Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 yêu thích học Lịch sử
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 yêu thích học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 yêu thích học Lịch sử
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ MINH KHAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 4 YÊU THÍCH HỌC LỊCH SỬ Họ và tên: Vũ Thị Oanh Lĩnh vực: Chuyên môn Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai EaBông, ngày 18 tháng 3 năm 2019 Vũ Thị Oanh Krông Ana, tháng1 3 năm 2018 Năm học: 2018 - 2019 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do lý luận Tháng 2 năm 1942 trên báo Việt Nam độc lập, phát hành tại chiến khu, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã viết bài “Nên học sử ta”. Mở đầu bài báo Bác viết: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là một người Việt Nam, mỗi chúng ta đều tự hào mình là con Rồng cháu Tiên, tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của cha ông. Vì vậy cần phải hiểu và yêu mến lịch sử của đất nước, của dân tộc mình. Trong chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Có lẽ mở đầu cho đề tài này tôi phải chia sẻ với mọi người những câu hỏi mà đã không ít lần tôi được đọc, nghe báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay nhắc đến đó là: Thực trạng học lịch sử của học sinh hiện nay ra sao? Thái độ của các em đối với môn lịch sử thế nào? Vì sao học sinh lại "quay lưng" với lịch sử? và Cách truyền thụ lịch sử của thầy cô trong các tiết học có đủ hấp dẫn?... Tất cả những câu hỏi này được đặt ra cũng xuất phát từ thực trạng dạy và học lịch sử hiện nay. Lượng kiến thức khá nặng từ sách giáo khoa, cách truyền đạt kiến thức của giáo viên, thái độ đối với môn học này "được" rất nhiều phụ huynh học sinh coi là "môn phụ" và luôn hướng con em mình tập trung vào các môn "chính" như Toán, Tiếng Việt. Vì thế nên theo lập luận của Tiến sĩ Tưởng Phi Ngọ về vấn đề này đó là "giống như đứa trẻ trong gia đình chỉ ăn thịt mà không ăn rau, tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm khiến bố mẹ lo lắng..." Chúng ta biết rằng, hiện nay đất nước đang hòa bình, song hòa bình không phải là một giá trị bền vững tuyệt đối, nó có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào. Bọn phản động có thể xuyên tạc lịch sử thông qua rất nhiều hình thức khác nhau như internet, tờ rơi, hướng dẫn viên du lịch chui... vì vậy, rất cần thiết phải khơi dậy cho nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ lòng yêu nước, lòng tự hào Vũ Thị Oanh 3 Năm học: 2018 - 2019 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử Trong chương trình ở tiểu học thì các môn học như Tiếng Việt, Toán, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Đạo đức đều có một mục đích chung là giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển năng lực trí tuệ, hình thành kĩ năng thực hành và có phẩm chất đạo đức tốt. Song để khơi dậy tình yêu đất nước, lòng tự hào về dân tộc, nắm được quá trình hình thành và phát triển của đất nước qua từng giai đoạn lịch sử thì phân môn Lịch sử nắm giữ một vai trò quan trọng. Với mục tiêu của đề tài là giúp học sinh yêu thích học lịch sử và để các sự kiện lịch sử trở nên gần gũi, dễ nhớ hơn với các em, tạo hứng thú cho các em khi học phân môn này, đồng thời thay đổi tư duy, cách nhìn nhận của các em về môn học, tạo cho các em niềm đam mê và yêu thích khi học lịch sử. Bản thân tôi thiết nghĩ, với học sinh bậc Tiểu học đặc biệt là các em học sinh lớp 4 - năm mới bắt đầu làm quen với lịch sử thì chúng ta - những giáo viên trực tiếp giảng dạy không nên quá nhồi nhét tất cả những kiến thức trong sách giáo khoa (lượng kiến thức "khổng lồ") trong chương trình phân môn Lịch sử vào bộ nhớ các em và yêu cầu các em phải ghi nhớ nó (bằng cách học thuộc lòng) bởi vì các em sẽ không thể nhớ nổi lượng kiến thức "khổng lồ" đó mà thay vì đó chúng ta nên lựa chọn những sự kiện, những mốc lịch sử tiêu biểu để nhấn mạnh trong quá trình giảng dạy để tránh gây áp lực cho các em. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là những nội dung kiến thức còn lại chúng ta bỏ qua mà theo tôi, chúng ta sẽ giới thiệu với các em để các em biết mà không bắt buộc các em phải ghi nhớ. Vũ Thị Oanh 5 Năm học: 2018 - 2019 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử Việc phải nhớ các sự kiện, ngày tháng năm, việc phải học thuộc lòng những kiến thức khô khan, khó nhớ... cũng là nguyên nhân khiến nhiều em không thích học môn này. Khi khảo sát, thì số lượng học sinh yêu thích học lịch sử ngày càng ít đi, phân môn Lịch sử hiện nay đang bị nhìn nhận một cách chưa đúng mực, tâm lí phụ huynh khi nhắc nhở con em mình học cũng có xu hướng coi nhẹ môn học này, đây cũng là một yếu tố khiến kết quả học tập môn học này của các em chưa cao, vì coi đây là môn phụ nên phụ huynh chủ yếu nhắc nhở con em mình học các môn như Toán và Tiếng Việt. Đối tượng học sinh ở trường là học sinh nông thôn . Chính vì vậy, việc tiếp thu kiến thức, tham gia vào các hoạt động trong học tập trên lớp cũng như phối hợp với giáo viên trong việc sưu tầm tranh, ảnh; mẩu chuyện lịch sử rồi đến việc cho các em đi tham quan thực tế.. để giờ dạy trở nên hấp dẫn hơn còn hạn chế. Đa số các học sinh vẫn còn thói quen học vẹt, không nắm sâu được kiến thức vì vậy sẽ rất mau quên kiến thức cũ, hoặc có nhớ thì cũng không thực sự chính xác các sự kiện lịch sử. Bên cạnh đó một số học sinh không thích đọc truyện về lịch sử, hoặc xem các tư liệu về lịch sử vì nó quá khô khan, mà chỉ thích xem phim tình cảm, phim kiếm hiệp Với một số học sinh khả năng tập trung kém, chậm trong tư duy sẽ bị mất tập trung, sa đà vào các trò chơi trong học tập, không theo kịp các bạn. Đặc biệt, khi sử dụng phương pháp này trong dạy trình chiếu thì nhiều em sẽ bị thu hút vào những hình ảnh đầy màu sắc hơn là tập trung vào nội dung kiến thức. * Giáo viên: Giáo viên cũng là nhân tố không kém phần quan trọng làm cho giờ học lịch sử trở nên kém sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn các em. Trong quá trình dạy học, do khối lượng kiến thức nhiều nên giáo viên thường cố "nhồi nhét" lượng kiến thức khô khan "khổng lồ" khiến các em cảm thấy khó nhớ dẫn đến tâm lý cảm thấy chán, không hứng thú khi học lịch sử. Trong các bài dạy, giáo viên cũng ít sử dụng hoặc sử dụng không đầy đủ các đồ dùng dạy học như: một số phương tiện nghe nhìn, bản đồ, tranh ảnh,... và cũng có những lúc giáo viên rơi vào tình trạng dạy suông, dạy chay, truyền đạt kiến thức giống y như trong Vũ Thị Oanh 7 Năm học: 2018 - 2019 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử * Xã hội: Một nguyên nhân nữa tác động đến quá trình dạy học đó là nhu cầu của xã hội ngày càng cao, đất nước đang trong quá trình hội nhập, sự phát triển của một số ngành công nghiệp dẫn tới tâm lí chung của xã hội là tập trung nhiều hơn vào các ngành công nghiệp, mà để làm tốt điều này các em sẽ được hướng vào các môn học tự nhiên hơn là các môn học xã hội. Trong những năm trở lại đây, theo kết quả công bố điểm thi tuyển sinh đại học của một số trường năm nay thì điểm thi môn Lịch sử được xem là thấp không ngờ, ngay cả khi so sánh điểm thi môn Lịch sử với những bộ môn khác của khối C như Địa Lí, Ngữ Văn. Theo tôi, đây không phải là điều gì mới mẻ bởi tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về việc làm sao để giúp học sinh yêu thích học lịch sử, mỗi đề tài có một cách nhìn nhận vấn đề và đưa ra những giải pháp khác nhau nhằm mang lại hiệu quả. Bản thân tôi, xuất phát từ tình hình thực tế, từ đối tượng học sinh, từ kinh nghiệm trong giảng dạy của bản thân và từ hiệu quả khi những kinh nghiệm đó được áp dụng, tôi mạnh dạn trao đổi một số giải pháp của bản thân để giúp học sinh yêu thích học lịch sử như sau: * Thứ nhất, sự thay đổi đầu tiên cần xuất phát từ chính chúng ta - những giáo viên trực tiếp giảng dạy - giáo viên phải là người yêu lịch sử thì mới truyền cho học sinh tinh thần ấy được. Đôi lúc, chính những giáo viên cũng tự cho đây là "môn phụ" mà ít chú tâm vào nghiên cứu bài dạy, dạy một cách sơ sài, sử dụng đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa phù hợp; cách truyền đạt kém hấp dẫn. Qua thực tế, những tiết giáo viên có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo về đồ dùng, phương pháp dạy linh hoạt, hình thức tổ chức phong phú, lời giảng đúng đặc trưng bộ môn thì thấy các em rất hào hứng khi học, nắm kiến thức tốt hơn và nhớ lâu hơn. * Thứ hai, về phía học sinh, cũng nên hướng cho các em cách nhìn nhận về tầm quan trọng của việc học lịch sử, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà lịch sử nước nhà cần được gìn giữ, coi trọng. Phải giúp các em hiểu