Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh rèn đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh rèn đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh rèn đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc Lớp 4
Một số biện pháp giúp học sinh rèn đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc lớp 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục phát triển của mỗi quốc gia. Là bậc học tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vựng cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững tạo ra những con người có “tài”, có “đức”. Những gì thuộc về trí thức và kỹ năng, về hành vi và tình người được định hình ở bậc Tiểu học và nó sẽ theo suốt cuộc đời của mỗi em. Những gì được hình thành và định hình ở trẻ rất khó để thay đổi và cải tạo lại. Chính vì vậy môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho các em. Tập đọc là phân môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Trong suốt thời gian học tập từ nhỏ đến lớn, học sinh sử dụng hoạt động đọc là nhiều nhất. Đọc giúp trẻ lĩnh hội được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học các môn khác, tạo điều kiện để cho học sinh tiến lên nắm lấy kho tàng tri thức, văn hóa của loài người. Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Đọc là bày tỏ ý kiến của mình. Từ đó, con người có điều kiện tự học và hiểu biết các môn học khác. Đọc là cầu nối của mọi tri thức, của các môn học. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, học cả đời. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của phân môn Tập đọc : Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này hỗ trợ lẫn nhau, không thể xem nhẹ yếu tố nào. Sau 3 năm dạy lớp 4, tôi nhận thấy rằng đa số học sinh lớp 4 chỉ có khả năng đọc đúng, đọc nhanh nên chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Do đó, với mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 ngày càng nâng cao, tôi đã chọn đề tài “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” làm đề tài nghiên cứu nhằm củng cố kĩ năng đọc và phát triển kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh qua phân môn Tập đọc. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Thanh Thuy Trang 3 Một số biện pháp giúp học sinh rèn đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc lớp 4 - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp trải nghiệm. - Phương pháp trò chuyện. - Phương pháp thu nhập thông tin. - Phương pháp hỗ trợ. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Thanh Thuy Trang 5 Một số biện pháp giúp học sinh rèn đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc lớp 4 văn. Ngoài ra, do các em đến nhiều miền trên đất nước Việt Nam, nên phát âm còn chưa đúng, các em còn nhầm lẫn một số từ như s/x; tr/ch; thanh hỏi/thanh ngã;.. Với thực tế trên, tôi nghiên cứu phân môn Tập đọc, đặc biệt chú ý rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh với mong muốn giúp cho các em có kỹ năng đọc tốt các văn bản dài, các bài thơ và thể hiện được nội dung văn bản ở mức độ cao. II. Thực trạng vấn đề 1. Thực trạng của việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 1.1. Về phía học sinh Học sinh đa phần theo cha mẹ chuyển từ nơi khác đến địa phương nên còn ảnh hưởng cách phát âm của địa phương vì vậy các em đọc bài chưa rõ ràng, phát âm còn sai, nhầm lẫn với một số phụ âm đầu như s thành x. Ví dụ “sung túc” đọc thành “xung túc” , thanh ngã thành thanh hỏi. Ví dụ: “suy nghĩ” đọc thành “suy nghỉ”,. Các em còn xem nhẹ việc đọc diễn cảm nên chưa có sự chuẩn bị bài trước. Còn có một số em chậm, vừa đọc vừa đánh vần nên dẫn đến đọc không trôi chảy. Các em vẫn chưa nắm vững cách ngắt hơi, thay đổi ngữ điệu, nhấn giọng ở một số câu văn cần thiết trong bài, chưa biết cách đọc như thế nào là giọng vui, giọng buồn, cao, thấp, Nhiều học sinh khi đọc văn bản vẫn chưa biết thể hiện diễn cảm, các em chỉ biết thể hiện diễn cảm khi có sự gợi ý của giáo viên và quan trọng hơn nữa, phụ huynh đa số là công nhân, họ thường tăng ca và về rất trễ nên họ chỉ quan tâm việc giúp con đọc cho đúng chứ chưa quan tâm vào việc giúp con đọc diễn cảm một bài văn hay bài thơ. Ngoài ra các em còn ham chơi, chưa tích cực luyện đọc, chưa có thói quen đọc sách báo, truyện để tra cứu phục vụ cho mục đích học tập và tự mở rộng hiểu biết. 1.2. Về phía giáo viên Là giáo viên chủ nhiệm của một lớp, phải chuẩn bị rất nhiều môn trong một ngày dạy, nên đôi khi giáo viên chuẩn bị bài chưa chu đáo và còn hạn chế tranh ảnh, đồ dùng dạy học, hình thức tổ chức tiết học chưa sinh động, lôi cuốn học sinh. Vì thời gian trong tiết Tập đọc là hạn chế nên giáo viên vẫn chưa uốn nắn, sửa sai kịp thời cho các em, chưa chú ý đến rèn đọc diễn cảm cho từng học sinh cụ thể, giáo viên chỉ chú trọng, quan tâm đến việc đọc đúng, trôi chảy và trả lời đúng các câu hỏi trong một bài Tập đọc. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Thanh Thuy Trang 7 Một số biện pháp giúp học sinh rèn đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc lớp 4 khắc phục một số hạn chế như phát âm địa phương (phát âm sai phụ âm đầu, âm chính, sai âm cuối, sai dấu thanh) Ví dụ: Khi dạy bài Truyện cổ nước mình ( trang 19/ TV 4, tập 1). Học sinh thường đọc sai phụ âm đầu và dấu thanh. “ Truyện cổ” các em thường đọc “ chuyện cỗ” hay “chuyện cổ”. Khi giúp học sinh sửa phụ âm đầu “ch” hoặc “tr” tôi đã hướng dẫn học sinh như sau: - Khi đọc phụ âm đầu tr : Đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra, không có tiếng thanh. - Khi đọc phụ âm đầu ch : Lưỡi trước chạm lợi rồi bật nhẹ, không có tiếng thanh. Bên cạnh đó, học sinh còn sai một số dấu thanh, đặc biệt thanh hỏi và thanh ngã. Tôi đã hướng dẫn học sinh sửa như sau : - Tiếng có thanh hỏi : Phát âm trầm, giọng thấp, luồng hơi phát ra ngắn, âm thanh vang ra ngắn. - Tiếng có thanh ngã: Phát âm cao, rõ, luồng hơi phát ra dài, âm thanh vang dài. Ngoài ra, giáo viên cần căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp, rồi chia văn bản thành các đoạn, sao cho không quá dài hay chênh lệch nhau về chữ số cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh đọc nối tiếp và đọc theo dõi. Dựa vào số đoạn đã chia, giáo viên chỉ định trước số học sinh đọc nối tiếp ở mỗi dòng đọc, hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp qua 4 lượt. - Lượt 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện ra cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu. Từ đó, có biện pháp khắc phục từng cá nhân nói riêng và cả lớp nói chung. - Lượt 2 : Học sinh đọc nối tiếp kết hợp với tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên có thể hướng dẫn và sửa cho học sinh đọc đúng hơn. - Lượt 3: Học sinh đọc nối tiếp kết hợp với tìm từ khó hiều trong văn bản, nó có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Thanh Thuy Trang 9 Một số biện pháp giúp học sinh rèn đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc lớp 4 Ngoài ra với những học sinh đọc chưa đúng tôi hợp tác thường xuyên với gia đình để tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho các em. 1.2. Đọc tìm hiểu bài -Để các em đọc diễn cảm tốt một bài văn hay bài thơ, thì học sinh phải cảm nhận cái hay, nội dung của bài, phải biết được bài này đọc giọng như thế nào cho phù hợp. - Sau khi cho học sinh đọc thầm (hoặc kết hợp theo dõi sách giáo khoa theo một bạn đọc thành tiếng), giáo viên có thể yêu cầu các em trả lời, trao đổi ngay trước lớp hoặc nêu ý kiến trong nhóm rồi cử đại diện phát biểu. Cuối cùng giáo viên chốt lại những ý chính để học sinh nắm vững. Câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa có thể tách thành các ý nhỏ hoặc điều chỉnh, dẫn dắt bằng câu hỏi phụ. -Để giúp các em cảm nhận sâu sắc nội dung bài đọc và dễ dàng nhận thấy nghệ thuật miêu tả của tác giả. Người dạy cần dẫn dắt để học sinh trả lời đúng theo ý mình mà không cần cầm sách đọc. 1.3. Luyện đọc diễn cảm Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản hoặc các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện kỹ năng đọc