Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc

doc 15 trang lop4 29/10/2023 2180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
I. Phần mở đầu 2
I.1 Lí do chọn đề tài 2
I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2
I.3. Đối tượng nghiên cứu 2
I.4. Phạm vi nghiên cứu 2
I.5. Phương pháp nghiên cứu 2
II. Phần nội dung 3
II.1. Cơ sở lý luận 3
II.2. Thực trạng 3
a. Thuận lợi – khó khăn 3
b. Thành công – hạn chế 3
c. Mặt mạnh, mặt yếu 4
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 4
e. Phân tích và đánh giá các vấn đề thực trạng 4
II.3. Giải pháp, biện pháp 5
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 5
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 5
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 12
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 12
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 12
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của 13
vấn đề nghiên cứu
III. Phần kết luận, kiến nghị 13
III.1. Kết luận 13
III.2. Kiến nghị 13
 1 
 ===== Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc ====
 II. Phần nội dung
 II.1. Cơ sở lý luận
 Tập đọc là sự nhận thức tư duy, trừu tượng , tình cảm, trí nhớ và nhân cách học 
sinh được hình thành, tiềm tàng khả năng đã và đang phát triển. Với sự ngây thơ hồn 
nhiên, trong sáng, tính tò mò mà lại hiếu động hay khám phá, độc lập, tự lực và làm theo 
bản năng.
 Dạy Tập đọc cho học sinh bước đầu là giúp cho não bộ và cơ quan phát âm, ngôn 
ngữ, những tinh hoa văn hóa, văn học nghệ thuật trong tâm hồn trẻ. Giáo viên rèn kĩ 
năng đọc, hiểu, cảm thụ văn học kết hợp rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức. Từ đó 
phát triển khả năng học tập các môn học khác là điều kiện phát triển toàn diện cho học 
sinh tiểu học.
 Phát triển đúng đắn nhân cách là phụ thuộc vào quá trình giáo dục của thầy. Dạy 
tập đọc giáo viên phải có phương pháp phù hợp với tâm lí của trẻ. 
 Vấn đề ngôn ngữ, chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ, câu đoạn, văn bản, 
ngữ điệu, tình cảm ngôn ngữ. Đó là những vấn đề gắn bó việc dạy học Tập đọc của thầy 
và trò. 
 Dạy Tập đọc là giúp các em biết đọc đúng tiếng, từ, câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọc 
đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, học sinh biết tư duy, tưởng tượng, biết cảm xúc.
 Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc là hình thành năng lực cho học sinh. Được thể 
hiện 4 yêu cầu: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức( đọc hiểu) và đọc hay ( đọc diễn 
cảm). Cần phải hiểu kĩ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau.
 Đầu tiên là giải mã chữ âm một cách sơ bộ, phải hiểu nghĩa của từ, tìm được các từ, 
câu "chìa khóa" ( chốt trọng yếu), biết tóm tắt nội dung của bài văn hay đoạn thơ. Biết 
đọc đồng nghĩa với kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản.
 Qua một số năm thực dạy ở lớp 4 tôi nhận thấy rằng việc rèn kĩ năng đọc của các 
em mới dừng lại ở mức độ nhất định: thực hiện khá tốt kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy, 
còn kĩ năng đọc diễn cảm vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là những khó khăn đã ảnh hưởng 
trực tiếp đến việc tiếp thu về kiến thức nội dung bài học cũng như rèn đọc diễn cảm của 
học sinh trong giờ tập đọc
 II.2. Thực trạng
 a. Thuận lợi – khó khăn
 * Thuận lợi: 
 Được sự tin tưởng của lãnh đạo nhà trường, tôi được phân công giảng dạy lớp 4A 
năm học 2011 - 2012. Khi làm công tác chủ nhiệm tôi tạo được mối quan hệ gần gũi, tình 
cảm thân mật với học sinh hơn và hiểu tâm sinh lý, lực học của từng em một cách cụ thể.
 Bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của tập thể thầy cô giỏi về chuyên 
môn nghiệp vụ và có điều kiện tốt để bồi dưỡng năng lực cá nhân.
 * Khó khăn: 
 Kĩ năng phát âm của học sinh do phương ngữ khác nhau.
 Sự quan tâm giúp đỡ của một vài phụ huynh chưa có sự sát sao để kết hợp với giáo 
viên trong việc rèn đọc cho học sinh.
 Một số em chưa có tính ham đọc văn bản.
 b. Thành công – hạn chế.
