Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong phân môn Địa lí Lớp 4

docx 33 trang lop4 07/02/2024 1610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong phân môn Địa lí Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong phân môn Địa lí Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong phân môn Địa lí Lớp 4
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu 
 Trong nhiều thế kỉ qua, khoa học Địa lí không ngừng phát triển và đã mang 
lại cho nhân loại rất nhiều thành tựu to lớn. Việc thể hiện và lưu trữ những tri thức 
ấy ngoài sử dụng ngôn ngữ viết, nói thông thường thì cần phải có một ngôn ngữ 
đặc biệt. Đó chính là bản đồ. Bản đồ là công cụ hữu hiệu giúp mã hoá những tri 
thức địa lí.
 Địa lí bắt đầu từ bản đồ và cũng kết thúc bằng bản đồ. Để có thể nghiên cứu 
và học tập Địa lí, việc đầu tiên cần làm là phải giải mã được bản đồ, sau đó những 
tri thức địa lí mới tìm được lại được mã hoá trở lại bản đồ. Để làm được điều đó 
trước tiên cần phải có kĩ năng sử dụng bản đồ. Kĩ năng sử dụng bản đồ là kĩ năng 
thực sự được chú trọng và được hình thành, rèn luyện ngay từ khi bắt đầu học tập 
địa lí ở các nước tiến bộ.
 Khi đó, bản đồ không chỉ là đồ dùng học tập trực quan cần thiết mà còn là tư 
liệu học tập để các em tìm ra các kiến thức địa lí. Để có thể sử dụng được bản đồ, 
học sinh phải có kĩ năng sử dụng bản đồ. Khi học sinh có kĩ năng sử dụng bản đồ, 
dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tái tạo lại được hình ảnh lãnh thổ 
nghiên cứu với những đặc điểm cơ bản của chúng, mà không cần phải nghiên cứu 
trực tiếp ngoài thực địa. Việc biết cách khai thác kiến thức từ bản đồ giúp học sinh 
hứng thú và ghi nhớ bền vững hơn, thay vì việc học sinh thụ động tiếp nhận những 
tri thức mà giáo viên đưa ra rồi phải ghi nhớ một cách máy móc thì học sinh tự 
mình tìm hiểu, nghiên cứu dưới hướng dẫn của giáo viên để tìm ra tri thức. Có 
những kĩ năng sử dụng bản đồ cơ bản ngay từ bậc Tiểu học giúp học sinh không 
chỉ tích cực và biết cách làm việc với bản đồ để đạt được mục tiêu học tập của 
môn Địa lí mà còn giúp học sinh có thói quen và biết cách sử dụng bản đồ trong 
cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống của các em. Ngoài ra, có kĩ năng sử dụng bản 
đồ ở lớp 4 còn giúp học sinh chuẩn bị nền tảng để học tập và nghiên cứu Địa lí ở 
các lớp học cao hơn. Bản đồ giáo khoa là biểu hiện thu nhỏ của bề mặt Trái Đất dựa trên cơ sở 
toán học. Bằng ngôn ngữ bản đồ, phương tiện (đồ hoạ) phản ánh sự phân bố, trạng 
thái mối liên hệ tương hỗ của khách thể phù hợp với trình độ phát triển trí óc của 
lứa tuổi học sinh.
 c) Kĩ năng sử dụng bản đồ
 Kĩ năng sử dụng bản đồ là sự sử dụng có hiệu quả hệ thống các hoạt động có 
liên quan đến bản đồ trong quá trình học tập địa lí của học sinh. Kĩ năng sử dụng 
bản đồ được thể hiện ở ba mức độ: kĩ năng hiểu bản đồ, kĩ năng đọc bản đồ, kĩ 
năng vận dụng bản đồ.