với giọng điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng, để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thể hiện được trên cơ sở đọc đúng và lưu loát. Vì vậy, cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ nội dung của bài thì các em mới xác định được giọng đọc chung của đoạn, của bài. - Đối với loại hình văn bản nghệ thuật: giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở giúp học sinh hiểu, biết thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài. Tuy nhiên, học sinh đọc diễn cảm thế nào còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng em. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Thanh Thuy Trang 11 Một số biện pháp giúp học sinh rèn đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc lớp 4 - Để kích thích hứng thú luyện đọc của học sinh, giáo viên có thể tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh. Thông qua các trò chơi sẽ kích thích hứng thú đọc, rèn tư duy linh hoạt và tự tin. Trò chơi học tập thường được tổ chức khi luyện đọc hoặc đọc diễn cảm. Tùy thời gian và điều kiện cho phép giáo viên lựa chọn trò chơi học tập thích hợp để tổ chức cho học tham gia. - Muốn học sinh đọc hay, đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết người giáo viên phải đọc mẫu thật tốt để thâm nhập, lây truyền tới học sinh nhằm gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. + Đọc mẫu đòi hỏi giáo viên phải đọc đúng, rõ ràng, ngữ điệu đọc phù hợp. Đó là việc thể hiện giọng đọc, ngắt giọng biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gấm trong bài văn, bài thơ, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. + Giáo viên đọc mẫu nhằm minh họa, gợi ý hoặc “ tạo tình huống” cho học sinh nhận xét, giải thích tự tìm ra cách đọc. + Mặt khác, giáo viên cần chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. Kịp thời động viên, khen ngợi, khuyến khích và có biện pháp giúp đỡ để tạo hứng thú trong học tập cho các em. Tránh những lời nhận xét làm cho học sinh thiếu tự tin khi thể hiện giọng đọc ở lần sau. Cần thân mật, gần gũi để các em thấy thoải mái, tự tin và thích thú khi tham gia luyện đọc diễn cảm. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Thanh Thuy Trang 13 Một số biện pháp giúp học sinh rèn đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc lớp 4 - Xác định được mục tiêu của môn học để xây dựng kế hoạch bài dạy sao cho phù hợp với các đối tượng học sinh. - Đầu năm cần khảo sát học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cho các em trong giờ học Tập đọc. - Phân loại các bài đọc theo từng thể loại để hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. - Nghiên cứu kĩ nội dung của từng bài đọc để tìm ra cách đọc hay nhất. - Khi học sinh đọc, giáo viên luôn quan tâm đến ngữ điệu, nhịp điệu, trường độ, cao độ và âm sắc giọng đọc trong từng câu, từng đoạn cụ thể nhằm giúp các em thể hiện tốt cảm xúc cho từng bài học. - Tổ chức phối hợp các hình thức luyện đọc diễn cảm phong phú, đa dạng nhằm tạo sự hứng thú cho các em. - Phối hợp với gia đình thường xuyên bồi dưỡng kĩ năng sống cho các em thông qua trải nghiệm thực tế nhằm giúp các em hiểu thêm về thế giới xung quanh bên ngoài để các em luôn có những cảm xúc nhạy bén và thể hiện các bài Tập đọc một cách tốt nhất. b) Đối với học sinh - Phải thường xuyên rèn kĩ năng đọc để đọc đúng, đọc to và lưu loát trong các bài học. - Phải nắm bắt được nội dung bài đọc để cảm nhận cái hay, cái đẹp trong bài học. - Các em phải có thói quen tự rèn đọc diễn cảm không những chỉ ở tiết học trên lớp mà còn áp dụng cả việc học ở nhà. - Thường xuyên có ý thức đọc thêm sách, báo, truyện,. Để tăng thêm sự hiểu biết cho bản thân. 3. Kiến nghị - Tất cả các bài trong phân môn Tập đọc cần có tranh ảnh cụ thể để giờ Tập đọc có hiệu quả hơn. - Thường xuyên bồi dưỡng học sinh đọc diễn cảm tốt, phụ đạo những học sinh đọc còn chậm. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Thanh Thuy Trang 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_ren_doc.docx