Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh khi học Địa lí Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh khi học Địa lí Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh khi học Địa lí Lớp 4
Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh khi học Địa lí 4 MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4 2.1. Mục tiêu: 4 2.2. Nhiệm vụ cụ thể: 5 3. Đối tượng nghiên cứu 5 4. Phạm vi nghiên cứu: 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 II. PHẦN NỘI DUNG 7 1. Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài 7 2. Thực trạng 8 2.1. Thuận lợi, khó khăn 8 2.2 Thành công và hạn chế: 9 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu 10 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 10 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. 11 3. Giải pháp, biện pháp 11 Người thực hiện: Lê Tấn Ngộ - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản 1 Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh khi học Địa lí 4 I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài. Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Tuổi trẻ! Tương lai của đất nước. Tuổi trẻ sẽ làm gì? Sẽ như thế nào sau này? Tất cả phải nhờ vào sự giáo dục. Người xây nền tảng đó lại là những người có nhiệm vụ vẻ vang trong sự nghiệp “Trồng người’’. Bồi dưỡng cho thế hệ sau là một việc rất quan trọng, cần thiết. Mỗi giáo viên chúng ta cũng nhận thấy và đang thực hiện: Giáo dục những học sinh vừa có đức vừa có tài để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con người về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Học không chỉ đơn giản đạt đến mục đích để hiểu biết có trình độ cao có kiến thức sâu rộng mà quan trọng hơn là phải thực sự trở thành người. Chương trình phân môn Địa lí là phần nhập môn của môn khoa học tự nhiên gồm hai môn Lịch sử và Địa lí. Môn tự nhiên xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, về con người và xã hội, cách vận dụng chúng trong đời sống và sản xuất Cùng với môn Tiếng Việt và Toán, môn tự nhiên xã hội là môn quan trọng nhất trong chương trình Tiểu học. Trong giai đoạn này, việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy và học môn tự nhiên xã hội nói chung và phân môn Địa lí nói riêng là một phần quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn này. Góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Chương trình Địa lí lớp 5 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu về Địa lí Việt Nam và những nội dung nêu bật được một số nét tiêu biểu của từng châu lục và đại dương. Người thực hiện: Lê Tấn Ngộ - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản 3 Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh khi học Địa lí 4 nhỏ bé xây dựng một nền móng vững chắc cho đất nước từ những lớp học sinh hoàn thiện về mặt trí thức và nhân cách. Vì có biết có hiểu, có quan tâm thì các em mới yêu mến quê hương, yêu mến biển đảo đất nước, yêu những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Từ đó các em sẽ tích cực tự nguyện tham gia góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường biển đảo và trân trọng giữ gìn những thành tựu kinh tế đất nước. Để tự hào làm rạng danh nước Việt, sánh vai với các cường quốc năm châu. 2.2 Nhiệm vụ cụ thể: - Tạo môi trường học tập tích cực. Tạo môi trường thân thiện “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. - Tìm phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, nhằm thẳng vào các yêu cầu quan trọng nhất, với mức độ yêu cầu vừa sức các em để nâng dần kiến thức. - Tổ chức học tổ, học nhóm trong điều kiện thời gian quy định. - Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực hiện kế hoạch học tập ở trường và ở nhà. Duy trì sĩ số, giảm tỉ lệ bỏ học. 3. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh khi học Địa lí 4 4. Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh khi học Địa lí 4 cho học sinh lớp 4C, trường Tiểu học Trần Quốc Toản, năm học 2014 – 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp hình thành biểu tượng Địa lí. - Phương pháp sử dụng bản đồ - Phương pháp điều tra. - Phương pháp giảng giải. Người thực hiện: Lê Tấn Ngộ - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản 5 Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh khi học Địa lí 4 những kỹ năng vận dụng các tri thức đó vào cuộc sống đồng thời giúp học sinh phát triển toàn diện, rèn luyện tính tích cực độc lập cho học sinh. Đặc điểm môn địa lí lớp 4 là giúp các em biết được các sự vật hiện tượng và mối quan hệ địa lí ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Sách giáo khoa lớp 4 được biên soạn phù hợp với tâm lý nhận thức của học sinh tiểu học và không quá tải về kiến thức. Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và giúp học sinh tự rèn tại lớp, tại nhà. Nhằm giúp các em phát huy hết năng lực của mình cũng như rèn học sinh tính tự giác học tập. 2. Thực trạng 2.1 Thuận lợi - khó khăn 2.1.1 Thuận lợi - Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất và các điều kiện nhà trường hiện có. - Ban giám hiệu năng động nhiệt tình, luôn tư vấn cho giáo viên những phương pháp dạy học tích cực. - Giáo viên ham học hỏi, nhiệt tình đóng góp ý kiến giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết về chuyên môn để cùng nhau tiến bộ. Luôn được sự ủng hộ giúp đỡ của đồng nghiệp, nhất là anh chị em trong khối 4,5 (nhất là khối lớp 4). - Đồ dùng dạy học đã được trang bị, một số đồ dùng tự làm đạt hiệu quả cao. - Các em học sinh có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập phục vụ cho môn học. - Học sinh có ý thức học tập, ý thức cầu tiến, chuyên cần. Đa số học sinh ham học hỏi, hay tìm tòi khám phá cái mới. - Đa phần phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình. Người thực hiện: Lê Tấn Ngộ - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản 7 Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh khi học Địa lí 4 - Đề tài đã được khảo nghiệm ở các đối tượng học sinh trong trường, đã mang lại một số kết quả khả quan khi học sinh tiếp thu môn Địa lí 4, không còn thụ động và lúng túng khi sử dụng bản đồ, đọc bảng số liệu thống kê. 2.2.2 Hạn chế - Tuy vậy, đề tài được thực nghiệm trong phạm vi nhỏ, chưa được thực nghiệm rộng rải trên các đối tượng ở các vùng khác nhau nên sẽ có một số hạn chế nhất định. 2.3 Mặt mạnh - mặt yếu 2.3.1 Mặt mạnh - Đề tài có thể được thực hiện rộng rải trên tất cả học sinh tiểu học thuộc đối tượng lớp 4; học sinh dễ tiếp thu, dễ nắm được nội dung bài học ngay qua các hoạt động trực quan cụ thể 2.3.2 Mặt yếu - Tuy nhiên cũng sẽ bất cập nếu dạy tại các vùng khó khăn, thiếu về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học thì hiệu quả giờ học sẽ không cao. 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Nguyên nhân khách quan: Phim ảnh, sách về Địa lí của ta chưa phong phú, sức hấp dẫn chưa cao. Những chương trình trên ti vi, báo đài giáo dục về phân môn Địa lí chưa nhiều, việc nắm Địa lí tự nhiên trong các tỉnh thành, các khu vực chưa được cập nhật thường xuyên trong phụ huynh do việc chia tách một số tỉnh. Nguyên nhân chủ quan: Trang thiết bị phục vụ cho môn học còn thiếu, giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu tài liệu giảng dạy, chưa nhiệt tình trong các giờ dạy Địa lí. Các hình thức dạy học còn đơn điệu khô cứng. Bản thân giáo viên có phần xem nhẹ phân môn này so với Toán và Tiếng Việt, chính vì thế khi tham gia các đợt hội giảng giáo viên rất dè dặt khi lựa chọn phân môn Địa lí. Người thực hiện: Lê Tấn Ngộ - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản 9 Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh khi học Địa lí 4 Dạy môn Địa lí cần sử dụng các phương pháp đặc trưng của nhiều môn học khác nhau. Do tính tích hợp của nội dung. Đề cao vai trò chủ thể của người học, tăng cường tính tự giác tích cực và sáng tạo của hoạt động học tập. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Ở bậc tiểu học do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh nên yêu cầu về mặt tri thức của dạy học Địa lí chủ yếu chỉ dừng lại ở việc cung cấp các biểu tượng Địa lí. Bước đầu hình thành một số khái niệm, xây dựng một số mối quan hệ Địa lí đơn giản. Để giúp học sinh học tốt một Địa lí, Tôi luôn tâm niệm: Giáo viên phải hình thành biểu tượng Địa lí và rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng Địa lí như: sử dụng bản đồ, phân tích bảng số liệu và biểu đồDo đó việc hình thành biểu tượng Địa lí và rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ là hai nhiệm vụ quan trọng của phần Địa lí ở bậc tiểu học. Theo tôi nghĩ có sử dụng tốt hai phương pháp này thì người giáo viên mới dạy tốt môn Địa lí được. 1. Phương pháp hình thành biểu tượng Địa lí: Một số biểu tượng Địa lí được dạy ở Tiểu học: núi, đồi, rừng rậm nhiệt đới, đồng bằng, sông hồ, thác Với phương pháp hình thành biểu tượng Địa lí tốt nhất là cho các em quan sát các sự vật hiện tượng có thể trực tiếp quan sát được trên thực địa như: núi, rừng, lễ hội ở thị trấn, hoặc quan sát qua tranh ảnh, băng hình. Trước khi cho học sinh quan sát tôi xác định cho học sinh quan sát theo các bước cụ thể : * Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát: Tùy theo nội dung học tập, tôi sẽ lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện của trường. * Bước 2: Xác định mục đích quan sát: Với mỗi đối tượng địa lý, tôi xác định mục đích của việc quan sát (Ví dụ: Khi hình thành biểu tượng về một con sông, nếu đối tượng quan sát là tranh ảnh, thì đặc điểm “động” của nó như hiện Người thực hiện: Lê Tấn Ngộ - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản 11 Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh khi học Địa lí 4 các em thu được bền vững hơn, đồng thời trong quá trình tìm tòi kiến thức, kỹ năng Địa lí của học sinh cũng được rèn luyện và củng cố. Sử dụng bản đồ, tôi cần hướng dẫn học sinh nắm được kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ theo các bước: * Bước 1: Nắm mục đích làm việc với bản đồ. Tức là đọc tên bản đồ, để biết nội dung sử dụng cung cấp kiến thức gì cho bài học. Bước này không khó, giáo viên cần lưu ý khi tự vẽ thêm bản đồ thì phải có tên bản đồ ( có thể viết trên hoặc viết ở dưới ) * Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ. Đọc bảng chú giải, kí hiệu nào cho biết thông tin gì. Ví dụ : đường đứt khúc chỉ ranh giới giữa các tỉnh, cây dù chỉ bãi biển, chấm tròn chỉ thành phố, .. * Bước 3: Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ dựa vào ký hiệu. Đây chính là bước kĩ năng chỉ bản đồ. Ở bước này giáo viên cũng như học sinh thường chỉ không chính xác do không thường xuyên chỉ bản đồ nên dễ lúng túng. Chỉ bản đồ có các cách chỉ sau : + chỉ điểm ( thành phố, khoáng sản, ) + chỉ đường ( sông, dãy núi, ) + chỉ vùng ( chỉ vị trí giới hạn của tỉnh, thành phố, ) * Một số thao tác khi chỉ các biểu tượng địa lí : - Chỉ về một địa danh, một thành phố, một tỉnh Nếu là bản đồ hành chính thì sẽ có ranh giới giữa các nước, các thành phố, tỉnh. GV chỉ theo đường ranh giới, bắt đầu ở điểm nào thì kết thúc ở điểm đó của một châu lục, một nước, một thành phố, một tỉnh muốn chỉ. Nếu là bản đồ tự nhiên thì thường một thành phố được kí hiệu bằng dấu chấm tròn, GV chỉ ngay vào chấm tròn là Người thực hiện: Lê Tấn Ngộ - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hoc_nham_phat_h.doc