Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 4

doc 21 trang lop4 30/10/2023 1830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 4
 SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4
I. Phần mở đầu
I. 1. Lí do chọn đề tài
 Ngày 1 tháng 2 năm 1942 trên báo Việt Nam độc lập, phát hành tại chiến 
khu, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã viết bài “Nên học sử ta”. Mở đầu bài báo 
Bác viết:
 Dân ta phải biết sử ta
 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
 Là một người dân Việt Nam yêu nước, mỗi chúng ta phải yêu và hiểu biết 
về lịch sử của đất nước, của dân tộc mình. Chính vì vậy mà trong chương trình 
giáo dục phổ thông môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn 
trong việc giáo dục học sinh (HS) tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền 
thống của dân tộc. Học Lịch sử để biết được cội nguồn dân tộc, quá trình đấu 
tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, quá trình lao động sáng tạo của cha 
ông, để biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những thế hệ cha ông đã 
làm ra nó và ngày càng làm giàu thêm truyền thống dân tộc.
 Môn Lịch sử ở tiểu học nói chung, môn Lịch sử lớp 4 nói riêng đều nhằm 
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một số sự kiện, hiện tượng, 
nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu 
dựng nước (khoảng năm 700 trước công nguyên) đến năm 1858. Dạy Lịch sử là 
bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng; thu 
thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau. Góp phần bồi 
dưỡng ở học sinh thái độ và thói quen: ham học hỏi, tìm hiểu để biết các kiến thức 
về Lịch sử dân tộc Việt Nam và thêm yêu mến tự hào về lịch sử dân tộc. Lịch sử 
là môn học hỗ trợ đắc lực cho các môn học khác, nó không chỉ có tác dụng quan 
trọng trong việc phát triển trí tuệ mà còn cả giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, 
thẩm mỹvới những người thật, việc thật, là cơ sở vững chắc cho việc giáo dục 
niềm tin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, truyền thống dân tộc, truyền thống yêu nước, 
giáo dục tinh thần và thái độ lao động đúng đắn, lòng biết ơn với tổ tiên, với 
những người có công với Tổ quốc. Do vậy việc khơi dậy niềm say mê, tìm tòi, 
tiếp thu kiến thức của học sinh, tạo sự hứng thú trong giờ học lịch sử là nhiệm vụ 
và mục đích của người giáo viên (GV) trong sự nghiệp đào tạo thế hệ mới, con 
người mới xã hội chủ nghĩa.
 Nhưng hiện nay, không ít giáo viên vẫn còn xem nhẹ, không coi trọng môn 
Lịch sử vì nghĩ rằng đó chỉ là môn phụ. Đa số học sinh còn thờ ơ với môn học này 
nên kết quả học môn Lịch sử còn thấp so với các môn học khác. Trước thực trạng 
đó tôi đã rất trăn trở trong việc đổi mới phương pháp dạy học, làm thế nào để các 
em hứng thú trong học tập và nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử. Đó 
cũng chính là lí do thúc đẩy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất 
lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4” làm đề tài nghiên cứu.
I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Phạm Thị Thúy Lan - 1 - TH Lý Tự Trọng SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4
cao. Như vậy muốn đào tạo con người phát triển toàn diện thì vấn đề cấp thiết là 
thay đổi cách dạy, cách học môn Lịch sử.
II. 2. Thực trạng 
 a) Thuận lợi, khó khăn
 Thuận lợi
 Được sự quan tâm của các cấp và nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi 
cho GV và HS về cơ sở vật chất. Đồ dùng dạy học được trang bị tương đối đầy 
đủ. Bên cạnh đó sự giúp đỡ của đồng nghiệp nhất là những GV trong tổ 4 đã giúp 
tôi hoàn thành đề tài này.
 Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay GV có 
điều kiện để tham khảo các tài liệu, sử liệu trên internet, sách báo có liên quan, tự 
học để nâng cao tay nghề và góp phần làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh 
động hơn .
 Chương trình Lịch sử lớp 4 theo mô hình trường học mới Việt Nam gọi tắt 
là VNEN được phân chia theo từng giai đoạn lịch sử. Các đề mục trong sách giáo 
khoa đã được các nhà biên soạn sắp xếp thành một hệ thống và rất khoa học, kênh 
hình, kênh chữ rõ ràng, màu sắc đẹp. Phần nội dung cần thiết dễ nhớ, dễ thuộc. 
 Giáo viên được thực hiện mô hình dạy học mới VNEN nên đã quen dần với 
việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt 
động học của học sinh. 
 Học sinh lớp 4 đã có ý thức hơn trong học tập, ham học hỏi, thích tìm tòi, 
khám phá về Lịch sử.
