Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc ở Lớp 4

docx 10 trang lop4 05/02/2024 2260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc ở Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc ở Lớp 4
 tinCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Ngành giáo dục thị xã Bình Long.
 Tôi ghi tên dưới đây:
 Trình độ Tỷ lệ (%) 
 Ngày tháng Nơi công 
 Họ và tên Chức danh chuyên đóng góp 
 năm sinh tác
 môn vào việc 
 Trường Giáo viên ĐHSP tạo ra 
 Trịnh Thị Ngọt 22/2/1972 Tiểu học giảng dạy Tiểu học. sáng100% kiến
 An Lộc A lớp 4
 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giúp học sinh học tốt 
phân môn Tập đọc ở lớp 4”.
 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra 
sáng kiến.
 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (phân môn Tập đọc lớp 4)
 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 07.9.2020
 5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 5.1. Tính mới của sáng kiến:
 Môn Tiếng Việt là môn học vô cùng quan trọng đối với học sinh Tiểu học. 
Ớ lớp 4, mục tiêu của môn học này là hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ 
năng sử dụng Tiếng Việt để học tập, giao tiếp trong các môi trường hoạt động... 
Những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) được rèn luyện thông 
qua các phân môn trong đó phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn các kỹ năng đọc, 
nghe và nói, trọng tâm là kỹ năng đọc ( đọc thành tiếng, đọc - hiểu, đọc thầm và 
đọc diễn cảm). Giáo viên cần có cách to chức hoạt động lớp học thế nào để mọi 
học sinh đều tham gia tốt bài học, hiểu nội dung bài.
 Dạy học không những rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em 
vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú. Từ đó các em sẽ học tốt các môn học khác. 
Học cách đọc các em cũng đồng thời học được cách nói cách viết một cách chính 
xác, ngôn ngữ trong sáng, có nghệ thuật, góp phần không không nhỏ vào việc rèn 
luyện suy nghĩ, diễn đạt, hình thành một nhân cách toàn diện cho lớp người chủ 
tương lai của xã hội. bài thơ, bài văn hay được trích hoặc soạn lại từ các tác phẩm văn học có giá trị ở 
thời đại thuộc kho tàng văn học trong nước, nước ngoài hợp với thị hiếu và nhận 
thức của trẻ em, đã gây được cảm xúc mạnh, để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm 
hồn các em.
 Những chú giải và hệ thống câu hỏi, bài tập của bài tập đọc đã trở thành 
những chỉ dẫn, gợi ý rất quan trọng để giáo viên và học sinh tìm hiểu nội dung 
bài.
 Bên cạnh những thuận lợi đã nêu, việc học môn Tiếng Việt vẫn còn có nhiều 
khó khăn tồn tại, đó là :
 - Địa bàn có nhiều dân cư nơi khác chuyển đến ở, do đó học sinh có nhiều 
giọng nói khác nhau, cách phát âm cũng khác nhau.
 Theo kết quả khảo sát đầu năm của lớp Bốn 4 như sau:
 Sĩ số Đọc trôi chảy, Đọc đúng tốc độ Đọc còn chậm, 
 phát âm chuẩn, yêu cầu, phát âm phát âm chưa 
 diễn cảm đúng chuẩn
 41 em 12 em 18 em 11 em
 Qua kết quả kiểm tra tôi tìm hiểu và nắm được những hạn chế của học sinh 
là:
 - Sự tự giác trong học tập chưa cao, độ tập trung chú ý còn ở giai đoạn thấp, 
trình độ đọc còn yếu.
 - Đọc chưa rành mạch, còn ấp úng, chưa thật thông hiểu văn bản, phần nhiều 
mới chỉ là sự phát âm đúng, các em có thói quen đọc ê a, kéo dài hoặc liến thoắng, 
vội vã, hấp tấp, đọc chưa đúng theo ngữ, câu, chưa biết đọc nhấn mạnh vào những 
từ cần nhấn, thể hiện giọng đọc phù hợp với văn bản chưa tốt.
 - Do ảnh hưởng phát âm ngôn ngữ nên đa phần các em phát âm chưa chuẩn 
phụ âm đầu l/n.
