Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 4

doc 12 trang lop4 20/10/2023 2920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 4
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4
 MỤC LỤC
 I. TÊN ĐỀ TÀI Trang 2
 II. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài Trang 2
 1.1. Cơ sở lý luận Trang 2
 1.2. Cơ sở thực tiễn Trang 2
 2. Mục đích nghiên cứu Trang 3
 3. Đối tượng nghiên cứu Trang 3
 4. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm Trang 3
 5. Phương pháp nghiên cứu Trang 3
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Trang 3
 III. NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận Trang 4
 2. Thực trạng vấn đề Trang 5
 2.1. Thuận lợi Trang 5
 2.2. Khó khăn Trang 5
 3. Các biện pháp
 3.1. Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Trang 6
 3.2. Sử dụng các hình thức luyện đọc Trang 8
 3.3. Phân loại đối tượng học sinh để rèn kĩ năng đọc Trang 9
 4. Kết quả đạt được Trang 10
 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận Trang 10
 2. Kiến nghị Trang 10
 Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4
này sang âm khác, tiếng này sang tiếng khác, ngắt nghỉ không đúng chỗ dẫn đến 
hiểu sai nghĩa cần diễn đạt. Điểm hạn chế này một mặt do giáo viên khi dạy tập 
đọc chưa chú ý rèn kĩ năng đọc cho các em, ít sửa sai cho những học sinh lười 
đọc, ít quan tâm đến học sinh yếu, giáo viên chưa rèn đọc cho học sinh trong các 
giờ học, môn học khác. Mặt khác do bản thân học sinh về nhà nhác học bài, 
không chịu ôn bài đã học ở trên lớp.
 Vì những lẽ trên dạy đọc có một ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành 
một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi học sinh đi học. Đầu tiên là trẻ phải 
“đọc đúng” để chiếm lĩnh được tri thức. Đọc là công cụ giúp ta học cả đời. Bên 
cạnh đó nếu đọc đúng sẽ giúp các em học tốt các môn học khác. 
 Đọc đúng cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy 
của người đọc. Vì vậy rèn kĩ năng đọc giúp học sinh đọc tốt hơn, hiểu biết hơn, 
bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em cách suy nghĩ 
một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh về sự vật. Vì thế đọc gồm cả 
giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. 
 Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng 
đọc cho học sinh lớp 4” để giúp học sinh đọc tốt hơn.
 2. Mục đích nghiên cứu
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
 - Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc 
kết thành kinh nghiệm của bản thân.
 - Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong 
việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4.
 - Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ 
Ban giám khảo và từ các bạn đồng nghiệp, để bản thân tôi có những bài học 
kinh nghiệm, biết điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót nhằm thực hiện tốt hơn 
trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4.
 - Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng 
học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
 3. Đối tượng nghiên cứu 
 Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4.
 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 
 Học sinh lớp 4H Trường Tiểu học Hướng Phùng - huyện Hướng Hóa -tỉnh 
Quảng Trị.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu cơ sở phương pháp luận của 
chương trình và sách giáo khoa môn Tiếng việt
 - Phương pháp quan sát: quan sát quá trình học tập của học sinh.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp thực nghiệm. 
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 6.1. Phạm vi nghiên cứu: 
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi hướng vào các biện pháp rèn kĩ năng 
đọc cho học sinh lớp 4.
 Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4
 - Khoang mũi.
 - Khoang yết hầu.
 + Các bộ phận chính:
 - Mũi.
 - Môi : môi trên và môi dưới.
 - Răng: răng trên và răng dưới.
 - Lợi.
 - Ngạc: ngạc cứng và ngạc mềm.
 - Lưỡi: đầu lưỡi, mặt lưỡi và gốc lưỡi.
 - Lưỡi con (nắp họng).
 - Dây thanh.
 - Phổi.
 Khi trẻ đọc các bộ phận trên đều hoạt động.
 Muốn có thói quen đọc chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết học sinh phải 
biết kỹ thuật cầm sách, giữ khoảng cách với mắt là 30cm, cầm đừng quá chặt sẽ 
khó vận động, nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được sách.
 Trẻ tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn. Vì vậy, nếu chữ viết được trình 
bày với kích thước quá nhỏ hoặc ánh sáng kém thì các em phải cúi sát xuống để 
nhìn cho rõ chữ, sẽ ảnh hưởng đến mắt dễ mắc các bệnh về mắt (cận thị).
 2. Thực trạng
 2.1. Thuận lợi
 Trường học bố trí bàn ghế phù hợp với đối tượng học sinh. Có thư viện cho 
học tham gia mượn sách để đọc.
 Đa số học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập. 
Học sinh trong lớp phần đông thích môn tập đọc.
 Bản thân mỗi giáo viên thích nghiên cứu sâu và cố gắng dạy tập đọc có 
hiệu quả. Nhà trường đã trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học (tranh, ảnh).
 2.2. Khó khăn
 Tôi nhận công tác chủ nhiệm lớp 4H. Lớp có 26 học sinh, trong đó có 13 
học sinh nam, 13 học sinh nữ.
 Đầu năm học khi nhận lớp, học sinh còn rất nhút nhát, chưa mạnh dạn, 
nhiều em đọc còn chậm, phát âm chưa chuẩn, ngắt nghỉ nhịp chưa đúng, một số 
em còn phải đánh vần. Tôi thật sự băn khoăn, lo lắng.
 Từ đó, tôi bắt đầu suy nghĩ phải tìm hiểu thực tế vì sao các em đọc chưa 
nhanh đọc chưa đúng. Đó là vấn đề cấp bách đối với bản thân tôi.
 Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng đọc của lớp và thu được 
kết quả như sau:
 Phát âm Ghi 
 Tổng Đọc đúng Đọc diễn cảm Đọc hiểu
 chưa chuẩn chú
 số
 SL % SL % SL % SL %
 26 11 42.3 5 19.2 4 15.4 8 30.8
 Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4
không những giúp học sinh tiếp thu kiến thức của bài, mà còn tác dụng giúp giáo 
viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để từ đó giáo viên kịp thời 
điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với đối 
tượng học sinh.
 Phương pháp hỏi – đáp được sử dụng trong suốt quá trình tiết học. Nhưng 
điều cần lưu ý là những câu hỏi phải được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ phù hợp 
với nội dung từng bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa các từ khó bằng 
hệ thống các câu hỏi.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Sầu riêng” để giải nghĩa từ “mật ong già hạn”, giáo 
viên có thể hỏi: em hiểu từ “mật ong già hạn” có nghĩa như thế nào?
Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh tôi thường chuẩn bị sao cho sao cho phù hợp 
với đối tượng học sinh mình. Đối với những câu hỏi khó, giáo viên cần định 
hướng cách trả lời cho các em. Đặc biệt là đối với những câu hỏi trong phần tìm 
hiểu bài.
 Tác dụng của phương pháp hỏi – đáp là tạo cho học sinh phát triển khả 
năng giao tiếp. Sử dụng phương pháp này không những giúp học sinh tiếp thu 
kiến thức của bài, mà còn tác dụng giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học 
tập của học sinh. Để từ đó giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung và phương 
pháp dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng học sinh.
 3.1.3. Phương pháp học nhóm
 Để rèn kĩ năng đọc ngoài việc luyện đọc cá nhân giáo viên còn tổ chức cho 
học sinh luyện đọc theo nhóm để các em trong nhóm có điều kiện giúp đỡ lẫn 
nhau. Trước khi luyện đọc tôi thường chia nhóm, trong nhóm có các đối tượng 
học sinh đọc tốt và những học sinh đọc chưa tốt. Những em đọc tốt có nhiệm vụ 
theo dõi, giúp đỡ những bạn đọc còn chậm, phát âm chưa đúng để bạn đọc tốt 
hơn, cùng nhau tiến bộ. Đọc theo nhóm không những được tổ chức ở trên lớp 
học mà giáo viên còn tổ chức đọc theo nhóm lúc ở nhà. 
 3.1.4. Phương pháp trò chơi
 Khi luyện đọc cho học sinh tôi thường tổ chức các trò chơi.
 Trong khi luyện đọc cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh 
chơi trò chơi truyền điện. Cô giáo gọi 1 học sinh đọc: em này có nhiệm vụ đọc 
câu đầu tiên trong bài. Đọc xong em có quyền gọi bất kì bạn nào đọc tiếp cứ như 
vậy cho đến khi giáo viên thấy đủ thời gian và đạt yêu cầu. Hình thức vui chơi 
này gây được sự hào hứng, sôi nỗi vì tất cả các em luôn trong tư thế chuẩn bị 
đón nhận luồng điên truyền đến. Mặt khác các em còn thích thú vì đây không 
phải là lệnh của giáo viên mà là của bạn bè và của bản thân của các em.