 Khó khăn
 Về nội dung chương trình Lịch sử lớp 4 theo mô hình trường học mới 
VNEN cũng giống như chương trình trước đây nhưng cách chia nội dung bài theo 
sách VNEN thì mỗi bài học là được tích hợp nhiều nội dung, gồm một chuỗi sự 
kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu của một giai đoạn lịch sử nhất 
định. Thời lượng dành cho mỗi bài học thường là 2 đến 3 tiết. Nội dung bài khá 
dài và dàn trải. 
 Thiết bị dạy học phục vụ cho việc dạy học môn Lịch sử còn nhiều hạn chế, 
thiếu tranh ảnh, mô hình, sa bàn,
 Một số giáo viên và cả học sinh còn quan niệm Lịch sử không phải là môn 
học chính mà chỉ chú trọng vào hai môn Toán và Tiếng Việt. Chính vì vậy nên 
không đầu tư vào chất lương dạy và học cho môn Lịch sử. Dẫn đến tình trạng GV 
cắt xén thời gian, nội dung chương trình còn HS học Lịch sử chỉ để đối phó. Ở lớp 
4, môn Lịch sử là môn học hoàn toàn mới mẻ đối với chính các em, việc dạy môn 
Lịch sử không hấp dẫn cho học sinh khiến các em chỉ học thuộc lòng, học vẹt để 
trả bài, chứ đầu thì trống rỗng.
 Phần lớn học sinh của lớp tôi là dân tộc thiểu số (9 em chiếm 45%) nên sự hiểu 
biết của các em về lịch sử còn nhiều hạn chế. Khả năng nắm bắt kiến thức, kĩ năng quan 
sát, tưởng tượng, khái quát hóa còn yếu, khả năng ghi nhớ của các em còn chậm mà các 
Phạm Thị Thúy Lan - 3 - TH Lý Tự Trọng SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4
 Để giờ học Lịch sử không khô khan, nhàm chán thì cả thầy và trò đều phải 
nỗ lực, hợp tác với nhau một cách hiệu quả. Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài, 
nghiên cứu kĩ nội dung khi lên lớp, chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết 
dạy. Chính vì vậy mà làm mất nhiều thời gian, công sức do đó một số giáo viên 
ngại dạy môn Lịch sử.
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 * Nguyên nhân dẫn đến thành công của đề tài:
 Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lí giáo dục, sự giúp đỡ nhiệt 
tình của chị em trong tổ 4. Là một giáo viên khi được phân công dạy một lớp có nhiều 
HS dân tộc thiểu số, chất lượng đầu vào thấp nên tôi luôn trăn trở, tìm tòi biện pháp dạy 
học để mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó tôi nhận được sự đồng lòng hưởng ứng cách dạy 
học mới từ phía phụ huynh, sự phối hợp giáo dục của 3 lực lượng nhà trường-gia đình-
xã hội giúp cho việc dạy học mang lại kết quả khả quan hơn.
 * Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:
 Năm học 2013 – 2014 là năm đầu tiên chúng tôi sử dụng Sách Hướng dẫn học 
môn Lịch sử, đây là sách thử nghiệm nên vẫn còn một số bất cập, các bài học nội dung 
không tách bạch rõ ràng theo từng tiết như sách giáo khoa của chương trình hiện hành 
mà được tích hợp nhiều nội dung và mỗi bài thường học từ 2 đến 3 tiết do vậy nội dung 
bài khá dài và dàn trải. Một số GV chưa thật sự coi trọng môn học này vì cho rằng đây 
là môn phụ, vẫn còn cứng nhắc, chưa mạnh dạn sáng tạo trong việc dạy học nên nhiều 
khi áp dụng máy móc, rập khuôn theo sách. Đồng thời khi tổ chức dạy học giáo viên 
ngại phải chuẩn bị nhiều thứ như bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh, bản đồ, gây tốn 
kém thời gian, kinh phí. Đồ dùng như tranh ảnh, bản đồ, hay các giáo cụ phục vụ cho 
việc dạy học còn ít, giáo viên phải tự làm đồ dùng dạy học nhưng số lượng cũng như 
chất lượng đồ dùng tự làm còn hạn chế. Thiết bị dạy học còn chưa phong phú. Tài liệu 
về bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn kĩ năng dạy học môn Lịch sử vẫn chưa đồng bộ, nội dung 
còn chung chung. 
