm 4 bước: Bước 1: Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập Bước 2: Tổ chức cho học sinh tiếp cận các nguồn tư liệu trong sách giáo khoa (nội dung bài viết, tranh ảnh minh họa, bản đồ, lược đồ, sơ đồ,). Bước 3: Học sinh làm việc ( cá nhân, nhóm) hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên đặt ra và trình bày kết quả. Bước 4: Giáo viên sửa chữa, bổ sung và kết luận vấn đề. * Cách dạy Lịch sử với quan điểm mới Như đã nói ở trên, Lịch sử là một phân môn đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức của quá khứ, có những sự kiện đã xảy ra cách đây hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn, yêu cầu phân môn đòi hỏi khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình. Chính vì thế khi giúp học sinh tiếp thu những kiến thức Lịch sử thì người giáo viên phải kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp khác nhau phù hợp với từng loại bài nhất định. Bài học có nội dung về tình hình chính trị – kinh tế, văn hóa – xã hội: Học xong loại bài này, học sinh có những hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ta sau mỗi thời kì nhất định. Để dạy tốt loại bài này giáo viên cần mô tả được tình hình nước ta về hoàn cảnh, chính quyền, cuộc sống nhân dân? Và chính quyền đã làm những gì? Kết quả ra sao? Ví dụ: Bài 7: “ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân” giáo viên phải giúp học sinh nắm được tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất( nước ta rơi vào cảnh loạn lạc và các thế lực phản động bao vây,) và Đinh Bộ Lĩnh có công gì để giải quyết khó khăn, dẹp loạn và thống nhất đất nước ( năm 968). Giảng dạy những bài này cần chú ý sử dụng nhiều phương pháp quan sát với những phương tiện trực quan, khai thác triệt để tranh ảnh trong sách giáo GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 7 Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu Đánh giá được thực trạng của việc dạy và học Lịch sử hiện nay, nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học Lịch sử, ngoài phương pháp của người dạy thì còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Lịch sử và chất lượng đào tạo con người như: Phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học, hình thức tổ chức dạy học, cơ sở vật chất của nhà trường,... Giúp người giáo viên hiểu tầm quan trọng của môn Lịch sử trong chương trình Tiểu học từ đó có những định hướng cho học sinh về môn học cũng như xây dựng cho bản thân kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình học sinh của lớp mình để các em hứng thú và có ý thức tự giác trong học tập. Đề tài còn mong muốn đem cho học sinh một thái độ đúng đắn về lịch sử dân tộc, phát triển tư duy, năng lực của mỗi cá nhân, rèn luyện những kĩ năng và bồi dưỡng thái độ, tình cảm cần thiết làm tiền đề để hình thành và phát triển nhân cách quý báu của con người. Đưa ra một vài giải pháp tích cực góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử. Đó là nền móng để học sinh tiếp tục học lên các bậc cao hơn, giúp các em có biểu tượng đầy đủ về quá khứ, có ý thức về xã hội, suy nghĩ, cảm thụ những gì đã xảy ra trong quá khứ để có trách nhiệm với hiện tại và tương lai. V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, sự cố gắng nỗ lực của bản thân, với các biện pháp trên tôi đã tiến hành thường xuyên và thực sự chu đáo nên cuối các năm học 2016 – 2017 và cuối năm học 2017- 2018 đã đem lại kết quả tương đối khả quan, học sinh có những thay đổi rõ rệt về nhận thức đối với môn học cũng chất lượng dạy và học có kết quả cao hơn, học sinh hứng thú và tích cực hơn, giúp các em yêu thích lịch sử nước nhà, ham khám phá, tìm tòi những kiến thức lịch sử, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức giữ gìn truyền thống dân tộc Bảng 2: Kết quả cuối năm môn Lịch sử khối lớp 4 năm học 2016 - 2017; 2017 – 2018. Năm học TS Kết quả khảo sát cuối năm học HS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 2016 - 2017 107 15 14,0 91 85,1 01 0,9 2017 - 2018 120 17 14,1 88 85,9 0 Như vậy đến cuối các năm học tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành môn Lịch sử cao hơn so với đầu năm học. Kết quả cho thấy chất lượng dạy học có sự chuyển biến rõ rệt so với đầu năm, đặc biệt là tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_giai_phap_nang_cao_chat_luong.doc