Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4

doc 24 trang lop4 19/01/2024 1970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4
 SKKN: Một số kĩ năng rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
 Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
 Tiếng Việt là môn học cơ bản trong chương trình tiểu học. Trong đó phân môn 
tập đọc chiếm vị trí quan trọng. Tập đọc - đọc diễn cảm góp phần tích luỹ kiến 
thức nhiều mặt, đa dạng phong phú. Bởi lẽ, đọc diễn cảm là một hình thức đọc 
có tính đặc thù, nhằm rèn luyện kĩ năng đọc và cảm thụ văn học cho học sinh. 
Khi đọc diễn cảm, người đọc chuyển văn bản “viết” thành văn bản “âm thanh” 
một cách trung thực, nhằm truyền đến cho người nghe không chỉ nội dung thông 
tin mà còn cảm nhận được giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của văn 
bản. Một người đọc diễn cảm tốt tức là người đó đã truyền thụ được một phần 
nội dung và cảm xúc của bài đọc tới người nghe mà chưa cần đến giảng giải. 
Đối với học sinh, khi đọc diễn cảm các bài đọc trong chương trình, các em sẽ 
được tiếp thu với ngôn ngữ nghệ thuật và cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn 
chương. 
 Với nhiều năm giảng dạy các môn học của lớp 4, tôi thấy trong phân môn 
Tập đọc có nhiều dạng bài, nhiều thể loại văn bản khác nhau. Các thể loại văn 
bản đó rất đa dạng, phong phú nhưng cũng rất gần gũi với các em học sinh thuộc 
lứa tuổi. Vậy làm thế nào để giúp các em hiểu được nội dung, ý nghĩa của từng 
loại văn bản và phản ánh một cách trung thực, đầy đủ thông qua giọng đọc là 
một vấn đề mà chúng ta - những người làm công tác giáo dục đã và đang quan 
tâm....Chính vì thế với kinh nghiệm của bản thân, năm học này tôi xin được 
trình bày “Một số kĩ năng rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” nhằm nâng cao 
chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh nói riêng và nâng cao chất lượng môn 
Tiêng việt nói chung.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Rèn đọc diễn cảm không những có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc 
giúp học sinh trung bình, yếu đọc đúng, đọc chính xác văn bản để hiểu nội dung 
một cách thấu đáo các bài đọc trong chương trình SGK lớp 4 mà còn giúp cho 
học sinh khá, giỏi cảm thụ được vẻ đẹp của những tác phẩm trong và ngoài sách. 
Từ đó giúp học sinh phát triển khả năng cảm thụ văn học của bản thân. Giúp GV 
có cái nhìn sâu hơn khi dạy môn tập đọc đặc biệt là tiến trình rèn đọc diễn cảm 
cho học sinh.
 Nếu rèn đọc diễn cảm thành công sẽ mang lại hiệu quả đáng kể, bồi 
dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự 
 1/23 SKKN: Một số kĩ năng rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
 Phần thứ hai: NỘI DUNG SÁNG KIẾN VÀ GIẢI PHÁP
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
 1.1. Một số căn cứ khoa học:
Thực hiện theo Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học:
 - Căn cứ Quyết định số 16/ 2006/ QĐ - BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 
2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 - Căn cứ vào chương trình sách giáo khoa hiện hành.
 Môn tập đọc giúp các em có kĩ năng nghe tốt, đọc thông, viết thạo, đọc 
đúng, giúp các em hiểu được nội dung văn bản. Đọc diễn cảm giúp các em cảm 
thụ được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật văn chương. Ngoài ra môn tập đọc còn 
có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục tình cảm cho HS của lứa tuổi Tiểu học. 
Qua môn Tập đọc các em được tiếp xúc với những áng thơ, áng văn hay được 
chọn lọc dạy trong chương trình. Học sinh được tiếp xúc với thế giới muôn hình 
muôn vẻ ở xung quanh qua nghệ thuật ngôn từ. Từ đó làm cho HS cảm nhận 
được vẻ tinh túy của thế giới đó bằng ngôn ngữ Tiếng Việt. 