học lịch sử để làm gì? Học Sử là để biết tổ tiên, ông bà mình là ai; mình thuộc dân tộc nào; Vũ Thị Oanh 9 Năm học: 2018 - 2019 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử nhiều hình thức tổ chức song ở mỗi hoạt động và phần củng cố bài giáo viên nhấn mạnh một số ý cơ bản như: Dưới thời Hậu Lê, đất nước được tổ chức quản lý rất chặt chẽ, Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ (đây là bản đồ đầu tiên của nước ta) và soạn Bộ luật Hồng Đức bảo về chủ quyền dân tộc và trật tự xã hội. Bằng một số câu hỏi như: Dưới thời Hậu Lê đất nước được tổ chức, quản lí như thế nào? Bộ luật đầu tiên của nước ta có tên là gì? nhằm mục đích gì? vua nào cho vẽ bản đồ đầu tiên của nước ta?... những câu hỏi này sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức trọng tâm của bài. Ngoài ra, các nội dung câu hỏi trên có thể được giáo viên thiết kế dưới dạng trò chơi học tập để tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn, giúp học sinh hứng thú với việc học lịch sử. * Thứ tư, về lựa chọn đồ dùng dạy học hợp lí: Như chúng ta đã biết, khi dạy phân môn Lịch sử thì việc sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, que chỉ bản đồ, các đồ dùng trực quan phục vụ cho các hoạt động dạy và học là rất cần thiết. Việc sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp mang lại hiệu quả tích cực cho giờ học. Ví dụ: tranh, ảnh, bản đồ giúp học sinh nắm nội dung bài một cách chắc chắn hơn như: dễ hình dung ra một trận đánh, vị trí đánh của các trận chiến; các nhân vật quan trọng trong lịch sử... hay sử dụng que chỉ bản đồ không những giúp cho học sinh nắm một cách chính xác hơn vị trí mà giáo viên muốn chỉ, muốn truyền đạt mà còn đem lại sự thẩm mĩ trong cách nhìn về một tiết dạy thay vì dùng thước chỉ bản đồ. Song không phải lúc nào cũng sử dụng những đồ dùng ấy mà tùy vào nội dung bài giáo viên lựa chọn đồ dùng cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho giờ học. * Thứ năm, nên dạy Lịch sử kết hợp với Địa lí (liên môn): Tuy là hai phân môn riêng biệt song Lịch sử và Địa lí có mối liên hệ mật thiết với nhau. Lịch sử là những gì đã xảy ra, tồn tại một cách khách quan. Những điều đã xảy ra đó đều gắn với một không gian và thời gian cụ thể. Vì vậy, chúng có liên quan mật thiết với những sự vật và hiện tượng Địa lí nhất định. Cho nên trong khi dạy và học Lịch sử có nhiều cơ hội để liên hệ với các kiến thức Địa lí và ngược lại. Khi điều kiện chưa cho phép tích hợp hoàn toàn, Vũ Thị Oanh 11 Năm học: 2018 - 2019 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử động như thế nào? Kị binh của nhà Minh đã phản ứng như thế nào trước hành động của quân ta? Kị binh của nhà Minh đã thua trận ra sao? Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào? - Trò chơi học tập và trò chơi học tập kết hợp với công nghệ thông tin: Như chúng ta đã biết, công nghệ thông tin là một công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho việc dạy và học. Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là nhu cầu cần thiết. Đặc biệt đối với dạy phân môn Lịch sử, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lại càng cần thiết hơn vì nó giúp giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau, hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc thiết kế bài giảng. Nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin mà tiết dạy trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Chúng ta có thể sử dụng công nghệ thông tin để chèn hình ảnh, âm thanh, đưa ra các tranh, ảnh, bản đồ...; trong thiết kế các trò chơi như tạo hiệu ứng để chạy các câu hỏi, tạo âm thanh (bài hát, nhạc chuông...) để tiết học không trở nên quá khô khan, học sinh được lôi cuốn vào bài học một cách tự nhiên. UÊt L©m Th¬ng Ng« Nam H¶i Câu 1: Bọn quan lại bắt dân ta phải làm gì để cống nạp cho chúng? Hîp Phè A Xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô. Luy l©u Giao ChØ Chu Nhai B Lên rừng săn voi, tê giác, chim quý, gỗ trầm. §¹m NhÜ Cöu Ch©n C Tất cả các đáp án trên NhËt Nam LUîc ®å¢u L¹c thÕ kûI –ThÕ kûIII Sử dụng công nghệ thông tin trong các tiết học Tôi sử dụng khá nhiều trò chơi trong những tiết dạy Lịch sử. Một số trò chơi như: rung chuông vàng, hỏi nhanh đáp gọn, ô cửa bí mật, đố vui, chiếc nón Vũ Thị Oanh 13 Năm học: 2018 - 2019
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_y.doc