Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 4 trường TH Thị Trấn Tam Đường

doc 22 trang lop4 15/02/2024 2890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 4 trường TH Thị Trấn Tam Đường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 4 trường TH Thị Trấn Tam Đường

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 4 trường TH Thị Trấn Tam Đường
 PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN
 THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC ĐÚNG 
 CHO HỌC SINH LỚP 4A4 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG
 Tác giả: Hoàng Anh Đào 
 Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học 
 Chức vụ: Giáo viên
 Nơi công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường 
 Tam Đường, ngày 17 tháng 8 năm 2016
 1 đã áp dụng vào tiết học môn Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, kể chuyện 
và các môn học khác.
 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến và theo ý kiến của 
tác giả sáng kiến. 
 + Sau khi áp dụng sáng kiến chất lượng môn tiếng Việt sẽ được nâng lên 
rõ rệt, giảm tỉ lệ học sinh đọc yếu, đọc sai từ đó các em sẽ biết thực hành đọc tốt 
các văn bản. Học sinh đọc tốt đồng thời viết tốt và sẽ học tốt được các môn học 
khác .Các em đọc sách tốt sẽ hiểu được nội dung văn bản, ý đồ của tác giả. Qua 
đó bồi dưỡng tình yêu TiếngViệt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, 
giàu đẹp của TiếngViệt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
 Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp 4 trong 
nhà trường và có thể làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị trường Tiểu học 
trong toàn huyện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 - Người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu.
 Trình 
 Ngày 
 Nơi công Chức độ Nội dung công 
 TT Họ và tên tháng năm 
 tác vụ chuyên việc áp dụng
 sinh
 môn
 Một số biện 
 pháp rèn kỹ 
 năng đọc 
 Trường Tiểu đúng cho học 
 Giáo 
1 Hoàng Anh Đào 07/05/1974 học thị trấn Đại học sinh lớp 4a 
 viên 4
 Tam Đường trường tiểu 
 học Thị Trấn 
 Tam Đường 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 NGƯỜI ĐĂNG KÝ
 Hoàng Anh Đào
 3 4. Hiệu quả sáng kiến mang lại 
 Đề tài đã góp phần hạn chế được những thiếu sót và sai lầm khi học Tiếng 
Việt mà học sinh lớp 4 thường mắc phải, từng bước đẩy lùi thực trạng học sinh 
đọc sai, đọc ngắc ngứ, thiếu dấu thanh,ngọng các phụ âm đầu .
 Nhờ việc tuân thủ các nguyên tắc dạy học nói chung và dạy tập đọc nói 
riêng và các biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh do lớp tôi phụ trách tôi thấy 
giờ học có hiệu quả thật sự, học sinh được luyện đọc được nhiều hơn, mọi đối 
tượng học sinh trong lớp đều được tham gia luyện đọc, không khí lớp học sôi 
nổi hào hứng,học sinh chủ động, tích cực trong việc tiếp nhận sửa lỗi khi phát 
âm sai, học sinh đọc tốt hơn ,số lượng học sinh mắc lỗi khi phát âm đã giảm 
nhiều cụ thể là: 
 Kết quả khảo sát chất lượng học sinh trước khi áp dụng sáng kiến:
 Kết quả bài kiểm tra
 Tổng 
Thời gian Đọc chậm, Đọc nhỏ, Đọc thiếu Đọc lưu loát, 
 số học 
 kiểm tra đọc sai ngắc ngứ dấu thanh diễn cảm
 sinh
 SL % SL % SL % SL %
 Đầu năm 30 10 33,3 7 23,3 7 23,3 6 20
 Kết quả khảo sát chất lượng học sinh sau khi áp dụng sáng kiến:
 Kết quả bài kiểm tra
 Tổng 
Thời gian Đọc chậm, Đọc nhỏ, Đọc thiếu Đọc lưu loát, 
 số học 
 kiểm tra đọc sai ngắc ngứ dấu thanh diễn cảm
 sinh
 SL % SL % SL % SL %
 Đầu năm 30 10 33,3 7 23,3 7 23,3 6 20
Giữa kỳ II 30 4 13,3 4 13,3 2 6,7 20 66,7
 Cuối kì II 30 0 0 0 0 0 0 30 100
 5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 
 Sáng kiến “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho cho học sinh lớp 
4a4” đã được vận dụng vào giảng dạy ở lớp tôi và mang lại kết quả cao. Các biện 
pháp thực hiện dễ áp dụng và có thể áp dụng được ở tất cả các trường tiểu học 
trong toàn huyện, đặc biệt là các trường vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó 
 5 1.Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến. 