 * Thành công: Khi vận dụng phương pháp luyện đọc diễn cảm các em đã có sự tập 
trung chú ý cao trong giờ học và có cách đọc tốt, tiến bộ về kĩ năng đọc, có nhiều em
 ========= Giáo viên: Đoàn Thị Thỏa – Trường Tiểu học Krông Ana =========
 3 
 ===== Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc ====
với mục đích thông báo (làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được 
những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản); khắc phục cách đọc thiên về hình 
thức hoặc “ diễn cảm” tùy tiện. 
 Vận dụng phương pháp và hình thức về dạy học giáo viên tổ chức cho học sinh 
luyện đọc theo cá nhân, nhóm, tổ, lớp, đọc phân vai khi cần thiết thay đổi hoạt động, tạo 
không khí hào hứng cho lớp học... Nếu như việc tổ chức đọc diễn cảm tốt thì tạo nên bầu 
không khí tươi vui trong giờ học. Người học trong chừng mực nào đó, có thể thưởng 
thức giọng đọc và dễ sản sinh những ấn tượng, xúc động tự nhiên về văn bản. Có thể 
thấy rất rõ rằng trên thực tế học sinh ở nhà đã tiếp xúc với văn bản không chỉ một lần; 
việc lên lớp đọc lại văn bản nếu không tạo được sự khác biệt thì dễ gây nhàm chán và 
mất tập trung. Do đó bằng hình thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinh 
những bất ngờ, hoặc sự hứng thú và khiến các em bỗng nhiên có cảm nhận mới mẻ về 
văn bản. Đó là chưa nói nếu như giáo viên yêu cầu học sinh trình bày thì còn tạo cơ hội 
cho các em bộc lộ bản thân. Đương nhiên giáo viên phải "gieo" vào học sinh ý thức đọc 
sao cho cuốn hút chứ không phải là qua chuyện và đọc ở đây thể hiện sự cảm thụ, hiểu 
sâu sắc về tác phẩm là làm sao để người khác cũng có thể sản sinh những ấn tượng tương 
tự như mình.
 II.3. Giải pháp, biện pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Nhằm giúp học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm và khả năng cảm thụ tốt văn học. Từ 
đó giúp các em làm giàu vốn hiểu biết về tiếng Việt, đồng thời mang đến cho các em tình 
cảm cao đẹp, tình yêu với cuộc sống con người, tình yêu gia đình, yêu quê hương đất 
nước,...
 Phát huy tính tích cực, hứng thú của học sinh trong giờ tập đọc 
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 b.1. Tìm hiểu cấu trúc chương trình, nội dung của phân môn Tập đọc
 Với mỗi tuần thực hiện 2 tiết tập đọc và thông qua 62 bài tập đọc thuộc các loại 
hình thức văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 45 bài văn xuôi, 1 vở kịch 
và 17 bài thơ ( có 2 bài thơ ngắn được dạy trong cùng một tiết), phân môn Tập đọc lớp 4 
tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành, phát triển từ 
các lớp dưới, đồng thời rèn một kĩ năng đọc mới là đọc diễn cảm, giúp học sinh nâng cao 
kĩ năng đọc – hiểu văn bản, cụ thể là: Nhận biết đề tài, cấu trúc của bài, biết phát hiện giá 
trị của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản văn chương.
 Nội dung các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4 phản ánh một số vấn đề cơ bản 
về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành mạnh ...của con người thông qua ngôn ngữ 
văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ và nhân văn, do đó có tác dụng mở rộng 
tầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã hội và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm 
nhân cách cho học sinh.
 b.2. Nắm bắt thực trạng
 * Trao đổi với phụ huynh học sinh 
 Thông qua những phút giây trò chuyện trao đổi trong buổi họp phụ huynh học sinh 
vào đầu năm học, cuối kì học để thấy được sự cảm nhận của phụ huynh về kĩ năng đọc 
bài của con em mình ở nhà như thế nào, từ đó nắm bắt mức độ, khả năng đọc diễn cảm 
của các em. 
 ========= Giáo viên: Đoàn Thị Thỏa – Trường Tiểu học Krông Ana =========
 5 
 ===== Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc ====
 b.3.3. Các bước cần tiến hành khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 Đọc diễn cảm là một yêu cầu đọc thành tiếng. Đó là khả năng làm chủ được ngữ 
điệu, tốc độ, chỗ ngừng giọng, cường độ, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp 
với từng văn bản để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài 
đọc, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm . 