 7.1.2. Vai trò của bản đồ giáo khoa và tác dụng của việc hình thành kĩ năng 
sủ dụng bản đồ cho học sinh 
 a. Vai trò của bản đồ giáo khoa
 Với vai trò là ngôn ngữ thứ hai của địa lí thì bản đồ coa vai trò quan trọng 
trong nghiên cứu và học tập địa lí. Trong nhà trường, bản đồ giáo khoa không 
những là đồ dùng trực quan mà còn là nguồn tri thức quan trọng để giáo viên 
hướng dẫn học sinh lĩnh hội các kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
 b) Tác dụng của việc hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh
 Việc hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh là cần thiết rất quan
 trọng. Muốn sử dụng được bản đồ, khai thác được tri thức trên bản đồ thì học 
sinh phải có kĩ năng sử dụng bản đồ. Kĩ năng này không phải tự nhiên có mà phải 
có quá trình rèn luyện. Có kĩ năng sử dụng bản đồ giúp học sinh tích cực, chủ 
động hơn trong giờ học. Những kiến thức các em thu được qua việc động não tìm 
tòi sẽ giúp các em hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn. Hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ 
cho học sinh không chỉ giúp các em học tốt hơn trong môn Địa lí mà còn nhiều 
các môn học khác, lĩnh vực khác trong cuộc sống có sử dụng đến bản đồ.
 7.1.3. Mối liên hệ giữa kiến thức bản đồ và việc hình thành kĩ năng bản đồ 
cho học sinh
 a) Con đường hình thành kĩ năng e) Tư duy
 Đến lớp 4, học sinh đã biết phân tích đặc điểm của đối tượng để tìm ra 
dấu hiệu bản chất. Ngoài ra các em còn biết khái quát các hiện tượng riêng lẻ 
thành nội dung hoàn chỉnh, các em cũng đã có khả năng phán đoán giả định, biết 
chứng minh và lập luận những phán đoán của mình.
 7.1.5. Các loại bản đồ phục vụ cho chương trình địa lý lớp 4
 Hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh yêu cầu phải có phương tiện 
là bản đồ.Các loại bản đồ phục vụ cho chương trình địa lí lớp 4 gồm:
 - Bản đồ trong sách giáo khoa
 - Bản đồ giáo khoa treo tường
 - Bản đồ câm
 - Atlat địa lí
 7.1.6. Một số vấn đề chung của phần địa lí trong môn lịch sử - địa lí lớp 4 
 a) Cấu trúc của một bài học Địa lí lớp 4
 Cấu trúc của một bài địa lí trong sách giáo khoa như sau: 
 - Phần cung cấp kiến thức
 - Phần câu hỏi hoặc yêu cầu hoạt động
 - Phần tóm tắt trọng tâm của bài được in đậm, đây còn được gọi là phần ghi 
nhớ.
 b) Bản đồ được sử dụng trong phần Địa lí lớp 4
 Bảng 1: Bản đồ được sử dụng trong các bài học trong phân môn Địa lí lớp 
4 Tên bài Bản đồ
 Bản đồ du lịch thành phố Đà Lạt
 Lược đồ đồng bằng Bắc Bộ
 Đồng bằng Bắc Bộ Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
 Bản đồ khu vực Bắc Bộ
 Người dân ở đồng bằng 
 Bản đồ dân cư khu vực Bắc Bộ
Bắc Bộ
 Bản đồ kinh tế khu vực đồng bằng Bắc 
 Hoạt động sản xuất của 
 Bộ
người dân ở đồng bằng Bắc Bộ 
 (2 tiết)
 Lược đồ Thủ đô Hà Nội
 Thủ đô Hà Nội Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam 
 Bản đồ du lịch Hà Nội
 Lược đồ thành phố Hải Phòng
 Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
 Thành phố Hải Phòng Bản đồ du lịch thành phố Hải Phòng
 Bản đồ các ngành kinh tế thành phố Hải 
 Phòng
 Lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ
 Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
 Đồng bằng Nam Bộ Bản đồ tự nhiên khu vực đồng bằng Nam 
 Bộ Tên bài Bản đồ
 Lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền 
 Dải đồng bằng duyên hải Trung
miền Trung
 Lược đồ đầm, phá ở Thừa Thiên - Huế
 Người dân và hoạt động 
 Bản đồ duyên hải miền Trung
sản xuất ở đồng bằng duyên hải 
miền Trung (2 tiết) Bản đồ các ngành kinh tế khu vực duyên 
 hải miền Trung
 Lược đồ thành phố Huế
 Thành phố Huế Bản đồ địa lí Việt Nam
 Bản đồ du lịch thành phố Huế
 Lược đồ thành phố Đà Nẵng
 Bản đồ địa lí Việt Nam
 Thành phố Đà Nẵng
 Bản đồ kinh tế thành phố Đà Nẵng
 Lược đồ biển Đông, các đảo và quần đảo 
 Biển đảo và Quần đảo
 của nước ta
 Khai thác khoáng sản và 
 Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
hải sản ở vùng biển Việt Nam
 Bản đồ kinh tế biển Việt Nam
 c) Yêu cầu về kĩ năng bản đồ
 Với học sinh lớp 4, chỉ yêu cầu kĩ năng bản đồ cơ bản và đơn giản nhất: dạy học đó ở mục đích minh hoạ mà chưa coi đó là một nguồn tri thức và hướng 
dẫn học sinh chủ động khai thác tri thức địa lí từ những đồ dùng đó. Do đó chưa 
tạo cho các em ấn tượng sâu, chưa phát huy óc tưởng tượng phong phú, sự chủ 
động sáng tạo của học sinh. 
 Chính vì lí do đó mà thực trạng dạy học Địa lí ở các trường tiểu học 
hiện nay đạt kết quả không cao. Tình trạng học sinh không có kiến thức địa lí cũng 
như các kĩ năng địa lí là phổ biến.
 b) Tình hình sử dụng bản đồ trong giảng dạy và học tập Địa lí ở trường Tiểu 
học
 Để tìm hiểu về thực trạng sử dụng bản đồ trong giảng dạy và học tập 
phần Địa lí lớp 4 tôi đã tiến hành gửi phiếu điều tra tới 15 giáo viên ở Trường 
Tiểu học Kim Long B – Tam Dương - Vĩnh Phúc. 
 Tìm hiểu về mức độ sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy học Địa lí tôi 
đã sử dụng câu hỏi:
 Câu 1: Mức độ sử dụng bản đồ địa lí các giờ dạy học Địa lí của thầy cô là:
 Thường xuyên Hiểm khi
 Thỉnh thoảng Chưa bao 
 giờ
 Kết quả thu được là hầu hết các giáo viên đều sử dụng bản đồ và lược đồ 
một cách thường xuyên trong dạy học phần Địa lí lớp 4. Qua quan sát, dự giờ, 
tôi thấy rằng giáo viên có sử dụng tới bản đồ và lược đồ trong các tiết học Địa lí. 
 Để tìm hiểu mức độ hiệu quả sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí, tôi 
đã sử dụng câu hỏi: Khi được yêu cầu thực hiện các thao tác làm việc trên bản đồ thì học sinh đều tỏ 
ra lúng túng. Tôi đã yêu cầu học sinh thực hiện một số kĩ năng bản đồ từ đơn giản đến 
khó hơn và rút ra nhận xét như sau: Phần lớn học sinh chưa có kĩ năng sử dụng bản 
đồ. Một số nhỏ học sinh khá giỏi đã thực hiện được kĩ năng bản đồ đơn giản như đọc 
tên, xác định phương hướng trên bản đồ, tìm và chỉ đối tượng địa lí trên bản đồ, đọc 
các thông tin từ bản đồ. Theo như quan sát thì những học sinh này rất chủ động trong 
các giờ học địa lí, nhất là mỗi khi giáo viên yêu cầu làm việc với bản đồ, các em rất 
hăng hái và chủ động khai thác các thông tin trên bản đồ, tuy nhiên khi yêu cầu kĩ năng 
cao hơn như khái quát hoặc phân tích các đặc điểm của đối tượng, liên hệ các thông 
tin trên bản đồ để rút ra nhận xét thì học sinh chưa làm được. 