 Mục đích của đọc thành tiếng là chuyển đổi chính xác và ngày càng nhanh 
các ký hiệu văn tự thành âm thanh. Vì vậy, chất lượng của đọc thành tiếng trước 
hết được đo bằng hai phẩm chất: Đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy). Đó 
cũng là hai kĩ năng đầu tiên của đọc. Khi đọc diễn cảm mục đích của người đọc 
là làm rõ nghĩa các kí tự, làm rõ nội dung và mục đích thông báo của văn bản và 
đó cũng là kĩ năng của đọc diễn cảm mà Tập đọc 4 hiện nay đang yêu cầu.
 1.2. Một số khái niệm cơ bản:
 Thực tế, trong nhiều năm giảng dạy khối 4 tôi thấy kĩ năng đọc của học 
sinh giữa các lớp chưa đồng đều. Đa số các em chỉ mới đọc đúng, số học sinh 
biết đọc diễn cảm còn rất ít (thậm chí nhiều em chưa biết cách đọc diễn cảm 
hoặc còn xem nhẹ hoạt động này); số học sinh đọc chưa lưu loát và sai lỗi vẫn 
còn. 
 Giọng đọc của học sinh còn nhỏ; nhiều em chưa nắm được nội dung của 
bài đọc nên khi đọc, tôi thấy các em chưa bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua 
giọng đọc hoặc nếu có thì chỉ mang tính chất bắt chước giáo viên hoặc bạn bè.
 Một điều đáng nói là phần lớn học sinh khi đọc một tác phẩm còn đọc tuỳ 
tiện theo chủ quan không có thói quen ngắt giọng đúng chỗ, lựa chọn ngữ điệu 
 3/23 SKKN: Một số kĩ năng rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
học tốt các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn... chính là góp 
phần nâng cao chất lượng của bộ môn Tiếng Việt.
 2.3. Nội dung và cách tiến hành điều tra thực trạng:
 Trong nhiều năm giảng dạy lớp 4 từ năm 2018- 2019 bản thân tôi thử vận 
dụng một số giải pháp dạy học này bước đầu đem lại hiệu quả với đề tài “Một 
số kĩ năng rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” 
 Sau khi nhận lớp, tôi đã ổn định chung tổ chức lớp. Qua tìm hiểu điều tra 
để nắm chắc đối tượng học sinh và lựa chọn, đặc biệt là kĩ năng đọc và phân loại 
học sinh theo ba đối tượng:
 1. Học sinh biết đọc diễn cảm
 2. Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát
 3. Học sinh đọc nhỏ, lí nhí, ấp úng, ngọng,...
 Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh. Những em đọc yếu 
ngồi cạnh những em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến. Tôi tiến hành công 
việc tiếp theo là giới thiệu cấu tạo chương trình môn tập đọc để các em nắm 
được chủ đề chính trong từng học kì và cả năm học. Đồng thời nêu tầm quan 
trọng, yêu cầu cơ bản về cách tìm hiểu nội dung của bài học. Hướng dẫn mỗi em 
có một quyển vở để ghi lại những câu trả lời theo từng câu hỏi ở sách giáo khoa 
cũng như nội dung các bài đã học qua.
 * Sự chuẩn bị của học sinh
 Trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi 
chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi cũng như tập tìm hiểu nội dung bài, đề ra 
các yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 5/23 SKKN: Một số kĩ năng rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
 1. Tính thuyết minh mới 
 Từ việc tìm hiểu các nguyên nhân cùng với những nhận xét rút ra qua kết 
quả khảo sát thực tế, tôi đã tiến hành dần từng giải pháp nhằm khắc phục những 
tồn tại nêu trên để giúp HS nâng cao chất lượng đọc diễn cảm. Cụ thể:
 1.1. Trong giờ tập đọc
 1.1.1.Giải pháp 1: Yêu cầu học sinh đọc đúng, đọc lưu loát và nắm 
được nội dung, ý nghĩa các bài đọc 
 Muốn đọc diễn cảm một tác phẩm trước hết đòi hỏi các em cần phải biết 
đọc đúng, lưu loát và nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm đó. Vì khi đọc 
đúng, các em sẽ phát âm chính xác các từ ngữ, biết ngắt nghỉ giọng đúng chỗ 
trong từng câu, từng đoạn để giúp người nghe hiểu đúng nghĩa các từ ngữ cũng 
như các câu văn của bài đọc. Còn khi các em nắm được nội dung, ý nghĩa bài 
đọc sẽ giúp các em biết nhấn giọng các từ ngữ biểu cảm và tự xác định được 
giọng đọc phù hợp cho từng đoạn hay cả bài đọc đó. Hơn nữa, có hiểu thấu đáo 
nội dung và ý nghĩa của bài đọc thì các em mới có những cảm xúc thực để 
truyền đạt được những tâm tư tình cảm hay ý đồ của tác giả được ẩn chứa trong 
từng câu, từng chữ của bài đọc đến với người nghe. Vì thế, đây là một yếu tố rất 
quan trọng, là cơ sở ban đầu của việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho các em.
 + Việc giúp các em luyện đọc đúng, lưu loát tôi thực hiện chủ yếu ở bước 
luyện đọc. Trong quá trình đọc, tôi thường gọi các em thuộc đối tượng 1 và 2 
đọc trước; sau đó yêu cầu các em tiếp tục giúp đỡ, kèm cặp các bạn đọc còn 
chậm, chưa lưu loát tiến đến đọc đúng và lưu loát hơn. 
 + Việc giúp các em nắm nội dung, ý nghĩa của bài đọc được tiền hành chủ 
yếu ở bước tìm hiểu bài. Sau khi hướng dẫn các em khai thác nội dung các câu 
hỏi trong SGK tôi đã nêu thêm một vài câu hỏi mở để giúp các em hiểu sâu sắc 
hơn về ý nghĩa của bài học đó.
 1.1.2.Giải pháp 2: Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc 
tìm hiểu nội dung bài.
 Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng điệu, ngữ 
điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm 
của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung, ý 
nghĩa bài đọc. Tôi yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn văn nhằm "thăm dò" 
khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh. Qua kết 
 7/23 SKKN: Một số kĩ năng rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
 Gỗ lượn đàn thong thả
 Như bầy trâu lim dim
 Đằm mình trong êm ả”.
 ( Bè xuôi sông La – TV4)
 Các từ láy “ thầm thì”, “ thong thả”, “lim dim”, “êm ả” dùng rất “đắt”, 
có giá trị đặc tả một buổi chiều êm ả, thơ mộng thanh bình của dòng sông La. 
Hay các hình ảnh ẩn dụ: “nụ ngói hồng”, “hoa lúa trổ”, “khói nở xoà như 
bông” Hiện lên trong cảnh “đạn bom đổ nát” gợi tả cảnh tái hiện đất nước trong 
một ngày mai thắng trận. Tinh thần lạc quan tin tưởng sáng bừng vần thơ: 
“ Trong đạn bom đổ nát
 Bừng tươi nụ ngói hồng
Đồng vàng hoa lúa trổ
 Khói nở xoà như bông
 ( Bè xuôi sông La – TV4).
 Ngắt giọng đúng và hay là đích của dạy đọc và cũng là một trong những 
phương tiện để dạy tiếp nhận, chiếm lĩnh văn bản.
 Việc phát hiện ra các biện pháp nghệ thuật là một trong những phần quan 
trọng trong việc cảm thụ bài văn. Vì vậy, ngay từ khi tìm hiểu bài giáo viên cần 
bổ sung cho các em hiểu biết thêm về các biện pháp tu từ như: biện pháp so sánh 
, nhân hoá và dấu hiệu nhận biết, tác dụng của các biện pháp đó. Đồng thời, các 
em cần tìm ra sự tinh tế trong cách sử dụng ngôn từ. Ta cần đọc kỹ, lắng nghe 
xem bài văn gây cho ta cảm xúc gì? ( cảm xúc về âm thanh, giai điệu? về đường 
nét, màu sắc ? về nhịp điệu cuộc sống? về tâm tư, suy nghĩ của tác giả? về con 
người cảnh vật được miêu tả?... ).
 Muốn có được những cảm nhận đó, các em cần có một trí tưởng tượng 
phong phú, một khả năng nhận diện cảm xúc nhậy bén  giáo viên chính là 
người phát hiện và bồi dưỡng những khả năng này ở các em.
 * Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp cái hay của bài thơ ( thể hiện qua những 
hình ảnh gợi tả, biện pháp tu từ ) các em sẽ có được niềm cảm thông sâu sắc 
bởi đã hoà mình được vào dòng cảm xúc của tác giả. Từ đó các em không chỉ 
đọc đúng mà còn có thể truyền tải được cả tình cảm của tác giả trên cơ sở mình 
cảm nhận được.
 9/23 SKKN: Một số kĩ năng rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
 - Với các em thuộc đối tượng 2 (những HS đọc đúng): Nêu chỗ ngắt nghỉ 
giọng cho câu văn (đặc biệt trong câu văn dài) hay nhịp điệu của dòng thơ, câu 
thơ ; nêu các từ ngữ cần nhấn giọng để bước đầu biết đọc diễn cảm.
 - Với các em thuộc đối tượng 3 (những HS đọc chưa lưu loát, còn chậm): 
Đọc đúng các từ ngữ thường phát âm sai, nêu được một số từ ngữ cần nhấn 
giọng để luyện đọc trôi chảy (trường hợp này chỉ dừng lại ở luyện đọc đúng, 
không yêu cầu đọc diễn cảm).
 Trong quá trình soạn bài, tôi đã phân loại các văn bản nghê thuật trong 
chương trình Tập đọc lớp 4 thành 3 thể loại cơ bản sau :Văn xuôi; Thơ và 
Truyện - kịch. Ở mỗi thể loại, tôi hướng dẫn cách đọc diễn cảm khác nhau. 
 * Đối với thơ 
 Ngoài sắc thái giọng đọc và cách nhấn giọng, tôi thường hướng dẫn các 
em biết lựa chọn nhịp điệu cho từng dòng thơ, câu thơ trong các khổ thơ. Tuỳ 
theo nội dung của từng bài để tôi hướng dẫn các em đọc diễn cảm. Ngoài việc 
chọn một đoạn tiêu biểu để hướng dẫn các em đọc diễn cảm, tôi còn cho các em 
tự chọn và luyện đọc đoạn thơ mà các em yêu thích để tạo hứng thú, sự thoải 
mái và tránh bị gò ép khi học tập ; đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo 
trong học sinh.
 Khi hướng dẫn đọc thơ,hướng dẫn ngắt nhịp phải tính đến nghĩa, chứ 
không đọc theo áp lực của nhạc thơ. Nếu không lưu ý về nghĩa thì sẽ ngắt nhịp 
tạo ra sự cân đối về mặt âm thanh khi đọc từng câu thơ. Với thơ 4 tiếng, thường 
ngắt nhịp 2/2, với thơ 5 tiếng ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2, thơ 7 tiếng ngắt nhịp 3/4 
hoặc 4/3, thơ lục bát sẽ được ngắt nhịp chẵn 2/2/2 vì vậy sẽ dẫn đến ngắt nhịp 
sai do không hiểu nghĩa của từng dòng thơ đối với một số dòng thơ cụ thể. Ví dụ 
chọn cách ngắt: 
 Bè đi/ chiều thầm thì
 Gỗ/ lượn đàn thong thả.
 ( Bè xuôi sông La –TV4)
 Mà không ngắt: Bè đi chiều/ thầm thì. Để tạo ra 3 cặp chủ – vị làm cho hai 
câu thơ sống động hơn với nhiều đối tượng đựơc miêu tả, nhiều hoạt động và 
không hạn chế thời gian “Bè đi” vào buổi chiều mà tạo sự kết hợp bất thường 
“chiều thầm thì”, cho thời gian cất lên thành lời. Cũng như vậy, ta chọn cách 
 11/23

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ki_nang_ren_doc_dien_cam_cho_ho.doc