 Đọc diễn cảm không phải là việc làm chủ những đặc tính âm thanh riêng lẻ của 
giọng đọc mà là sự hoà đồng của các âm thanh tạo nên âm hưởng chung của bài đọc. Vì 
vậy, muốn dạy học sinh đọc diễn cảm trước hết phải làm cho các em hoà nhập với bài 
văn, bài thơ và có cảm xúc thì sẽ bật ra được ngữ điệu thích hợp.
 Để đọc diễn cảm tốt thì theo nhà văn Vũ Nho cho rằng: " Không hiểu tư tưởng 
chính của tác phẩm và mục đích chính của việc đọc nhằm thể hiện nó thì không thể đọc 
diễn cảm nổi, dù chỉ là một dòng". Chính nội dung bài đọc đã quy định ngữ điệu của nó 
nên không thể áp đặt giọng đọc của bài. Vì vậy, giáo viên không nên đặt ra ngữ điệu từ 
đầu. Ngược lại, xác định giọng đọc của bài phải là kết luận tự nhiên được học sinh đưa ra 
sau khi hiểu sâu sắc bài đọc và biết cách diễn đạt thích hợp dưới sự hướng dẫn của cô. 
 Khi đọc diễn cảm không nhất thiết yêu cầu học sinh đọc cả bài mà có thể chỉ yêu 
cầu học sinh đọc diễn cảm câu, đoạn trong bài hoặc một vài khổ thơ,... Vì vậy tôi đã tiến 
hành hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm như sau: 
 - Cho học sinh làm quen với toàn tác phẩm và tổ chức cho học sinh đàm thoại, nhận 
ra thể loại văn bản, hiểu ý đồ của tác giả, thảo luận với học sinh để xác định giọng đọc 
chung của cả bài. 
 - Xác định nội dung giọng đọc chính của từng đoạn (mà trong phần đọc hiểu đã 
trình bày sẽ giúp học sinh xác định giọng đọc chung của cả bài: nhẹ nhàng, tha thiết, vui 
tươi, ngợi ca, mạnh mẽ, trầm lắng, buồn thương ..., nhịp điệu của bài: nhanh, hơi nhanh, 
hơi chậm, chậm ...
 - Hướng dẫn học sinh cách đọc theo ngữ điệu từng loại câu( cất cao giọng hoặc hạ 
giọng, theo câu kể, câu cảm, câu cầu khiến),nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm 
trong câu văn ( cao hay thấp) các tiếng gieo vần trong thơ. Tuỳ theo nội dung bài hoặc 
đoạn văn mà có giọng đọc phù hợp linh hoạt: buồn vui, trang nghiêm, đọc phân biệt lời 
người dẫn chuyện với lời nhân vật. Trong bài có nhiều nhân vật, căn cứ vào tính cách của 
từng nhân vật chuyển giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật, diễn biến nội dung bài.
 - Tổ chức cho học sinh luyện giọng đọc từng câu, đoạn bài theo cá nhân hoặc nhóm
 - Gọi học sinh đọc diễn cảm kết hợp với những lời khen ngợi động viên, khuyến 
khích các em, theo dõi, đánh giá học sinh trong giờ học một cách toàn diện về kiến thức, 
kỹ năng, thái độ trong một giờ tập đọc mà học sinh cần đạt. Đặc biệt tôi đã nhấn mạnh 
vào mặt thành công của học sinh để khuyến khích tạo sự hưng phấn cho học sinh đọc tốt 
bài.
 b. 3.4. Một số biện pháp hướng dẫn cụ thể trong giờ Tập đọc.
 * Đối với thể loại văn bản kể chuyện.
 Thể loại kể chuyện thường có nhiều nhân vật, mỗi nhân vật có một tính cách khác 
nhau nên khi đọc thường nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và đọc nhiều giọng đọc 
khác nhau như:
 - Giọng đọc hăm dọa, dữ dằn, hách dịch ( phù hợp với nhân vật hiện thân là cái ác) 
 - Giọng đọc thong thả, chậm rãi, xúc động ( phù hợp với tâm trạng buồn cảm) 
 - Giọng đọc rõ ràng, nhẹ nhàng, lễ phép, thản nhiên ( phù hợp với nhân vật hiện 
thân là cái thiện). 
 ========= Giáo viên: Đoàn Thị Thỏa – Trường Tiểu học Krông Ana =========
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh.doc