Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử Lớp 4, 5

doc 29 trang lop4 30/10/2023 1830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử Lớp 4, 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử Lớp 4, 5
 Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5
 MỤC LỤC
 Tên nội dung Trang
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài 3
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4
 3. Đối tượng nghiên cứu 4
 4. Phạm vi nghiên cứu 4
 5. Phương pháp nghiên cứu 4
 II. PHẦN NỘI DUNG 
 1. Cơ sở lí luận 4
 2. Thực trạng 5
 a, Thuận lợi, khó khăn 5
 b, Thành công, hạn chế 5
 c, Mặt mạnh, mặt yếu 6
 d, Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 6
 e, Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 6
 3. Giải pháp, biện pháp 7
 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. 7
 3.2 Nội dung, điều kiện và cách thực hiện biện pháp, giải pháp 8
 3.2.1 Phân định dạng bài và các nhóm kênh hình trong sách giáo 8
 khoa đối với phân môn Lịch sử lớp 4,5
 3.2.2. Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình sách giáo khoa theo 8
 quy trình
 3.2.3 Cung cấp một số tư liệu, kênh hình ngoài sách giáo khoa 21
 3.3 Điều kiện để thực hiện các biện pháp, giải pháp 24
 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 25
 3.5 Kết quả khảo nghiệm. 25
 4. Kết quả 25
 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận 26
 2. Kiến nghị 27
 Tài liệu tham khảo
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 1 Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5
dạy lịch sử lớp 4, 5 nên tôi mạnh dạn viết về “Một số kinh nghiệm khai thác 
kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn lịch sử lớp 4, 5”.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Nghiên cứu nội dung chương trình, mục tiêu của phân môn Lịch sử, mối 
quan hệ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian 
của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay. 
 Nghiên cứu phương pháp dạy học môn Lịch sử từ đó tìm ra phương pháp 
dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
 Cách sử dụng kênh hình sách giáo khoa giúp học sinh có ý thức tìm tòi, 
yêu thích lịch sử dân tộc, nâng cao chất lượng học tập của học sinh và làm nền 
tảng vững chắc cho những năm học tiếp theo. 
 3 . Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh các lớp 4, 5 tôi đã từng dạy những năm học: 2010-2011; 2011- 
2012; 2012-2013
 4. Phạm vi nghiên cứu
 Hoạt động học tập của học sinh và cách khai thác kênh hình trong sách 
giáo khoa, việc chuẩn bị giảng dạy của giáo viên khi dạy phân môn Lịch sử lớp 
4, 5.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Đọc tài liệu 
 - Nhóm Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Nhóm Phương pháp hỗ trợ thống kê
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận 
 Mục tiêu học tập của môn Lịch sử nhằm hình thành và phát triển cho học 
sinh những kĩ năng cần thiết: nhận biết đúng đắn các nhân vật, sự kiện, hiện 
tượng lịch sử, biết trình bày lại kết quả học bằng lời nói, bài viết, sơ đồ, bảng 
thống kê, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Đặc thù của 
môn Lịch sử là không thể trực tiếp quan sát các sự kiện, hiện tượng, nhân vật 
trong quá khứ. Mục đích của việc dạy học lịch sử không phải là cung cấp cho 
học sinh những kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa mà mục đích cuối cùng là 
giúp học sinh biết tái hiện lại những vấn đề có liên quan để hiểu được lịch sử.
 Sử dụng kênh hình trong giảng dạy phân môn Lịch sử phát huy tính tích 
cực của các đối tượng nhằm tạo hứng thú và làm cho giờ học sinh động hơn. 
Khai thác và sử dụng hiệu quả bản đồ, lược đồ, tranh ảnh minh họa sách giáo 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 3 Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5
phân môn này hơn, có hiểu biết sâu hơn về nội dung chương trình và một số 
kinh nghiệm trong dạy Lịch sử cho học sinh.
 * Hạn chế: 
 Một số giáo viên chưa hiểu hết ý tưởng tác giả nên chưa khai thác triệt để 
các nội dung kênh hình trong sách giáo khoa, mới chỉ dừng lại ở mức độ giới 
thiệu là chủ yếu. Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị ý nghĩa của kênh hình 
nhưng lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian, Một số tiết học giáo viên chỉ huy 
động một số học sinh khá, giỏi trình bày lược đồ, bản đồ và khám phá tranh ảnh 
mà chưa giành cho đối tượng học sinh yếu kém. Cho nên đối tượng học sinh yếu 
kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này làm cho các em 
thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản.
 c, Mặt mạnh, mặt yếu
 Đa số giáo viên đều có thể chủ động tổ chức được tiết dạy một cách thành 
thạo, tự tin. Giúp giáo viên tích lũy được vốn kiến thức về Lịch sử Việt Nam. 
Học sinh mạnh dạn, tự tin. 
 Cách tổ chức dạy học của một số ít giáo viên vẫn còn mang tính hình 
thức, rập khuôn. Sĩ số lớp đông, số tiết thực dạy/tuần ít nên thời gian kèm cặp 
học sinh trong các tiết học chưa nhiều.
 d, Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Trong quá trình dạy học có thể nói người giáo viên còn chưa có sự chú ý 
đúng mức tới việc làm thế nào để các đối tượng học sinh nắm vững được lượng 
kiến thức. Nguyên nhân là do giáo viên phải dạy nhiều môn, thời gian dành để 
nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh 
trong lớp còn hạn chế. Vì thế, chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng 
của học sinh. Bên cạnh đó nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của môn học cũng 
chưa đầy đủ. 
 Đặc trưng môn Lịch sử là đi nghiên cứu tìm hiểu từ xa đến gần, từ quá 
khứ đến hiện tại, từ đơn giản đến phức tạp, mang tính không lặp lại nên không 
tạo được hứng thú cho học sinh học tập và tìm hiểu lịch sử.
 e, Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Năm học 2010 - 2011đến nay, tôi được phân công dạy khối 4, 5 và trực 
tiếp giảng dạy phân môn Lịch sử. Trình độ học lực của các em tương đối đồng 
đều, có nhiều em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện ở các môn 
Toán, tiếng Việt, tiếng Anh. Tuy nhiên với các em lớp 4 thì lịch sử lại là một 
phân môn mới và tương đối khó. Cho nên, khi dạy đến phân môn Lịch sử ở 
những tuần đầu, học sinh lúng túng trong quá trình tham gia xây dựng và tìm 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 5 Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5
 3. Giải pháp, biện pháp
 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Việc khai thác kênh hình trong giảng dạy phân môn Lịch sử là một việc 
làm có hiệu quả nhằm gây hứng thú cho học sinh. Các kênh hình về bản đồ lịch 
sử, về nhân vật lịch sử với ưu thế của nó: rõ ràng, sinh động, dễ nhớ, dễ ấn 
tượng, dễ đi vào lòng người sẽ là một thế mạnh trong việc hỗ trợ đắc lực cho 
việc truyền thụ kiến thức lịch sử, thông qua đó các em biết được cội nguồn của 
tổ tiên, cha ông, cội nguồn của dân tộc mình. Biết được tổ tiên, cha ông ta đã 
sống, chiến đấu, lao động như thế nào trong quá khứ để tạo nên đất nước hôm 
nay. Giúp học sinh phát triển các kĩ năng: tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoặc 
nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử.... Từ đó các em biết yêu quý những gì mình 
đang có, biết ơn những người đã đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho chúng 
ta và tự hào về truyền thống dân tộc, cũng như biết mình phải có trách nhiệm là 
cần phải làm gì cho Tổ quốc thân yêu.
 3.2 Nội dung, điều kiện và cách thực hiện biện pháp, giải pháp
 3.2.1 Phân định dạng bài và các nhóm kênh hình trong sách giáo khoa 
đối với phân môn Lịch sử lớp 4,5
 * Dạng bài: Chương trình Lịch sử lớp 4, 5 được chia thành 3 dạng cơ bản 
sau:
 - Dạng 1: Cung cấp kiến thức về nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử tiêu 
biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước.( Từ buổi đầu dựng nước đến Hoàn 
thành thống nhất đất nước)
 - Dạng 2: Ôn tập - Kiểm tra.
 - Dạng 3: Tìm hiểu lịch sử địa phương (Phần này không có trong SGK, 
SGV). Giáo viên tự tìm hiểu và tái hiện lại cho học sinh biết được qua trình hình 
thành và phát triển của địa phương nơi em ở như thế nào,...
 * Các dạng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử: Trong sách giáo khoa 
phân môn Lịch sử lớp 4, 5 có thể kể đến một số dạng kênh hình cơ bản sau:
 - Bản đồ hành chính.
 - Lược đồ địa phận các vùng miền, lược đồ các trận đánh, các chiến dịch, 
biểu đồ.
 - Tranh, ảnh minh họa một số di vật, di tích, nhân vật lịch sử tiêu biểu 
hoặc mô phỏng một số nét chính về hình thái, kinh tế, chính trị xã hội trong các
thời kỳ dựng nước.
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 7 Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5
Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Được sử dụng khi giới thiệu tấm gương hy sinh anh dũng 
của Phan Đình Giót.
 Bước 2: Xác định nội dung trọng tâm của bài học sinh cần phải hiểu 
thông qua kênh hình.
 Bước 3: Giáo viên phải nói rõ mục đích, yêu cầu cách thức tìm kiếm 
thông tin trên kênh hình để học sinh không bị phân tán sự chú ý sang nội dung 
khác, điều này giáo viên càng phải đặc biệt quan tâm trong những bài có nhiều 
tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa.
 Ví dụ: Bài 17 “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” (Lịch sử lớp 5)
 Hình 2: Đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. 
 Khi khai thác hình này nếu giáo viên không nêu rõ mục đích, yêu cầu khi 
quan sát thì học sinh rất dễ chăm chú quan sát xem các chú dân công chở cái gì, 
hoặc cùng một lúc sẽ quan sát và bàn tán với nhau về nhiều bức ảnh khác bên 
cạnh đó.
 Vì vậy, giáo viên cần giới thiệu khái quát bức ảnh: “Bức ảnh là cảnh một 
đội xe thồ đang chở lương thực phục vụ tiền tuyến, xe nào cũng cắm lá cây ngụy 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 9 Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5
tuyến của quân ta là ở bờ Nam, quân giặc là ở bờ Bắc sông Như Nguyệt. 
 Thứ hai, hướng dẫn học sinh đọc chú giải để hiểu được ý nghĩa biểu thị 
của các kí hiệu trên lược đồ: Khi nắm được ý nghĩa biểu thị của các kí hiệu, các 
em sẽ làm tốt các bài tập yêu cầu thuật lại diễn biến cuộc chiến đấu hoặc cuộc 
khởi nghĩa.
 Ví dụ: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày lại trận chiến tại phòng tuyến 
sông Như Nguyệt (bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai 
(1075-1077) trang 34, SGK Lịch sử và Địa lí 4), tôi hướng dẫn như sau: 
 - Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ trong SGK trang 35, xem bảng chú 
giải biết các kí hiệu thể hiện trên lược đồ để các em phân biệt được mũi tên biểu 
thị quân ta và mũi tên biểu thị giặc Tống. Cụ thể;
 + Mũi tên màu đen là biểu thị quân Tống tiến công 
 + Mũi tên màu đỏ nhà Lý chặn đánh. 
 Sau khi HD xem chú giải, đọc thông tin trong SGK bằng hệ thống câu hỏi 
như sau:
 + Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến ở đâu ?
 + Lực lượng của quân Tống như thế nào ? Do ai chỉ huy ?
 + Chỉ vị trí trận tuyến quân Tống trên lược đồ ?
 + Chỉ trên lược đồ vị trí mà quân nhà Lý phòng ngự, chặn đánh, tiến 
công, đường rút chạy của giặc ?
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_khai_thac_kenh_hinh.doc