 - Như chúng ta đã biết trong các môn học quy định hiện nay với học sinh 
tiểu học thì phân mônTiếng Việt là nền móng quan trọng đóng vai trò cung cấp 
cho học sinh các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết đồng thời còn cung cấp cho các 
em vốn từ để giao tiếp và học tập hàng ngày. Xuất phát từ tình hình thực tế của 
lớp, các em hầu hết là học sinh dân tộc, trình độ nhận thức không đồng đều, khi 
đọc, viết học sinh còn phát âm sai, đọc còn ngọng, đọc chậm, còn thiếu dấu 
thanh do ảnh hưởng của tiếng địa phương.Yêu cầu đặt ra đối với học sinh tiểu 
học nói chung và của học sinh lớp 4a4 nói riêng là: Sau khi học xong môn tiếng 
Việt các em phải đáp ứng được 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc,viết. Dạy tốt phân môn 
này không những rèn luyện kỹ năng đọc, mà còn phát triển cho học sinh vốn 
ngôn ngữ phong phú, tạo điều kiện phát triển tốt kỹ năng khác, qua bài học các 
em được tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, với sáng tác văn học để các em phát 
triển về tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp chính là sự cảm hoá và diễn cảm về 
nội dung của một bài thơ, bài văn. Mặt khác muốn hiểu được nội dung của bài 
đọc, trước hết học sinh phải biết đọc đúng, phát âm chuẩn, sau đó là đọc lưu loát 
và đọc diễn cảm, có đảm bảo được các yêu cầu như vậy thì các em mới học tốt 
được ở tất cả các môn học khác.
 Từ nhận thức trên và qua nhiều năm dạy tiểu học. Là một giáo viên với 
lòng tâm huyết nghề nghiệp tôi đã băn khoăn, trăn trở, cần phải làm thế nào? để 
có thể góp phần nâng cao chất lượng của môn TiếngVịêt nói chung và môn Tập 
đọc nói riêng. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu sáng kiến “Một 
số biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh lớp 4a 4 trường tiểu học Thị TrấnTam 
Đường ”. 
 2. Phạm vi triển khai thực hiện.
 2.1. Phạm vi nghiên cứu 
 Học sinh lớp 4a4 trường tiểu học Thị Trấn Tam Đường.
 2.2. Đối tượng nghiên cứu 
 7 * Đối với Giáo viên: 
 Khi dạy môn tập đọc nhiều giáo viên còn chưa có kinh nghiệm nhiều trong 
quá trình rèn học sinh luyện đọc, nhiều giáo viên phát âm còn chưa chuẩn, giáo 
viên ở một số vùng quê còn ngọng l/n (VD: trời nóng – trời lóng). Trong mỗi 
tiết học người giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học còn chưa linh hoạt, chưa 
thường xuyên, giáo viên chưa có những biện pháp tích cực, chưa quan tâm sát 
sao để rèn cách phát âm đúng cho từng đối tượng học sinh.
 Một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc dạy và học môn tiếng việt 
là: Nhiều giáo viên còn chưa chú ý đến việc rèn đọc và sửa sai cách phát âm, 
cách viết đúng các lỗi chính tả cho học sinh. Khi hướng dẫn học sinh đọc không 
chú ý đến tư thế đọc, cách cầm sách và tốc độ đọc của học sinh, mà chỉ đi sâu 
vào giảng từ, giảng ý nên thời gian đọc của các em còn ít, dẫn đến hiệu quả giờ 
tập đọc còn chưa cao ảnh hưởng đến việc viết văn của các em. Các em viết văn 
miêu tả vốn từ còn nghèo, câu văn lủng củng, Chính vì vậy chất lượng môn 
tiếng viết còn rất thấp.
 *Đối với học sinh: 
 Số lượng học sinh trong lớp khá đông. Tổng số học sinh 30 em, dân tộc 15 
em với 5 dân tộc khác nhau: Kinh, Thái, Giáy, Hoa, Củ Chu.Tỷ lệ học sinh dân 
tộc chiếm 50% số học sinh cả lớp. Trình độ nhận thức của học sinh không đồng 
đều, khả năng tư duy và nhận thức tương đối chậm (so với các lớp khác) nhiều 
em đọc còn chậm và sai, đọc thiếu dấu thanh, đọc ngắc ngứ và nhỏ. Một số em 
còn phải nhẩm từng tiếng. (Em Nam, em Thắng, em Mai) Khi đọc có dâu chấm, 
dấu phẩy còn chưa biết ngắt hơi, nghỉ hơi. Chính vì vậy, khi học về nội dung 
này, đặc biệt khi hoc các môn luyện từ và câu, môn tập làm văn và các môn học 
khác nhiều học sinh gặp khó khăn khi đọc và phát âm. Học sinh phát âm ngọng 
nhiều ở các âm đầu n/l, d/r/gi, s/x, ch/tr. Các vần khó uyu/iu , ươ /ua. Nhầm một 
số dấu thanh như: thanh ngã /thanh sắc. Nhiều em đến trường còn giao tiếp bằng 
tiếng mẹ đẻ nên dẫn đến việc học và đọc của các em còn gặp nhiều hạn chế. 
 Thực tế, qua khảo sát chất lượng của lớp 4a4 trường Tiểu học Thị Trấn Tam 
Đường, chất lượng đọc của học sinh đầu năm học 2016 - 2017 như sau:
 9 Giải pháp cũ Giải pháp mới
- GV chưa quan tâm sát sao tới học sinh. - Giáo viên quan tâm đến cách học, nề 
 nếp học của học sinh ngay từ đầu năm.
- Dạy học còn mang nhiều hình thức cũ, - Học sinh sau mỗi bài học đều được 
chương trình cũ, giáo viên còn nói thực hành đọc nhiều, được phát âm 
nhiều, làm thay học sinh, học sinh được nhiều lần các từ khó.
thực hành ít.
- Giáo viên chưa chú ý sửa lỗi khi phát - Gv thường xuyên quan tâm đến kỹ 
âm cho học sinh, chưa chú ý cách cầm năng nói, đọc, viết của học sinh. 
sách, tư thế đọc của học sinh.
- Bài đọc còn chưa đa dạng, nhàm chán. - Hình thức bài tập đa dạng, mang tính 
 khoa học, logic, học sinh tự tìm tòi, 
 phát hiện cái mới.
- Chưa thực sự tạo ra được những hứng thú - Học sinh hăng hái, hứng thú trong 
trong việc học Tiếng Việt cho học sinh. tiết học vì được động viên kịp thời 
 bằng các lời nhận xét của giáo viên để 
 từ đó các em có hứng thú học tập.
- Học sinh khi viết văn vốn từ còn - Học sinh có kỹ năng đọc tốt nên đã 
nghèo, còn viết lặp lại nhiều từ trong thực hành được những bài văn miêu tả 
một bài văn. Sử dụng nhiều câu cụt khi hay, biết đọc diễn cảm, đọc phân vai 
viết văn miêu tả. nhân vật...
- Chưa tận dụng sự phối kết hợp giữa gia - Phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, 
đình, nhà trường và các thầy cô giáo. nhà trường, thầy cô và các môi trường 
 giáo dục khác để giáo dục học sinh.
 c. Các biện pháp thực hiện giải pháp mới . 
 Để hoàn thành sáng kiến này tôi đã sử dụng các biện pháp sau :
 Biện pháp 1: Phân loại học sinh:
 Cách thực hiện:
 Ngay từ đầu năm học tôi đã phân loại học sinh thành 4 nhóm đối tượng như sau :
 Nhóm 1: Đọc chậm, đọc sai: Nam, Thắng, Mai. 
 11 lẫn. Sau đó giáo viên phát âm mẫu thật chuẩn, học sinh nhẩm miệng theo. Sau 
đó giáo viên gọi từng học sinh phát âm lại cho đúng (nếu học sinh nào phát âm 
sai giáo viên gọi học sinh đó đọc lại nhiều lần để sửa cho học sinh).
 Một số học sinh lớp tôi phát âm còn nhầm lẫn giữa âm l/n, r/d /gi, ch/tr 
(em: Hiệp, Cương, Dũng, Dương, Hưng)...khi đọc các em hay đọc Hà Nội – Hà 
Lội, trời nắng – trời lắng (em Cương, Dương) đọc còn nhầm r/d/g: cô giáo – cô 
ráo, con gián – con rán (em Hiệp, Cương )...một số em còn nhầm lẫn các dấu 
thanh: Thanh hỏi, thanh ngã khi đọc. Trong tiết học tôi thường chú ý đến những 
học sinh này để gọi các em đọc và sửa cho các em. Trong quá trình giảng dạy tôi 
theo dõi sửa lỗi cho học sinh, yêu cầu học sinh phát âm lại những từ khó, dễ lẫn 
do ảnh hưởng tiếng địa phương. Đến phần học sinh luyện đọc lại tôi lại uốn nắn 
và sửa cho các em từng li, từng tí. Hướng dẫn học sinh đọc đúng từng từ ngữ, 
những từ có dấu hỏi, dấu ngã, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tôi đã nắm vững lỗi của 
từng em nên đã phân loại và có kế hoạch sửa lỗi cho từng em như sau:
 + Sửa lỗi phát âm sai l/n: Hà nội/Hà Lội/. 
 + Sửa lỗi phát âm sai ch/tr: cá trê/cá chê. 
 + Sửa lỗi phát âm sai: đ/l: đôi dép/lôi giép. 
 + Sửa lỗi phát âm sai: d/r/gi: con gián/con rán, cái rổ, rổ rau, giày dép...
 +Sửa lỗi phát âm sai về vần: Con hươu/con hưu. 
 + Sửa đọc sai các tiếng có vần khó: khúc khuỷu/khúc khỉu; khuya khoắt/khuya 
khắt.
 Tôi nhắc học sinh khi đọc phải chú ý đọc đúng cả các dấu thanh:
 VD: ngã khuỵu/không đọc: ngá khịu.
 Đối với những học sinh yếu tôi chú ý gọi các em đọc nhiều hơn. Nếu đoạn 
văn dài thì tôi chia thành nhiều các đoạn nhỏ để rèn đọc cho học sinh. Học sinh 
đọc sai từ nào thì yêu cầu học sinh đọc lại từ đó, câu đó nhiều lần yêu cầu đọc 
chậm, rõ ràng, đúng và đủ số câu. Học sinh hiểu được: đọc đúng không chỉ phát 
âm đúng mà còn phải thể hiện đúng ngữ điệu để người nghe, biết dung cảm 
trước những văn bản nhất là văn bản trữ tình.
 * Hướng dẫn đọc ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng.
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_dung.doc