Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép Kĩ năng sống cho học sinh trong phân môn Tập đọc Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép Kĩ năng sống cho học sinh trong phân môn Tập đọc Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép Kĩ năng sống cho học sinh trong phân môn Tập đọc Lớp 4
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I. Phần mở đầu 2 1. 1. Lý Lý do do ch chọnọ nđề đề tài tài 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 II. Phần nội dung 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Thực trạng 4 3. Giải pháp, biện pháp: 7 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 7 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 23 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. 23 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 23 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 24 nghiên III. cứu Phần kết luận, kiến nghị 24 1. Kết luận: 24 2. Kiến nghị: 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 Giáo viên: Đoàn Thị Thoả1 Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4 Tìm hiểu về nội dung, phương pháp và các hình thức giáo dục lồng ghép Kĩ năng sống trong phân môn Tập đọc lớp 4. Nắm được những khó khăn, vướng mắc của GV và HS khi thực hiện dạy học lồng ghép Kĩ năng sống cho HS trong phân môn Tập đọc lớp 4. Khảo sát thực trạng việc tổ chức dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4C trong phân môn Tập đọc. Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình hình thành Kĩ năng sống cho học sinh. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả giáo dục kỹ năng sống qua việc lồng ghép trong giảng dạy phân môn Tập đọc cũng như nâng cao hiệu quả giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Krông Ana, huyện Krông Ana. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài hướng vào nghiên cứu đặc điểm các bài dạy có nội dung lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và thực tế dạy học trong phân môn Tập đọc lớp 4. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của Kĩ năng sống được hình thành qua việc học phân môn Tập đọc tại lớp 4C trường tiểu học Krông Ana, trong năm học 2014 - 2015 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp so sánh - Phương pháp thực hành Giáo viên: Đoàn Thị Thoả3 Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4 Thực tế, lâu nay GV chỉ tập trung dạy kiến thức văn hóa mà chưa có thói quen dạy thêm Kĩ năng sống cho HS nên khi thực hiện dạy lồng ghép còn có phần lúng túng. Ở một số bài, thời gian giảng dạy trong 1 tiết là 35 phút nhiều khi không đủ. Vì thế, khi dạy lồng ghép Kĩ năng sống vào môn học thì GV phải chọn những phương pháp lồng ghép thích hợp để tránh “cháy” giáo án và nặng thêm nội dung cho bài học. 2.2. Thành công – hạn chế * Thành công: Thực hiện dạy học lồng ghép kĩ năng sống trong phân môn Tập đọc học sinh có sự hào hứng hơn trong tiết học, thể hiện sự tự tin, nhiều bài các em đã vận dụng, khám phá tìm hiểu trong thực tế và đặc biệt kĩ năng trình bày của nhiều em diễn đạt một cách gãy gọn, lưu loát, * Hạn chế: Thời gian thực hiện dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong mỗi tiết học còn ít. Giáo dục kĩ năng sống đòi hỏi sự khéo léo nhưng khi thực hiện về phương pháp dạy học lồng ghép cũng chưa thật sáng tạo. 2.3. Mặt mạnh – mặt yếu * Mặt mạnh: Đa số học sinh tự giác, có ý thức cao trong mỗi giờ học. Sự quan tâm của nhà trường, cha mẹ luôn sát sao, đồng thuận với giáo viên trong việc giảng dạy và hơn nữa họ hiểu rõ chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo để cùng phối hợp chặt chẽ trong việc dạy học các môn học, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. * Mặt yếu: Khả năng tự nhận thức của một số ít phụ huynh và học sinh chưa thật đầy đủ, còn thiếu sự quan tâm, ít trau dồi về kĩ năng sống. 2.4. Các nguyên nhân – các yếu tố tác động Từ trước đến nay phần lớn GV chỉ chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức mà ít hoặc chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục Kĩ năng sống cho HS. Mặc dù GV đã được tiếp cận về nội dung lồng ghép giáo dục Kĩ năng sống của Bộ Giáo dục và mỗi giáo viên đều được tập huấn về cách dạy và rèn Kĩ năng sống cho học sinh nhưng hầu như giáo viên chưa xác định được cụ thể kĩ năng sống cần rèn cho học sinh trong mỗi tiết học là gì? Hoặc nếu có xem giáo trình của BGD đã ban hành thì các Kĩ năng sống trong các môn học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động học tập, sử dụng phương pháp và hình thức dạy học thích hợp để giáo dục các kĩ năng đó. Trong lớp học sinh có trình độ, sức khoẻ, tâm sinh lí, sự trải nghiệm khác nhau. Chẳng hạn có em học sinh tự tin, bạo dạn vì được tham gia nhiều các hoạt động bề nổi của nhà trường hay ở gia đình các em được bố mẹ rèn Kĩ năng sống thường xuyên thì việc thực hiện kĩ năng của môn học và các Kĩ năng sống rất thuận lợi. Ngược lại những em nhút nhát, thiếu tự tin, ngại giao tiếp thì việc này quả là khó khăn. Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có những biến đổi nhất định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn là một thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập. Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lực đối với người học. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin Giáo viên: Đoàn Thị Thoả5 Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4 triển. Chương trình học hiện nay đang gặp phải nhiều chỉ trích do quá nặng về kiến thức hàn lâm trong khi những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. 3. Giải pháp, biện pháp: 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Nghiên cứu kĩ nội dung, chương trình môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc lớp 4 nói riêng để nắm chắc kiến thức và kĩ năng của môn học, cũng như kĩ năng sống mà HS cần được học và tiếp cận. Từ đó, tuỳ từng bài cụ thể, nội dung cụ thể để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức và các Kĩ thuật dạy học tích cực thích hợp các hoạt động học tập và giáo dục lồng ghép Kĩ năng sống cho HS, giúp các em có thể thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận. Ngoài ra, trong khi giảng dạy kiến thức và giáo dục lồng ghép Kĩ năng sống, cần có sự khuyến khích kịp thời khi HS có tiến bộ (dù chỉ là một tiến bộ rất nhỏ) để khích lệ học sinh tham gia các hoạt động một cách tích cực và có đủ tự tin thể hiện khả năng của mình trước lớp. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 3.2.1. Tìm hiểu nội dung giáo dục Kĩ năng sống và địa chỉ trong chương trình sách giáo khoa MÔN TUẦN TÊN BÀI DẠY CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐẠT HỌC - Thể hiện sự thông cảm. Dế Mèn bênh vực kẻ Tập đọc - Xác định giá trị. yếu - Tự nhận thức về bản thân 1 - Thể hiện sự thông cảm. Tập đọc Mẹ ốm - Xác định giá trị. - Tự nhận thức về bản thân - Thể hiện sự thông cảm. 2 Tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ - Xác định giá trị. yếu ( TT) - Tự nhận thức về bản thân. - Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp. - Thể hiện sự thông cảm. Tập đọc Thư thăm bạn - Xác định giá trị. - Tư duy sáng tạo 3 - Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp. Tập đọc Người ăn xin - Thể hiện sự thông cảm. - Xác định giá trị. - Xác định giá trị Một người chính 4 Tập đọc - Tự nhận thức về bản thân trực - Tư duy phê phán Giáo viên: Đoàn Thị Thoả7 Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4 - Tự nhận thức xác định giá trị cá nhân Vẽ về cuộc sống an 24 Tập đọc - Tuy duy sáng tạo toàn - Đảm nhận trách nhiệm - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân Khuất phục tên cướp - Ra quyết định 25 Tập đọc biển - Ứng phó, thương lượng - Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích - Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông 26 Tập đọc Thắng biển - Ra quyết định, ứng phó - Đảm nhận trách nhiệm - Tự nhận thức: xác định giá trị các nhân Ga-vrốt ngoài chiến 27 Tập đọc - Đảm nhận trách nhiệm lũy - Ra quyết định - Tự nhận tức, xác định giá trị bản thân Hơn một nghìn ngày 30 Tập đọc - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng vòng quanh trái đất - Kiểm soát Tiếng cười là liều 34 Tập đọc - Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn thuốc bổ - Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận 3.2.2. Xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4 * Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá bản thân . Kĩ năng tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng các mối quan hệ xã hội; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen của bản thân mình, quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng. Để tự nhận thức đúng về bản thân cẩn phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là qua giao tiếp với người khác. Ví dụ 1: Bài “Văn hay chữ tốt ” Sau khi HS hiểu Cao Bá Quát viết đơn cho bà cụ, mặc dù lá đơn có lí lẽ rõ ràng nhưng vì chữ ông viết xấu quá, quan không đọc được nên đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường. Tôi hỏi thêm: + Vì sao khi sự việc xảy ra, Cao Bá Quát mới dốc sức luyện chữ cho đẹp? Tôi yêu cầu HS trả lời câu hỏi bằng một câu. Khuyến khích nhiều em phát biểu theo cách khác nhau. Chẳng hạn: (Vì khi sự việc này xảy ra, Cao Bá Quát mới thực sự nhận ra tai hại của việc viết chữ xấu. Vì viết chữ xấu có thể gây tai hại cho người khác) + Vì sao Cao Bá Quát viết chữ rất xấu mà nhận lời viết đơn giúp bà cụ? Tôi khuyến khích nhiều em phát biểu theo các cách khác nhau, sau đó tôi chốt ý: Khi bà cụ nhờ viết đơn kêu oan, Cao Bá Quát đã vui vẻ trả lời: “Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. Mặc dù sẵn sàng giúp đỡ người khác nhưng Cao Bá Quát đã chưa nhận thức đúng về bản thân, chưa tự nhận biết được điểm hạn chế của mình có thể đem Giáo viên: Đoàn Thị Thoả9 Trường TH Krông Ana
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_long_ghep_k.doc