Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt

doc 19 trang lop4 28/11/2023 3860
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt
 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt
MỤC NỘI DUNG TRANG
 MỤC LỤC 1
I PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 Lí do chọn đề tài 2
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
II PHẦN NỘI DUNG 4
1 Cơ sở lí luận 4
2 Thực trạng 5
3 Giải pháp, biện pháp 12
 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 
4 23
 nghiên cứu.
III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
1 Kết luận 24
2 Kiến nghị 25
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 1 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt
học theo mô hình trường học mới VNEN, trong nhiều năm qua trường có nhiều 
thành tích về công tác dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục khác. Chính 
vì vậy học sinh trong và ngoài địa bàn tập trung về đây rất đa dạng. Việc học 
trên lớp, giao tiếp hàng ngày với bạn bè, thầy cô đối với học sinh diễn ra thường 
xuyên, đòi hỏi các em phải có kỹ năng chuẩn mực. Chính vì lẽ đó tôi đã quyết 
tâm bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng sống, trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, 
bồi dưỡng tình cảm lành mạnh tốt đẹp cho các em. 
 Bản thân tôi đã cố gắng thử nghiệm nhiều biện pháp song theo tôi nhận 
thấy việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được thể hiện rõ nét 
nhất trong môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ hình thành 
và phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói đọc, viết), thể 
hiện ưu thế của Tiếng Việt là kỹ năng giao tiếp, sau đó là kỹ năng nhận thức, 
bao gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định,
 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu 
đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua 
môn Tiếng Việt ”.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Mục tiêu
 Thực hiện đề tài này giúp:
 - Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng sống trong học tập và trong cuộc sống 
nhằm giúp các em mạnh dạn, tự tin và trở thành những con người có văn hóa 
phù hợp với thời đại mới;
 - Nâng cao giá trị kỹ năng sống cho học sinh, nâng cao giá trị văn hóa nhà 
trường;
 - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh;
 - Giúp giáo viên chủ động, tích cực trong việc tự bồi dưỡng kỹ năng sống 
cho bản thân và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh;
 - Tăng cường được sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo 
môi trường thuận lợi để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
 Nhiệm vụ của đề tài
 - Xây dựng cơ sở lí luận về việc bồi dưỡng giáo dục kỹ năng sống cho học 
sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt. Nghiên cứu, phân tích, đối chiếu với thực 
trạng của nhà trường trong thời điểm hiện tại để qua đó tìm ra các biện pháp, 
giải pháp mới hiệu quả hơn cho các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học 
sinh tại trường TH Hà Huy Tập – Huyện Krông Ana.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 - Đối tượng học sinh và giá trị kỹ năng sống của học sinh lớp 4A năm 
học: 2014 -2015 trường Tiểu học Hà Huy Tập 
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt
rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn. Kỹ năng sống cần 
cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự 
thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ 
năng sống. Ở lứa tuổi lớp 4, học sinh có những nhận biết nhất định về thế giới 
xung quanh, biết đánh giá nhận xét sự việc xảy ra quanh mình. Các em đã có sự 
phát triển về trí tuệ, tâm hồn, các em thích quan sát mọi vật xung quanh. Khả 
năng tư duy cụ thể nhiều hơn khả năng khái quát hoá, về tình cảm các em rất 
nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Các em dễ xúc động và bắt đầu 
biết mơ ước có trí tưởng tượng phong phú. Thích nghi lại các vấn đề mà mình 
đã quan sát được và có thể có khả năng ứng xử phù hợp với những người khác 
và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
 Học sinh Tiểu học thật ngây thơ và trong sáng, các em như tờ giấy trắng, 
thầy cô là những người có trách nhiệm viết lên những điều đẹp đẽ nhất, những 
điều thật ý nghĩa đối với các em và đối với đất nước. Học sinh Tiểu học như 
mầm cây mới nhú, rất cần sự che chở, bảo vệ, chăm sóc, uốn nắn không chỉ của 
thầy cô giáo mà còn của gia đình, và của cả xã hội. Các em có thể tiếp nhận mọi 
điều được giáo dục từ thầy cô, gia đình và ngoài xã hội. Vì vậy nhà trường, gia 
đình và xã hội cần biết quan tâm, có phương pháp giáo dục phù hợp nhằm góp 
phần giáo dục kỹ năng sống cho các em.
 2. Thực trạng của vấn đề
 2.1.Thuận lợi - khó khăn
 * Thuận lợi 
 Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu 
nhà trường, sự giúp đỡ của đồng nghiệp và cộng đồng
 Bản thân là một giáo viên trẻ, nhiệt huyết, sáng tạo, năng động, kiên trì 
trong việc tìm tòi nội dung và nhiều năm liền chủ nhiệm lớp 4, lớp 5. Có sự thấu 
hiểu mong muốn của từng thành viên trong mọi hoạt động, luôn học hỏi, biết 
lắng nghe sự góp ý xây dựng của Lãnh đạo nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh 
học sinh.
 Học sinh đã được thực hiện theo mô hình trường học mới từ các lớp trước 
nên các em có ý thức học tập, biết vâng lời. Hơn nữa các em sinh sống trên cùng 
một địa bàn. Các em gắn bó, coi lớp học là ngôi nhà thứ hai của mình nên có 
thái độ tích cực và hợp tác. Có kĩ năng vận dụng kiến thức học được vào thực tế 
cuộc sống. 
 Được sự quan tâm giúp đỡ của Hội cha mẹ học sinh lớp 4A. Một số phụ 
huynh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là giáo 
dục ở bậc Tiểu học – bậc học nền tảng cho quá trình học của con em mình. Họ 
đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em mình và kết 
hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. Đây là điều rất cần thiết góp phần 
quyết định thành công của giáo viên, của người thầy và của nhà trường.
 * Khó khăn
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 5 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt
 Bản thân tôi được tham gia lớp tập huấn ở các cấp về vai trò của công tác 
 chủ nhiệm lớp nói chung về mô hình dạy VNEN và giáo dục kỹ năng sống cho 
 học sinh Tiểu học nói riêng nên đã học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu. Và tìm hiểu 
 thực tế từ đồng nghiệp của đơn vị mình công tác và trường bạn để có thêm kinh 
 nghiệm cho kế hoạch thiết kế các tiết dạy Tiếng Việt ở lớp 4 nhằm giáo dục kĩ 
 năng sống cho học sinh theo mô hình trường học mới tại đơn vị mình. 
 Bước vào đầu năm học, trường tôi đã tổ chức một buổi tham luận về tác 
dụng của việc tổ chức tốt, có hiệu quả giá trị giáo dục kỹ năng sống cho học 
sinh thông qua các môn học, liên quan đến xây dựng môi trường học tập thân 
thiện. Giáo viên được trao đổi chia sẻ những khó khăn, thu thập thêm kinh 
nghiệm, những ý kiến sáng tạo, các biện pháp đã tổ chức mang lại hiệu quả. 
Lãnh đạo nhà trường nhận xét, gợi ý một số cách tổ chức có tính giáo dục giúp 
giáo viên tham khảo, lựa chọn. Nhà trường đã tổ chức chuyên đề giáo dục kỹ 
năng sống, thường xuyên có sự trao đổi của cụm trường,...
 *Mặt yếu
 Trong những năm qua, mặc dù tiết học nói chung và tiết Tiếng Việt nói 
riêng đã được thực thi một cách ổn định. Tuy nhiên vẫn còn chú trọng nhiều về 
phương pháp dạy học, nội dung kiến thức bài dạy mà chưa được chú trọng đúng 
mức đến các hình thức bồi dưỡng giá trị kỹ năng sống cho học sinh thông qua 
các tiết học đó.
Việc dự giờ thao giảng rút kinh nghiệm chưa mang tính phổ biến. Bước đầu bản 
thân chưa nắm hết về nội dung phải dạy trẻ những kĩ năng sống cơ bản nào, 
chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kĩ năng 
sống cho học sinh. Thời gian đầu tôi còn lúng túng, chưa có giải pháp hữu hiệu 
phải vừa học, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm nên hiệu quả công việc đôi khi còn 
chưa cao.
 Một số học sinh lúc đầu còn rụt rè, e ngại; kỹ năng giao tiếp của các em 
còn nhiều hạn chế.
 Một vài phụ huynh chưa hiểu hết bản chất của việc giáo dục kỹ năng sống 
cho con em mình mà chỉ quan tâm, chú trọng đến việc học kiến thức.
 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 * Về phía giáo viên: Nhận thức chưa rõ tầm quan trọng, cần thiết của việc 
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông nói chung, học sinh tiểu học nói 
riêng. Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học nhằm đạt mục tiêu 
trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp; tạo 
cơ hội thuận lợi cho học sinh sử dụng quyền và bổn phận của mình đồng thời 
phát triển một cách toàn diện.
 - Trong quá trình giáo dục học sinh, giáo viên chưa thường xuyên chú ý 
phân loại các đối tượng, chưa quan tâm nhiều đến điều kiện gia đình của từng 
học sinh.
 - Các hoạt động ngoại khoá như văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động Đội 
chưa được chú trọng đúng mức để nhằm phát huy tính hiệu quả của nó trong 
việc
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 7 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt
gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn 
cho trẻ.
 Việc học của trẻ nếu luôn đựơc người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ 
tự
tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn.
 Không hạ thấp các em. Không nên tạo cho các em thói quen kiêu ngạo 
nhưng
cũng không nên nói những lời không hay đối với trẻ. Người lớn cần nhớ rằng 
mỗi lần chúng ta doạ nạt là chúng ta đã làm cho trẻ sợ hãi và căm giận người 
lớn. Sự đe doạ hoàn toàn có hại cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho hành vi của 
các em tốt hơn.
 Không bắt các em hứa hẹn: Vì sự hứa hẹn hoặc doạ nạt không có ý nghĩa 
đối với em vì nếu các em cảm nhận được và cắn rứt vì không làm tròn lời hứa 
thì ở các em sẽ phát triển cảm giác hối lỗi. 
 Không nên yêu cầu các em phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự 
phục tùng một cách thái quá không có sự thoả thuận giữa các bên không tạo điều 
kiện phát triển tính tự lập ở các em.
 Không yêu cầu những điều không phù hợp với các em vì những yêu cầu ở 
các em phải thực hiện một hành vi chín chắn mà các em chưa có khả năng hoặc 
các em phải làm các yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc 
cho phép hoặc cấm đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính nhận 
thức của học sinh.
 Không nên nhồi nhét lượng kiến thức quá mức so với khả năng tiếp nhận 
của não bộ. 
 Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức cho các em tham gia các buổi sinh hoạt ngoại 
khoá như: “Đố vui để học”, “Trò chơi học tập” nhằm phát huy tính tích cực học 
tập của các học sinh. Qua đó học sinh có điều kiện học mà vui, vui mà học giảm 
bớt đi sự căng thẳng và cũng từ đó các em bộc lộ được những kỹ năng của bản 
thân.
 3. Giải pháp - biện pháp 
 3.1. Mục tiêu của giải pháp - biện pháp
 Đối với tâm sinh lý trẻ em bậc tiểu học thì có nhiều kĩ năng quan trọng 
mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá đặc biệt là đối với học 
sinh học theo mô hình VNEN. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho 
thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học 
chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò 
mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định được các kĩ năng cơ bản phù 
hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để 
dạy trẻ .
 Tổ chức lớp học, hướng dẫn học sinh học tập nội quy học sinh, thực hiện 
tốt kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và đạt các chỉ tiêu phấn đầu trong các năm 
học nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh. Tìm hiểu nguyện vọng, đề nghị chính 
đáng của phụ huynh học sinh. Điều tra điều kiện học tập của học sinh. Từ đó có 
biện pháp kết hợp, hợp tác, tạo điều kiện nhằm tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 9 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc