Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm Vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí Lớp 4

doc 20 trang lop4 01/11/2023 2200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm Vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm Vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm Vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí Lớp 4
 Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
 MỤC LỤC
TT Tên mục Trang
1 I. Phần mở đầu 2
2 1.1. Lý do chọn đề tài 2
3 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3
5 1.4. Giới hạn nghiên cứu 3
6 1.5. Phương pháp nghiên cứu 3
7 II. Phần nội dung 3
8 II.1. Cơ sở lí luận 3,4
9 II.2. Thực trạng 4
10 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. 5
11 II.3. Giải pháp, biện pháp 6
12 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6
13 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7
14 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp. 15
15 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 15
16 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 16
17 4. Kết quả 16
18 III. Phần kết luận, kiến nghị 17
19 III.1. Kết luận 17
20 III.2. Kiến nghị 17
GV: Trần Thị Hương 1 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
 Từ những nội dung phân tích trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh 
nghiệm Vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4” làm đề tài nghiên cứu và thực 
hiện trong năm học này. 
 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 Qua tình hình thực tế của khối, bản thân tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn tìm ra biện 
pháp để khắc phục tình trạng trên nhằm tạo hứng thú học tập cho các em và nâng cao 
hiệu quả của tiết dạy Địa lí. Đây là một hình thức “ Học mà chơi, chơi mà học”. Kết 
hợp trò chơi trong bài giảng sẽ giúp giáo viên truyền đạt nội dung tốt hơn – Học sinh 
tích cực học tập, tự giác học tập say mê với môn học đồng thời các kiến thức được 
khắc sâu hơn. Từ suy nghĩ này, tôi đã áp dụng trong thực tế giảng dạy và bước đầu đã 
có những kết quả khả quan. 
 Nghiên cứu phương pháp dạy học môn Địa lí từ đó tìm ra phương pháp dạy học 
phù hợp với đối tượng học sinh.
 Nghiên cứu các trò chơi học tập để giúp học sinh thực hiện trò chơi có hiệu quả.
 Tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng học tập của 
học sinh và làm nền tảng vững chắc cho những năm học tiếp theo. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Tất cả giáo viên và các em học sinh khối 4 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 
huyện Krông Ana – Tỉnh Đắk Lắk. 
 1.4. Giới hạn vi nghiên cứu 
 - Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp trò 
chơi học tập trong môn Địa lí lớp 4.
 1.5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 Phương pháp quan sát.
 Phương pháp điều tra ( phỏng vấn, trưng cầu ý kiến, phiếu điều tra,).
 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động ( nghiên cứu kết quả học tập của 
học sinh ).
 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 Phương pháp thống kê toán học.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 II. Phần nội dung 
 II.1. Cơ sở lí luận 
GV: Trần Thị Hương 3 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
 - Nhưng những việc làm đó vẫn chưa đẩy lùi được một số khó khăn nêu 
trên và chính những khó khăn đó đã dẫn đến một thực trạng là chất lượng sau mỗi giờ 
học Địa lí còn chưa cao, học sinh cũng chưa thực sự yêu thích môn Địa lí, chưa chú 
tâm và có những hứng thú khi học Địa lí. Tất cả những điều này nếu không sớm được 
khắc phục thì sẽ tạo ra những khó khăn khác cho học sinh trong quá trình học tập.
 Nói tóm lại, dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng 
tôi thấy việc tăng cường tổ chức các trò chơi học tập để khắc phục tình trạng trên 
nhằm gây hứng thú học tập cho các em và nâng cao hiệu quả giờ học là vô cùng cần 
thiết 
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
 Trong những năm gần đây tình hình an toàn thực phẩm, những đồ chơi nguy 
hiểm, biến đổi khí hậu, dịch bênh ngày càng gia tăng. Tìm hiểu những nguyên nhân 
trên hay đổ lỗi cho nhà trường thiếu sự quan tâm, giáo dục học sinh, thiếu sân chơi 
lành mạnh, bổ ích, tầm thường hóa bộ môn Địa lí, cái nền tảng để thực hiện các 
nguyên tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng còn bị xem nhẹ. Các 
bậc phụ huynh luôn nhắc nhở con em mình tập trung váo các môn học chính như 
Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, còn xem thường môn phụ như môn Địa lí.
 Kiến thức học tập ngày càng cao học sinh chỉ biết tập trung vào học với học, 
học sinh có ít thời gian để vui chơi, giải trí lành mạnh, quỹ thời gian còn lại đa phần 
lao vào các quán intơnet để chơi game hoặc chơi những đồ chơi có hại tới sức khỏe, từ 
đó nhân cách của một số em bị méo mó bởi những trò chơi, đồ chơi có hại. Trong khi 
đó nhà trường ít có hoạt động ngoại khóa hay tổ chức sân chơi lành mạnh cho học 
sinh, nếu có tổ chức thì phạm vi ảnh hưởng chưa cao, trước tình hình đó việc tổ chức 
trò chơi học tập trong tiết học là cần thiết học mà chơi, chơi mà học.