 Trò chơi “ghép chữ, đọc chữ”. Giáo viên chia học sinh làm hai đội, mỗi đội 
cử 1 học sinh lên hái hoa, trong mỗi bông hoa có 1 chữ, em đại diện đọc to chữ 
ấy cho cả đội nghe, cứ như vậy cho đến hết số bông hoa thì một bạn trong đội 
ghép tất cả các chữ mà đội mình hái, thêm bớt sao để thành một câu hoàn chỉnh. 
Đây là cuộc chơi hứng thú vì các em phải gắng sức để cả đội đạt kết quả nhanh.
 Trò chơi “ hái hoa dân chủ”. Bông hoa có những cánh, sau mỗi cánh hoa 
ghi tên khổ thơ (khổ 1, khổ 2,) nhụy hoa ghi toàn bài. Em nào hái được cánh 
 Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng7 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4
trước câu trả lời cho học sinh bằng các phiếu bài tập trắc nghiệm chọn đáp án 
đúng. 
 Chọn ý đúng:
 a. Vì bác sĩ khỏe hơn tên cướp biển.
 b. Vì bác sĩ dọa đưa tên cướp biển ra tòa
 c. Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải..
 Ngoài hiểu nghĩa từ giáo viên cần cho học sinh làm quen tìm nội dung 
chính của từng đoạn trong bài. 
 Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc theo thể loại truyện "Tháng biển" Tiếng Việt 4 – 
Tập 2 - trang 76. Sau phần tìm hiểu bài giáo viên tổ chức cho học sinh đặt tên 
cho mỗi đoạn:
 + Đoạn 1: Sự đe dọa của cơn bão biển
 + Đoạn 2: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển.
 + Đoạn 3: Lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước 
cơn bão biển.
 3.2.4. Luyện đọc diễn cảm
 Qua nội dung chính của bài đọc giáo viên đọc mẫu giúp học sinh xác định 
giọng đọc chung của cả bài: nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, ngợi ca, trầm lặng, 
buồn thương, nhịp điệu của nhanh, chậm,để các em đọc hay.
 Ngoài ra giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh biết đọc phân biệt được 
giọng của người dẫn chuyện và lời của các nhân vật như trong bài “ Ga-vrốt 
ngoài chiến lũy” phải thể hiện giọng đọc:
 Giọng người dẫn chuyện: đọc giọng thong thả
 Giọng Ăng- giôn- ra: bình tĩnh
 Giọng Cuốc- phây- rắc: lúc đầu ngạc nhiên, sau lo lắng.
 Giọng Ga-vrốt: luon bình thản, hồn nhiên, tinh nghịch.
 Các em ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu 
hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở 
cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu. 
Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến 
khác nhau. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu.Có 
như vậy đọc mới hay, mới thể hiện rõ nội dung của bài.
 3.2.5. Luyện đọc cho những em hay đọc sót tiếng và lạc dòng
 Giáo viên có thể cho học sinh dùng tay để chỉ khi đọc, có thể quay lại với 
việc sử dụng que trỏ và thước hoặc cho học sinh đặt thước từng dòng để đọc, khi 
học sinh đã làm quen và làm chủ mắt mình rồi thì giáo viên không dùng ngón 
tay để chỉ khi đọc nữa tránh tình trạng như đếm từng tiếng một.
 3.3. Phân loại đối tượng học sinh để rèn kĩ năng đọc
 Đối với học sinh đọc kém, phát âm chưa chuẩn, đọc còn chậm yêu cầu đầu 
tiên đối với các em là phải đọc đúng. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho các 
học sinh đọc tốt hơn kèm bạn, giúp các bạn đọc yếu.
 Đối với học sinh đọc khá, giỏi giáo viên đặt mức độ rèn luyện kĩ năng đọc 
cao hơn đó là: Đọc to, đọc đúng, biết làm chủ mắt mình khi đọc để đọc nhanh, 
đọc hiểu, đọc diễn cảm, biết ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm, đọc cao 
 Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_h.doc