 e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
 Trong những năm gần đây, tình hình học sinh tiếp thu, ghi nhận những kiến 
thức lịch sử của dân tộc, của đất nước quá hạn chế. Qua các thông tin đại chúng 
đưa tin, đặc biệt là kết quả các lần thi của học sinh trung học phổ thông quá thấp 
làm cho dư luận không khỏi băn khoăn suy nghĩ và đặt câu hỏi tại sao kiến thức 
về môn lịch sử của các em lại kém như vậy. Đây cũng chính là nỗi đau của người 
thầy, người cô. Phải chăng lịch sử bây giờ dài hơn ngày xưa nên học sinh không 
tiếp thu được. Kết quả học môn lịch sử ở đơn vị tôi đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn 
còn một số em nắm bắt, ghi nhớ kiến thức lịch sử còn thụ động, nhanh quên, các 
em chưa biết cách quan sát sơ đồ, lược đồ, mô phỏng, tường thuật lại các sự kiện, 
thời gian lịch sử. Năm học 2013 – 2014 là năm học tôi được nhà trường phân công chủ 
nhiệm và giảng dạy lớp 4D, chất lượng đầu vào của HS thấp và đa số các em là người 
dân tộc, bố mẹ thường đi làm ăn xa không quan tâm nhiều đến việc học hành của con 
Phạm Thị Thúy Lan - 5 - TH Lý Tự Trọng SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4
thể truyền được tình yêu đó đến học sinh của mình bởi vì ở cấp tiểu học các em 
xem giáo viên như thần tượng, như một chuẩn mực để các em hướng đến, các em 
bắt chước, làm theo như giáo viên. Mặc dù trường tôi đang thực hiện mô hình dạy 
học mới VNEN trong đó học sinh chủ động học tập tuy nhiên giáo viên vẫn đóng 
vai trò quan trọng. Lời giảng của giáo viên rõ ràng, truyền cảm sẽ gây được sự 
chú ý của học sinh.
 Bản thân tôi luôn nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, tài liệu, nắm vững các kiến 
thức cơ bản cần truyền đạt, đảm bảo hệ thống kiến thức chính xác, có hệ thống để 
từ đó có phương pháp giảng dạy thích hợp.
 GV phải hiểu và tái hiện được bức tranh lịch sử một cách sinh động, chân 
thực bởi dạy lịch sử phải đảm bảo tính chính xác, nói đúng sự thật, điều đó có tác 
dụng giáo dục niềm tin và gây hứng thú học tập, từ đó sẽ phát huy tính tích cực 
học tập của học sinh. Vì vậy tôi không ngừng nghiên cứu, sưu tầm tài liệu để phục 
vụ cho việc giảng dạy, khi dạy phải có dẫn chứng minh họa cụ thể vì “Nói có 
sách, mách có chứng” thì mới thể hiện tính chân thực của lịch sử và như thế mới 
thuyết phục được học sinh.
 Chẳng hạn khi dạy bài “ Nước Đại Việt thời Lý” (Lịch sử lớp 4, tập 1, trang 
45), người giáo viên phải giúp học sinh hiểu được hoàn cảnh lịch sử của sự kiện 
Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đại nhà Lý. Cụ thể là khi dạy đến bài 
này giáo viên cần phải nghiên cứu để dẫn dắt HS đi từ các vấn đề lịch sử: Năm 
1005 vua Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi. Nhà vua tính tình bạo ngược 
nên lòng dân oán hận. Không lâu sau Lê Long Đĩnh mất. Trước tình hình đó triều 
đình cử một vị quan là Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Ông là người thông minh, văn 
võ song toàn, đức độ cảm hóa được lòng người.
 Qua những bài học Lịch sử, tôi luôn khơi dậy những tình cảm của học sinh 
đối với nhân vật, sự kiện lịch sử. Qua đó, giáo dục tinh thần đoàn kết, truyền 
thống uống nước nhớ nguồn. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn dựa vào trình độ 
của học sinh lớp mình để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp nhất đồng 
thời tôi sử dụng linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học đàm 
thoại, vấn đáp hay thảo luận nhóm, trao đổi, theo hình thức cá nhân, nhóm 2 hay 
nhóm 4.để giải quyết những vấn đề được đặt ra. Việc linh hoạt tổ chức đối 
tượng học sinh hoạt động theo nhóm cũng cần được quan tâm, tránh áp đặt cố 
định số lượng hoặc trình độ học sinh hay để học sinh quá đông trong một nhóm. 
Hệ thống câu hỏi cũng được tôi lựa chọn kĩ lưỡng, tôi thường xây dựng những 
câu hỏi ngắn, gọn, dễ hiểu, vừa sức, đi từ dễ đến khó và cần nhất là nổi bật trọng 
tâm bài học.
 Ví dụ: Nếu giải quyết chung một đề tài khó, cần có sự đan xen về trình độ 
học sinh trong cùng một nhóm để các em hỗ trợ cho nhau. Nhưng cũng có lúc, tôi 
tạo điều kiện cho các em học sinh còn chậm, còn nhiều hạn chế cùng làm việc với 
nhau theo nhóm và dành riêng cho các em một đề tài dễ hơn . Đây cũng là lúc tôi 
phát huy vai trò của mình “ Dạy học phân hóa đối tượng học sinh.” 
Phạm Thị Thúy Lan - 7 - TH Lý Tự Trọng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc