Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt phần mở rộng vốn từ theo các chủ điểm trong môn Tiếng Việt Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt phần mở rộng vốn từ theo các chủ điểm trong môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt phần mở rộng vốn từ theo các chủ điểm trong môn Tiếng Việt Lớp 4
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến: Trong các môn học và hoạt động giáo dục, Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc Tiểu học. Nếu như việc học Toán giúp học sinh phát triển tư duy logic thì việc học Tiếng Việt sẽ giúp các em hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, các em sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm. Để có thể làm được điều này, các em phải nắm vững các kiến thức môn học một cách chắc chắn và có một vốn từ nhất định. Chính vì lẽ đó đặt ra yêu cầu cho người giáo viên phải quan tâm đến việc cung cấp, mở rộng thêm vốn từ cho học sinh; quan tâm đến quá trình học sinh sử dụng từ ngữ đã học trong nói, viết, trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên trong thực tiễn dạy học bản thân tôi nhận thấy vốn từ của học sinh hết sức hạn chế, các em còn lúng túng khi trình bày ý kiến và kĩ năng diễn đạt chưa trôi chảy, mạch lạc. Bởi vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để tìm ra các biện pháp dạy học mang lại hiệu quả tốt nhất. Như chúng ta đã biết, trong hệ thống ngôn ngữ thì từ có vai trò đặc biệt quan trọng. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Vốn từ là một trong những bộ phận cấu thành của ngôn ngữ. Cho nên, nếu không có một vốn từ đầy đủ thì học sinh không thể diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng phong phú, linh hoạt bấy nhiêu, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng đặc sắc bấy nhiêu và việc cảm thụ nội dung các bài văn, bài thơ càng dễ dàng hơn. Bởi thế việc dạy mở rộng vốn từ cho học sinh ở Tiểu học có vị trí, tầm quan trọng rất lớn. Nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ của chính mình vào những hoạt động giao tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho các em khi giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày một cách dễ dàng. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải dạy mở rộng vốn từ như thế nào để học sinh tiểu học nắm chắc vốn từ, phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng thực tế hiện nay việc dạy mở rộng vốn từ còn có rất nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả cao như mong muốn. Một trong - 1 - II. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng của việc dạy phần mở rộng vốn từ trong môn Tiếng Việt lớp 4 1. 1. Về nội dung chương trình dạy học mở rộng vốn từ trong các chủ điểm Trường tôi dạy đang thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới, học sinh được tiếp cận các kiến thức thông qua tài liệu hướng dẫn học. Với việc thực hiện tài liệu này, ở môn Tiếng Việt không còn được phân tách thành các phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập viết, Tập làm văn và Luyện từ và câu như trong Sách giáo khoa hiện hành. Các kiến thức Tiếng Việt được đan xen, lồng ghép thông qua từng chủ điểm, từng bài học. Ví dụ Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, Sách giáo khoa hiện hành sẽ có tên bài học như: Bài mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng còn với tài liệu hướng dẫn học theo mô hình trường học mới thì phần mở rộng vốn từ được lồng ghép vào bài 5A Làm người trung thực, dũng cảm (tiết 2) và bài 6C Trung thực - Tự trọng (tiết 1). Chính vì điều này nên học sinh khó khái quát được nội dung học. Cụ thể ở tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 4 gồm có 10 chủ điểm như sau: - Chủ điểm 1: Thương người như thể thương thân (có 2 tiết mở rộng vốn từ Nhân hậu - Đoàn kết). - Chủ điểm 2: Măng mọc thẳng (có 2 tiết mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng). - Chủ điểm 3: Trên đôi cánh ước mơ ( có 1 tiết mở rộng vốn từ Ước mơ). - Chủ điểm 4: Có chí thì nên ( có 2 tiết mở rộng vốn từ Ý chí - Nghị Lực). - Chủ điểm 5: Tiếng sáo diều ( có 2 tiết mở rộng vốn từ Đồ chơi - Trò chơi). - Chủ điểm 6: Người ta là hoa đất (có 1 tiết mở rộng vốn từ Tài năng, 1 tiết mở rộng vốn từ Sức khỏe ). - Chủ điểm 7: Vẻ đẹp muôn màu ( có 2 tiết mở rộng vốn từ Cái đẹp). - Chủ điểm 8: Những người quả cảm ( có 2 tiết mở rộng vốn từ Dũng cảm). - 3 - Mở rộng vốn từ: Ước mơ, chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ Với bài này tôi viết vào sổ từ như sau: - Ước mơ/mơ ước : Mong muốn ước ao tới điều tốt đẹp trong tương lai. - Ước mong/ mong ước: Mong muốn và ước ao có được một cách thiết tha. - Mơ mộng : Say mê đeo đuổi những điều tốt đẹp nhưng xa vời khó thành hiện thực. - Ước vọng : Mong muốn một cách thiết tha về những điều tốt đẹp. - Ước hẹn: Hẹn với nhau. - Ước nguyện : Mong muốn thiết tha. - Mơ màng: Thấy phảng phất không rõ ràng trong trạng thái mơ ngủ hay tựa như mơ. - Ước ao: Cầu mong điều cao xa. - Mơ tưởng: Mong mỏi ước ao một cách hảo huyền. Học sinh sử dụng cuốn sổ từ này để tìm thêm từ theo chủ điểm và chắc chắn chất lượng từ tìm được sẽ cao và tiết kiệm được thời gian cho yêu cầu này. Mặt khác, ở mỗi một chủ điểm giáo viên phải hướng cho học sinh huy động thêm vốn từ qua thực tiễn cuộc sống, thông qua các môn học khác để bổ sung thêm vào cuốn sổ từ cho học sinh. 2. 2. Giải nghĩa từ bằng đồ dùng trực quan, từ đồng nghĩa, kết hợp dựa vào ngữ cảnh, tình huống. Để cung cấp vốn từ cho học sinh, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ tên chủ điểm. Do đó, công việc đầu tiên của dạy từ là làm cho học sinh hiểu nghĩa từ. Giải nghĩa từ theo định nghĩa thì học sinh tiếp thu bài một cách máy móc, đôi lúc là học vẹt, không hiểu nghĩa từ một cách chính xác, sâu xa, bởi thế khi dùng từ thường không phù hợp với yêu cầu diễn đạt trong câu đặc biệt là từ Hán Việt. Vì vậy trong thực tế, khi giải nghĩa từ hoặc xây dựng những bài tập giải nghĩa từ tôi thường kết hợp các biện pháp khác nhau như: vừa dùng trực quan, vừa dùng từ đồng nghĩa, kết hợp dựa vào ngữ cảnh, tình huống thông qua hệ thống các câu hỏi và bài tập bổ sung Ví dụ: Bài 12A: Những con người nghị lực (tiết 2) - 5 - - Bạn em mơ ước đạt danh hiệu học sinh giỏi. Em nói với bạn...(Chúc cậu ước sao được vậy) - Em được tặng thứ đồ chơi mà mình đang mơ ước. Em nói: ... (Mình đã cầu được ước thấy) Ví dụ: Bài 13A: Vượt lên thử thách (tiết 3) Hoạt động 2: Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. Với bài tập này, mỗi học sinh có cách lựa chọn từ riêng, sử dụng những từ vừa học được để viết cho phù hợp với nhân vật, tình huống theo yêu cầu. Từ đó các em biết cách lựa chọn, sử dụng từ đúng theo ngữ cảnh 2. 3. Làm giàu vốn từ cho học sinh bằng hình ảnh, tư liệu, liên hệ thực tế địa phương, bản thân và phối hợp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp Kiến thức Tiếng Việt vốn bắt nguồn từ đời sống thực tế. Một trong những con đường làm giàu vốn từ cho học sinh hiệu quả đó là bằng hình ảnh, tư liệu, qua liên hệ thực tế với cuộc sống xung quanh có liên quan đến chủ điểm. Nếu khi dạy, giáo viên liên hệ thực tế để học sinh tìm kiến thức thì các em làm bài tập tốt hơn, hứng thú và nắm kiến thức sâu hơn. Sau mỗi hoạt động hoặc mỗi bài, giáo viên kết hợp liên hệ thực tế để giáo dục các em vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Có như vậy, các em mới cảm thấy kiến thức bài học gần gũi, lí thú và bổ ích hơn. Ví dụ: Bài 30A: Vòng quanh Trái đất (tiết 3) Mở rộng vốn từ: Du lịch - Thám hiểm Giáo viên cung cấp hình ảnh của các đoàn du lịch, thám hiểm sau đó trình chiếu cho học sinh xem. Thông qua hình ảnh tư liệu được xem học sinh hiểu được để đi du lịch, thám hiểm cần chuẩn bị những đồ dùng, phương tiện, những địa điểm để đi du lịch, tham quan cũng như kết quả mà mỗi chuyến đi đó mang lại cho mọi người là niềm vui, sự dũng cảm, tình cảm gia đình, bạn bè,.... Cuối cùng cho học sinh liên hệ xem ở địa phương, huyện, tỉnh mà em sinh sống có những địa điểm du lịch, thám hiểm nào? Đã có khi nào em được tới các nơi đó chưa? Cảm giác của em sau mỗi chuyến du lịch đó? - 7 - Để tạo hứng thú cho học sinh, tôi thường tạo cho các em không khí sẵn sàng học tập ngay từ hoạt động giới thiệu bài. Giới thiệu bài không chỉ đơn giản là nêu mục đích, yêu cầu của tiết học mà còn là bước tạo không khí sôi nổi, thu hút các em vào giờ học. Có thể giới thiệu bài bằng nhiều cách: Liên hệ kiến thức trong chủ điểm đang học bằng trò chơi, hỏi đáp Ví dụ: Bài 9A: Những điều em mơ ước (tiết 3) Mở rộng vốn từ: Ước mơ Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Đoán ô chữ”. Lớp chia thành hai đội, cho các bạn nghe bài hát Ước mơ và có thể có gợi ý: Tên bài hát cũng là nội dung chủ điểm mà chúng ta đang học. Ban văn nghệ yêu cầu các bạn đoán. Đội nào giải được ô chữ là đội giành chiến thắng, được tuyên dương. Đội đoán sai sẽ phải hát chung một bài. Sau đó thông qua trò chơi giáo viên giới thiệu bài. Theo cách giới thiệu bài trên, không những tạo hứng thú cho các em sẵn sàng tiết học mà cả từ của bài hát cũng góp phần gợi ý thông tin cho học sinh làm các bài tập trong tiết học. Để thu hút học sinh vào bài học, ngoài giới thiệu bài thì trong khi tổ chức, hướng dẫn làm bài tập tôi cũng luôn tạo không khí học tập để khơi gợi sự hứng thú đối với học sinh tránh sự nhàm chán bằng cách mạnh dạn điều chỉnh, bổ sung một số nội dung dạy học cho phù hợp. Ví dụ: Bài 3C: Nhân hậu - Đoàn kết (tiết 2) Ở hoạt động 3: Tôi hướng dẫn cách làm bài tương tự như trò chơi Rung chuông vàng, cách làm như sau: - Bước 1: Ban học tập yêu cầu các bạn đọc và nắm yêu cầu của bài tập. - Bước 2 : Ban học tập phổ biến cách làm: các bạn suy nghĩ, lần lượt viết vào bảng con các từ thích hợp trong ngoặc để hoàn chỉnh các câu thành ngữ. Sau thời gian quy định học sinh sẽ cùng đưa bảng lên . Bạn nào sai sẽ đứng sang một bên và phải hát một bài hoặc làm một động tác gây cười cho cả lớp mới được quay lại “sàn thi đấu” - Bước 3: Ban học tập điều hành các bạn chơi. Giáo viên chốt lời giải đúng. Sau đó cho học sinh đọc thuộc các câu thành ngữ đã hoàn chỉnh. - 9 - ai là người có ý chí nghị lực trong cuộc sống? Người đó ở đâu? Người đó gặp khó khăn gì? Người đó đã suy nghĩ như thế nào, đã làm gì để vượt qua khó khăn đó? Em có cảm nhận gì về ý chí nghị lực của người ấy? 2. 6. Khéo léo trong khâu đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá là một việc làm quan trọng, thiết thực. Bởi việc kiểm tra đánh giá vừa tạo hứng thú học tập cho học sinh vừa củng cố uốn nắn kịp thời. Tôi luôn dành thời gian thích hợp cho khâu này. Với những bài làm sai, tôi không nhận xét chung chung là sai mà nêu cụ thể nhằm giúp các em xác định được điều chưa làm được, từ đó làm cho học sinh dễ nhận ra sai ở đâu, như thế nào một cách chi tiết. Khi chữa bài tập, tôi không chỉ đánh giá thế này là sai, thế kia là đúng mà giúp HS xác định lại cách làm, đối chiếu yêu cầu xem đã đúng, phù hợp chưa. Mặt khác, trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Nhưng hiện nay theo thông tư mới giáo viên tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau, thông qua quá trình tham gia đánh giá, năng lực, vốn từ của học sinh được huy động và được rèn luyện. Trong đánh giá tôi luôn định hướng học sinh dựa vào mục tiêu, tiêu chí của bài học, tiết học để đánh giá kết qủa học tập và đánh giá phải toàn diện tất cả các mặt: kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ... Việc động viên, khích lệ học sinh là một bước không thể thiếu trong quá trình dạy học. Vì thế tôi luôn cố gắng đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách khéo léo nhất nhằm khích lệ học sinh học tập tiến bộ. Bởi việc động viên khích lệ giúp học sinh có niềm tin hơn, là động lực cho các em cố gắng hơn. Các biện pháp trên sẽ có hiệu quả hơn khi giáo viên sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức dạy học và luôn tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. 3. Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng 6 biện pháp trên vào thực tiễn dạy học tôi nhận thấy: - Vốn từ của các em đã phong phú, đa dạng hơn. - 11 -
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_day_tot_phan_mo_ro.doc