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
 Địa bàn trường Tiểu học Lý Tự Trọng nằm trên thị trấn Buôn Trấp trình độ dân 
trí tương đối cao, người dân đã có ý thức trong việc sinh đẻ có kế hoạch nên mỗi gia 
đình chỉ có một đến hai con. Chính vì lẽ đó mà việc quan tâm đến học tập của các em 
được cha mẹ các em hết sức coi trọng nên việc nâng cao chất lượng giáo dục phần nào 
cũng thuận lợi hơn, các em có đầy đủ điều kiện cho việc học. Song trong địa bàn vẫn 
còn nhiều gia đình học sinh kinh tế còn khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, bố mẹ đi làm 
ăn xa ít quan tâm đến việc học của con em mình. Các em chưa ý thức được tầm quan 
trọng của việc học, chưa có khả năng tự học, tự rèn. Khả năng tư duy ở một số học 
sinh còn hạn chế. Do vậy, việc tiếp thu bài, tính tự giác, khả năng quản lý, tổ chức của 
một số em còn hạn chế.
 Một số giáo viên lười tổ chức trò chơi học tập vì sợ mất nhiều thời gian, rườm 
rà, khó quản lý học sinh. Trong khi chơi trò chơi học sinh còn làm việc riêng chưa 
phát huy tính thi đua giữa cá nhân và các nhóm của các em. Chưa nắm vững luật chơi, 
cách chơi, thời gian chơi dẫn đến chất lượng trò chơi nhiều lúc chưa cao.
GV: Trần Thị Hương 5 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 Sau khi nghiên cứu kĩ các phương pháp vận dụng trò chơi học tập của môn Địa 
lí. Tôi đã thực hiện vận dụng trò chơi học tập theo các bước sau
 * Bước 1: Xác định mục đích chơi ( Củng cố tri thức, phát triển kĩ năng, tư duy, hình 
thành óc sáng tạorèn tính thật thà, nhanh nhẹn). Mục đích chơi đã được tôi xác định 
rõ ràng và sau cuộc chơi phải đạt được mục đích chơi.
* Bước 2: Giới thiệu tên trò chơi.
* Bước 3: Giới thiệu luật chơi.
* Bước 4: Qui định thời gian chơi và học sinh tiến hành chơi.
* Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả chơi.
 Khi tiến hành tổ chức trò chơi, chúng ta cần chú ý:
 - Trò chơi học tập là một phương tiện giáo dục trí tuệ, nó giúp học sinh phát 
triển những khả năng về thị giác, thính giác, xúc giác,, chính xác hóa những hiểu 
biết về các sự vật và hiện tượng xung quanh, phát triển thông minh, sự nhanh trí, ngôn 
ngữ dần dần học sinh sẽ hình thành nhu cầu nhận thức của thế giới xung quanh- mở 
rộng tầm hiểu biết về tự nhiên xã hội. Vì vậy ta có thể tổ chức trò chơi ở thời điểm 
thích hợp trong một khoảng thời gian nhất định của tiết học.
 - Trong trò chơi học tập giáo viên cần chú ý đến sự tự nguyện, bình đẳng giữa 
các học sinh. Tất cả học sinh đều có vị trí nhiệm vụ như nhau khi tham gia trò chơi.
 - Trò chơi học tập bao giờ cũng có kết quả rõ ràng, đoán đúng – sai một câu đố, 
gọi tên đúng –sai, sắp xếp đúng – sai Kết quả này có ý nghĩa rất lớn đối với các em, 
nó mang lại niềm vui cho học sinh, thúc đẩy tính tích cực và mở rộng củng cố vốn 
hiểu biết cho học sinh.
 - Nội dung trò chơi thường gắn với nội dung bài học, nó sẽ minh họa một cách 
sinh động cho các kiến thức lí thuyết mà các em đã học. Nhờ vậy, kiến thức được vận 
dụng, củng cố và khắc sâu giúp các em thấy rõ ý nghĩa những điều đã học, đây chính 
là cơ sở để hình thành hứng thú học tập.
 - Để kết quả tổ chức trò chơi học tập được tốt, ta luôn chuẩn bị những phương 
tiện cần thiết cho hoạt động chơi tùy thuộc vào nội dung của từng trò chơi.
 - Khi chia nhóm, đội không nên chia quá nhiều vì như thế lúc tổng kết sẽ khó 
khăn, trò chơi mất đi sự hào hứng.
 - Trò chơi phải đơn giản, ít tốn kém, dễ thực hiện.
 - Không nên lúc nào cũng cho nhóm, đội cử đại diện vì như thế các em sẽ có 
khuynh hướng chọn bạn giỏi đại diện mãi mà các em yếu thì ít được tham gia.
 - Giáo viên chuẩn bị một số phần thưởng nhỏ để tạo hứng thú cho các em ( 
tranh, ảnh, vở, bánh kẹo)
GV: Trần Thị Hương 7 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
 - Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, 
phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh...).
 - Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung 
quanh (Từ các phế liệu như: Vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai, 
giấy bìa...) sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính 
thẩm mỹ nhưng ít tốn kém.
 - Từ các nguyên tắc trên, tôi đã căn cứ vào nội dung kiến thức trong sách giáo 
khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đốitượng học sinh.
 * Quy trình tổ chức trò chơi:
Trò chơi học tập thông qua 5 bước:
 Giới thiệu tên trò chơi
 Phổ biến luật chơi
 Tiến hành chơi
 Thảo luận rút ra kiến thức
 Đánh giá kết luận
*MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐÃ CÓ SẴN TRONG SÁCH GIÁO KHOA
1. Trò chơi “Em tập làm hướng dẫn viên du lịch”
 Ví dụ khi dạy bài “Dãy Hoàng Liên Sơn” 
 Giáo viên chuẩn bị 3 thẻ chữ có ghi 
 1. Hoàng Liên Sơn 2. Sa Pa 3. Phan-xi-păng
 Giáo viên phổ biến luật chơi: Cả lớp chia thành 3 đội, mỗi đội cử 1 đại diện lên 
bốc thăm; bốc được thẻ chữ nào thì sẽ thuyết minh về địa danh ấy, bài thuyết minh có 
thể do một người trình bày, hoặc nhiều người trong đội cùng tham gia. Đội nào có bài 
thuyết minh đúng, hay, có thêm tư liệu là đội thắng cuộc. Thời gian chơi: 5 phút. 
 Qua hình thức chơi này, các em rất ham thích và khắc sâu được kiến thức của 
bài. Đó cũng là một trong cách rèn các em được nói, được trình bày những hiểu biết 
của mình sau cuối tiết học.
2. Trò chơi: “ Tiếp sức”
Ví dụ khi dạy bài 4 “Hoạt động san xuất của người dân ở Tây Nguyên” 
 Giáo viên phổ biến luật chơi: Cả lớp chia thành 2 đội, mỗi đội 5 em. 
 5 em của mỗi đội đứng thành hàng dọc quay mặt lên bảng. gần phần bảng dành 
cho đội của mình.
 ( Trên bảng có 2 sơ đồ như hình dưới đây )
GV: Trần Thị Hương 9 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
 - Giáo viên yêu cầu nhiệm vụ các đội chơi, lần lượt lên bốc thăm trúng địa danh 
nào, phải kể tên các dân tộc và một số đặc điểm về trang phục, lễ hội của dân tộc đó. 
Nêu đúng tên các dân tộc và kể được những đặc điểm chính đội đó sẽ ghi được 10 
điểm; nếu sai đội đó không ghi điểm. Thời gian chơi: 5 phút.
4. Trò chơi “Ô chữ bí ẩn”
 Ví dụ khi dạy bài 7 Thủ đô Hà Nội
 - Giáo viên chuẩn bị 1 ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang.
 - Sau đó giáo viên nêu nhiệm vụ cho các đội chơi: Sau khi nghe lời gợi ý về các 
ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước thì mặt cười xin trả lời trước. Mỗi ô chữ hàng 
ngang trả lời đúng đội ghi được 5 điểm. Ô chữ hàng dọc trả lời đúng đội ghi được 20 
điểm. Nếu giải sai đội đó không ghi được điểm. Các đội đều có quyền đặt bông hoa hy 
vọng ở mỗi lần trước khi giải ô chữ hàng ngang để nếu trả lời đúng thì được tăng gấp 
đôi số điểm của mình. Thời gian chơi: 15 phút.
 - Giáo viên có ô chữ sau
 T H U Đ Ô
 H A N G
 S Ô N G H Ô N G
 N Ô I B A I
 Đ A I L A
Đọc, trả lời các câu hỏi dưới đây và viết vào ô chữ:
1. Nơi đặt phần lớn hoặc tất cả các cơ quan quyền lực chính của một quốc gia gọi là gì 
( 5chữ cái ?)
2. Tên các phố Hà Nội thường bắt đầu bằng từ gì (4 chữ cái ?)
3. Tên con sông lớn chảy qua Hà Nội (8 chữ cái ?)
4. Tên sân bay quốc tế lớn ở Hà Nội ( 6 chữ cái ?)
5. Một trong số các tên gọi trước đây của Hà Nội ( 5 chữ cái ?)
 Ô chữ hàng dọc: Hà Nội
5.Trò chơi “Ô chữ kì diệu”
 Ví dụ khi dạy các bài “ Phiếu kiểm tra”
 - Giáo viên chuẩn bị 1 ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang.
GV: Trần Thị Hương 11 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_van_dung_tro_choi_h.doc