 Để tìm hiểu về ý kiến của giáo viên về việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản 
đồ cho học sinh lớp 4 tôi đã tiến hành quan sát, dự giờ, kết hợp với điều tra câu hỏi 
 Câu 3: Theo thầy/cô thì có cần thiết hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho 
học sinh lớp 4 hay không? Trong các tiết học thầy/cô đã chú ý đến việc rèn luyện 
kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh không? Ý kiến của thầy cô về việc rèn luyện 
kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh lớp 4 trong phần Địa Lí.
 Tổng hợp các câu trả lời tôi thu được những ý kiến trái chiều về vấn đề này như:
 - Một số giáo viên cho rằng chưa cần thiết phải hình thành kĩ năng sử dụng bản 
đồ cho học sinh lớp 4. Có nhiều lí do được đưa ra nhưng nhiều nhất là do giáo viên 
cho rằng kĩ năng sử dụng bản đồ quá khó với học sinh lớp 4, giáo viên không thể rèn 
luyện cho học sinh ở lứa tuổi nhỏ như vậy được và học sinh lớp 4 cũng chưa cần thiết 
phải có kĩ năng này.
 - Một số khác thì cho rằng cần thiết phải hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho 
học sinh nhưng chỉ yêu cầu ở mức độ đơn giản như đọc tên bản đồ, xác định phương 
hướng, tìm và chỉ đối tượng, chưa yêu cầu học sinh phải thực hiện những kĩ năng cao 
hơn.
 - Có thầy cô cho rằng thời gian trên lớp dành cho môn học Địa lí quá ít nên giáo 
viên khó có thể hình thành kĩ năng cho học sinh. Dạy học sinh những kiến thức cơ bản về bản đồ địa lí và một số kĩ 
năng ban đầu khi làm việc với bản đồ. Đây là việc làm đầu tiên cần thực hiện khi 
rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh.
 * Cách tiến hành:
 Hiểu bản đồ là khâu đầu tiên trong việc hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho 
học sinh. Hiểu bản đồ nghĩa là hiểu kiến thức về bản đồ, về đặc trưng định tính, định 
lượng, cấu trúc, hiểu tính chất, nội dung, chức năng, ý nghĩ của bản đồ.
 Thực tế dạy học ở nhà trường phổ thông đã phản ánh cho thấy không có sự 
phân chia ranh giới rõ ràng giữa hai nhiệm vụ cung cấp kiến thức về bản đồ, coi 
bản đồ như đối tượng học tập và việc hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để 
sử dụng bản đồ như một nguồn kiến thức. Để hiểu được bản đồ địa lí, học sinh 
vừa phải nắm vững các khái niệm về bản đồ đã được quy định trong chương trình 
địa lí ở nhà trường phổ thông và phải dần dần hình thành được một số kĩ năng ban 
đầu về bản đồ.
 - Dạy học sinh các kiến thức về bản đồ
 Trước tiên các em phải có những kiến thức về bản đồ hay nói cách khác là 
muốn trả lời được câu hỏi bản đồ dùng như thế nào? thì trước tiên các em phải 
biết bản đồ là gì? Bản đồ được dùng để làm gì? Bản đồ gồm những cái gì?
 + Bước 1: Cho học sinh quan sát bản đồ
 Để học sinh có hình ảnh về bản đồ, nhận biết được bản đồ thì giáo viên cho 
các em quan sát trực tiếp bản đồ với nhiều loại bản đồ như bản đồ treo tường, bản 
đồ trong sách giáo khoa, bản đồ trong Atlat, lược đồ. 
 + Bước 2: Đưa ra khái niệm
 Khái niệm bản đồ: Bản đồ là những hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay 
toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
 Giáo viên cần lưu ý cho học sinh cách gọi bản đồ và lược đồ. Về bản chất thì 
lược đồ là một loại bản đồ. Tuy nhiên để tránh nhầm lẫn trong cách gọi tên thì ta 
phải phân biệt rõ đâu là bản đồ và đâu là lược đồ. Bản đồ là những hình vẽ có độ 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_su.docx