 Chính vì những nguyên nhân trên đòi hỏi người giáo viên cần phải tìm ra 
những biện pháp hữu hiệu nhất để khắc sâu kiến thức cho học sinh, nâng cao 
chất lượng dạy và học. Muốn học sinh học tốt phân môn Tập đọc ở lớp 4 thì giáo viên”. Xét tình hình thực tế hiện nay, học sinh có thể làm được điều mà ý 
kiến thứ hai đưa ra. Song việc đọc mẫu vẫn không thể thiếu được bởi không phải 
lúc nào học sinh cũng tìm ra được cách đọc đúng nhất cho đoạn, bài đó. Như vậy 
việc đọc mẫu trong giờ dạy tập đọc là không thể thiếu được. Việc đọc mẫu là rất 
quan trọng bởi nó có tác dụng làm cơ sở định hướng cho học sinh khi đọc. Ớ Tiểu 
học các em còn nhỏ nên việc đọc theo cô, thầy, tiếp cận với đọc mẫu cũng nhanh 
thường thì cô đọc thế nào, trò đọc như vậy. Vì vậy mỗi bài tập đọc trước khi dạy, 
giáo viên phải chuẩn bị trước để khi đọc mẫu thật trôi chảy, phát âm chuẩn xác và 
nắm vững các mức độ đọc diễn cảm để rèn cho học sinh đọc tốt. Và sau đây là 
một số việc mà giáo viên phải lưu ý trong giờ dạy tập đọc của lớp mình :
 - Giáo viên biết hạ giọng hay cất cao giọng theo từng loại câu.
 - Giáo viên biết nhấn mạnh các từ trong câu (từ, cụm từ cần nhấn mạnh)
 - Tuỳ theo nội dung từng đoạn văn, bài văn mà giáo viên có giọng đọc 
thích hợp.
 - Giáo viên chú ý phân biệt lời tác giả và lời nhân vật để có giọng đọc 
khác nhau.
 4. Hướng dẫn học sinh đọc cảm thụ bài dọc (tìm hiểu bài):
 Ngoài nhiệm vụ rèn đọc cho học sinh ra, phân môn tập đọc còn có 
nhiệm vụ tích lũy kiến thức nhiều mặt đa dạng phong phú cho các em. Mỗi bài 
tập đọc là bức tranh thu nhỏ về hiện thực cuộc sống người và thời đại hoặc là vẻ 
đẹp của thiên nhiên, đất nước con người,. . .theo các chủ đề, chủ điểm. Hơn thế 
nữa phân môn tập đọc còn cung cấp, mở rộng cho các em một vốn từ ngữ thuộc 
những chủ đề đó. Từ đó giúp học sinh có thêm vốn từ ngữ khi viết văn. Vấn đề ở 
đây là dạy học như thế nào để tránh biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn hoặc 
biến giờ tập đọc thành một tiết học nhàm chán khô khan không gây hứng thú cho 
học sinh.
 Sau khi học sinh luyện đọc, giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu bài qua 
hệ thống câu hỏi. Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi, gạch dưới những từ trọng tâm 
dùng để hỏi trả lời. Trong quá trình to chức, điều khiển hoạt động của lớp như vậy có những 
câu trả lời của học sinh không đúng với nội dung câu hỏi thì giáo viên phải dưa 
ra những câu hỏi phụ để học sinh trả lời được đúng nội dung câu hỏi đó. Đây là 
tình huống sư phạm đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt xử lý. Quan trọng là 
giáo viên chủ động lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp với bài học, với đối tượng 
học sinh không phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa và sách hướng dẫn.
 Có một số dạng câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh, khuyến khích 
các em nêu ra được nhiều ý kiến, giáo viên nên để các em nêu để phát triển thêm 
suy nghĩ của trẻ. Nếu các em đưa ra được nhiều ý kiến khác đúng chứng tỏ các 
em đã đọc kĩ, hiểu bài, tiết học thành công.
 Để nâng cao chất lượng giờ dạy tập đọc, cần tận dụng không gian lớp học, sử 
dụng các phương tiện dạy học như đồ dùng trực quan, các phiếu học tập, các băng 
hình, băng tiếng,. Vận dụng đồng bộ các hình thức tổ chức dạy học như dạy học 
cá nhân, theo nhóm, tổ chức trò chơi,....
 Trong một tiết tập đọc giáo viên có thể sử dụng hai hình thức đó là: đọc thầm 
và đọc thành tiếng:
 + Hình thức đọc thành tiếng, tôi áp dụng vào lúc luyện đọc đúng cho học 
sinh. Hình thức đọc thầm, tôi áp dụng vào lúc tìm hiểu bài. Giáo viên yêu cầu học 
sinh đọc thầm để tìm câu trả lời cho câu hỏi nào đó. Đây là hình thức lâu nay trong 
các nhà trường chưa coi trọng đúng mức.
 + Về mối quan hệ giữa đọc đúng (đọc thành tiếng) và đọc thầm thì đọc 
thành tiếng là cơ sở cho việc đọc thầm. Đọc thành tiếng là hình thức yêu cầu đọc 
thấp, đọc thầm là hình thức yêu cầu đọc cao hơn. Đọc thầm giúp học sinh dễ cảnh 
nhận nội dung bài học. Vậy trong các bước của giờ tập đọc ta không nên bỏ qua 
bước đọc thầm này. Trước khi yêu cầu học sinh đọc thầm tôi đưa ra câu hỏi và 
giao nhiệm vụ cho các em đọc thầm và tìm câu trả lời cho câu hỏi đó như: “Em 
hãy tóm tắt nội dung đoạn em vừa đọc ?”. Làm như vậy các em mới tập trung vào 
việc đọc thầm và tự giỏc đọc thầm không cần giáo viên nhắc nhở. việc giảng dạy cho các em. Phải kết hợp với gia đình trong nhắc nhở, kiểm tra, 
đôn đốc việc học tập của các em .
 8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:
 a. Kết quả đạt được:
 Trong học kì I của năm học này, với phương pháp dạy học như trên tôi đã 
thấy rõ sự tiến bộ của học sinh lớp tôi đạt được sau những tiết học, sau kỳ kiểm 
tra học kỳ I do nhà trường ra đề đã cho thấy công sức tôi bỏ ra có kết quả nhất 
định như sau:
 Sĩ số Đọc trôi chảy, Đọc đúng tốc độ Đọc còn chậm, 
 phát âm chuẩn, yêu cầu, phát âm phát âm chưa 
 diễn cảm đúng chuẩn
 41 em 16 em 20 em 5 em
 b. Bài học kinh nghiệm:
 Để có được kết quả cao trong học tập của học sinh thì sự giảng dạy nhiệt 
tình của giáo viên thôi chưa đủ. Mỗi một môn học, mỗi một bài học, mỗi một tiết 
học đều có một sắc thái, một đặc điểm riêng, đòi hỏi một phương pháp riêng phù 
hợp với nó. Vì vậy, ngoài những phương pháp chung đã được sách báo in thành 
chương, thành mục, mỗi giáo viên cần xây dựng cho mình một phương pháp dạy 
học riêng, với những kiến thức đã có và những kiến thức, những kinh nghiệm 
được đúc kết qua những năm tháng giảng dạy. Những kinh nghiệm đó không phải 
đã ghi sẵn trong tài liệu hướng dẫn giảng dạy nên không ai giống ai. Vì vậy, hợp 
tác và chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp cũng là một công việc không 
thể thiếu nhằm thúc đẩy và nâng cao kết quả học tập của học sinh.
 Giáo viên cũng cần quan tâm đến nhu cầu tiếp thụ của học sinh. Mỗi học 
sinh có một khả năng nhận thức khác nhau. Vì vậy, chúng ta phải dựa vào tình 
hình thực tế để điều chỉnh cách dạy sao cho phù hợp nhất. Chỉ có như vậy, công 
sức lao động của chúng ta bỏ ra mới không bị uổng phí. Kết quả thu được mới thể 
hiện đúng giá trị đích thực của nó. Bằng những kinh nghiệm của bản thân, bằng 
những nỗ lực và đam mê với nghề, chúng ta hãy tạo ra những con đường bằng 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_phan_mon_tap_doc.docx