Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phân hóa đối tượng trong môn Tiếng Việt Lớp 4 theo mô hình trường học mới

doc 16 trang lop4 06/02/2024 2380
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phân hóa đối tượng trong môn Tiếng Việt Lớp 4 theo mô hình trường học mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phân hóa đối tượng trong môn Tiếng Việt Lớp 4 theo mô hình trường học mới

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phân hóa đối tượng trong môn Tiếng Việt Lớp 4 theo mô hình trường học mới
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn sáng kiến:
 Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất 
ở bậc Tiểu học. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh kiến thức ban đầu về 
Tiếng Việt, giúp các em hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Học tập môn 
học này các em sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của 
mình một cách chính xác, được bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói 
quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách cho 
con người Việt Nam. 
 Làm thế nào để các em nắm vững kiến thức môn học một cách chắc chắn 
và có một vốn từ nhất định? Làm thế nào để quan tâm tốt việc hình thành kiến 
thức cho học sinh; đến quá trình học sinh sử dụng từ ngữ đã học trong nói, viết 
và cuộc sống hàng ngày. Đó chính là sự tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
 Một trong những phương pháp dạy học đem lại hiệu quả cao trong việc 
dạy học các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng là dạy phân hóa đối 
tượng - dạy học theo tiến độ học tập của học sinh.
 Thực tiễn cho thấy: Quá trình dạy học sẽ đạt hiệu quả mong muốn nếu 
biết sử dụng các hứng thú của học sinh vào mục đích dạy học và giáo dục. Phân 
hoá dạy học phù hợp với học sinh sẽ tạo ra động lực học tập cho các em, tạo 
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tối đa tư chất và năng lực của những học 
sinh có năng khiếu. Chỉ có phân hoá dạy học mới có khả năng loại trừ tình trạng 
quá tải đối với học sinh. Phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực 
thúc đẩy học sinh học tập. Chính vì vậy, việc dạy học theo nhóm đối tượng 
(phân hóa đối tượng học sinh) sẽ giúp cho tất cả học sinh đều tích cực học tập. 
Từ đó đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học, đồng thời phát triển năng 
lực học tập của từng học sinh. 
 Đặc thù của dạy học phân hóa là dạy sao cho vừa sức với đối tượng: Học 
sinh năng khiếu dạy sao cho các em hứng thú, đam mê với việc học; đối với học 
sinh chậm tiến thì tạo động lực để các em vươn lên; bù đắp được chỗ hổng về 
kiến thức để lĩnh hội được kiến thức cơ bản. Như vậy, dạy học phân hóa xuyên 
suốt và chi phối mọi phương pháp dạy học. Một khi giáo viên thực hiện phương 
pháp đọc sáng tạo ở trên lớp thì phải phân hóa cho được các đối tượng học sinh, 
để áp dụng từng biện pháp đọc - hiểu văn bản ở những mức độ khác nhau.
 Ngoài kế hoạch dạy học, thông thường phân hóa để có những kế hoạch 
dạy học phù hợp, đưa học sinh chậm tiến đạt chuẩn và giúp các đối tượng đã đạt 
chuẩn hoặc năng khiếu phát triển ở mức cao hơn.
 Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, thực tế hiện nay việc dạy các môn học nói 
chung và việc dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh còn có rất nhiều hạn 
chế và chưa đạt kết quả cao như mong muốn. Giáo viên chưa thực sự chủ động, 
 1 2. PHẦN NỘI DUNG
 2.1. THỰC TRẠNG
 2.1.1. Thuận lợi:
 Bản thân tôi đã nhận thức đầy đủ việc đổi mới dạy học và dạy học theo 
quan điểm “Dạy học phân hóa” - dạy theo tiến độ học tập của học sinh là tất yếu 
khách quan, là việc làm cấp thiết.
 Việc quản lý chương trình dạy học ở trường được thực hiện nghiêm túc, 
có các biện pháp kiểm tra thường xuyên. Hầu hết các giáo viên đều thực hiện 
đúng tiến độ, bám sát phân phối chương trình. 
 Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác dạy và học, giáo viên đầy đủ 
sách giáo khoa, sách hướng dẫn học và được học về sử dụng các phương tiện 
dạy học hiện đại. Đội ngũ có nhiều giáo viên yêu nghề, có năng lực sư phạm, có 
vốn từ phong phú.
 Ngay từ đầu năm học chuyên môn đã đề ra kế hoạch dạy học phù hợp với 
thực tế của nhà trường, tổ chức thực hiện kế hoạch tương đối hợp lý, khoa học. 
Chú ý coi trọng việc phân công giảng dạy cho giáo viên trên cơ sở năng lực, 
hoàn cảnh, nguyện vọng, phù hợp với nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Hàng 
năm đều tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên như: việc thực 
hiện chương trình, tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp, đổi mới phương pháp dạy 
học... Việc dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm sau tiết dạy, đánh giá kết quả bài 
dạy theo quan điểm phân hóa đã được tổ chức. 
 Tổ chuyên môn đã phát huy hết vai trò trong việc quản lý hoạt động giảng 
dạy của giáo viên. Dự giờ thống nhất nội dung bài giảng theo quan điểm phân 
hóa, xây dựng tiêu chí thi đua ngay từ đầu năm học. 
 Ban đại diện cha mẹ học sinh đã tích cực phối hợp với nhau tạo sự gắn kết 
trong công tác giáo dục. 
 2.1.2. Khó khăn:
 Về phía giáo viên: 
 Trong dạy học phân hóa còn lúng túng, chưa bao quát hết học sinh. Việc 
kiểm soát tiến độ học tập từng em, từng nhóm trong từng bài, từng hoạt động 
còn gặp khó khăn. Bản thân đôi lúc còn bối rối, chưa tự tin trong việc thiết kế 
các tiết dạy theo kiểu phân hóa cho từng đối tượng học sinh. Nếu quan tâm 
nhiều đến học sinh chậm tiến không có thời gian định hướng cho học sinh năng 
khiếu phát huy năng lực của bản thân vô tình tạo cho các em sự nhàm chán. 
 Giờ học Tiếng Việt còn diễn ra theo tiến độ chưa đảm bảo. Chưa chú 
trọng điều chỉnh một cách hợp lí nhất để phù hợp với đối tượng học sinh. Giáo 
viên chưa thực sự chú trọng phát triển các năng lực, đặc biệt là năng lực Tiếng 
Việt cho học sinh.
 3 Dạy học phân hóa là dựa vào đặc điểm riêng biệt trong học tập của học 
sinh về phong cách học tập, năng lực học tập, nhu cầu, hứng thú, động cơ học 
tập, định hướng giá trị, đặc điểm văn hóa cá nhân. Dựa vào đó để giáo viên lựa 
chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học thích 
hợp với từng nhóm đối tượng.
 Xác định điều này, cho nên tôi đầu tư cho biện pháp đầu tiên là phân loại 
đối tượng, năng lực học sinh.
 Trước hết, tôi đã rà soát các năng lực thông qua biên bản bàn giao lớp chủ 
nhiệm cùng với các bài kiểm tra của học sinh trong năm học trước để phân hóa 
đối tượng.
 Khi nhận lớp, tôi đã khảo sát chất lượng và kết quả đó là:
 Số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn 
 thành
 Lớp học sinh 
 đánh giá Số Tỉ lệ % Số Tỉ lệ % Số Tỉ lệ %
 lượng lượng lượng
 4B 25 5 20 15 60 5 20
 Song song với các việc làm trên, tôi đã thực hiện phân loại đặc điểm về 
phong cách học tập của học sinh. Bởi lẽ tôi thiết nghĩ, giảng dạy dựa trên phong 
cách học tập chính là nhận định đúng khí chất của học sinh (hăng hái, bình thản, 
nóng nãy, ưu tư), phân loại đặc điểm trí tuệ nổi bật của học sinh gồm ngôn ngữ, 
logic - toán học, không gian, hình thể - động năng, âm nhạc, giao tiếp, nội tâm 
và tự nhiên học.
 Dù biết chắc rằng xây dựng môi trường dạy học dựa vào phong cách học 
tập phát huy được thế mạnh của từng học sinh nhưng đây không phải là công 
việc dễ dàng. Do đó tôi đã dùng các phiếu hỏi, bảng kiểm và cả sự quan sát, 
đánh giá việc học tập cũng như vui chơi, sinh hoạt của các em để phân loại được 
học sinh.
Bên cạnh đó, tôi phân loại nhịp độ nhận thức trong học tập từng môn cụ thể của 
mỗi học sinh nhanh chậm khác nhau ở từng lĩnh vực trí tuệ.
 Khi được phân công giảng dạy, tôi có cơ hội gần các em, tôi đã phải ghi 
chú nhịp độ này ở từng học sinh, phân thành từng nhóm nhanh chậm khác nhau 
để có thực hiện quá trình dạy học cho vừa sức từng nhóm, tránh tình trạng 
những học sinh nhịp độ tiếp nhận nhanh phải chờ đợi, học sinh chậm cảm thấy 
giáo viên lướt nhanh vấn đề.
 5 Đọc to, rõ ràng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu: 
 “Tôi tưởng tượng / nếu mang nó vào / chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, 
/ (Học sinh chậm tiến)
 Nhấn giọng ở các từ miêu tả vẻ đẹp của đôi giày: đẹp làm sao, ôm sát 
chân... (Đối với học sinh năng khiếu) 
 Đọc toàn bài với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng
 Lắng nghe tích cực, sửa sai cho bạn.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu bài ( Theo tài liệu)
 Đánh giá:
 Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời. 
 Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn.
 Đối với học sinh chậm tiến: trả lời đúng nội dung câu hỏi 1,3; học sinh 
năng khiếu trả lời đúng nội dung câu hỏi 2,4 và câu hỏi bổ sung.
 Câu 1: Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả. 
 Câu 2: Chị thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu 
đến lớp.
 Câu 3: Đáp án d
 Câu 4: Đáp án a
Câu hỏi bổ sung đối với học sinh năng khiếu:
 Bài văn có nội dung gì?
Đánh giá: 
Nêu đúng nội dung bài văn: Chị phụ trách Đội có tấm lòng nhân hậu, hiểu trẻ 
em nên đã vận động được cậu bé lang thang đi học, làm cậu rất xúc động, vui 
sướng vì được tặng đôi giày mơ ước trong buổi đầu đến lớp.
 Hoạt động ứng dụng: 
Câu 1: Đọc cho người thân nghe bài văn “ Đôi giày ba ta màu xanh” (Học sinh 
chậm tiến)
Câu 2: Trao đổi với người thân về ước mơ của nhân vật trong một truyện mà em 
thích. (Học sinh năng khiếu)
Đánh giá:
 Câu 1: Đọc đúng bài văn
 Câu 2: Biết kể lại câu chuyện mình thích và nói về mơ ước của nhân vật 
vừa kể.
 Hợp tác tích cực với người thân. 
 Xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, dự kiến các hoạt động, các bài tập phù 
hợp với năng lực, điều kiện thực tế sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học. 
Việc làm này sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; hình 
thành và phát triển khả năng tự học cho học sinh; đảm bảo tính phù hợp với đối 
 7 bài văn ngắn về các chủ đề quen thuộc, điền được thông tin vào các mẫu văn bản 
đơn giản. 
 Không những thế, tôi luôn rèn cho các em về cách phát âm đúng các từ; 
hiểu những từ thông dụng và có số lượng từ vựng cần thiết cho giao tiếp hàng 
ngày; biết sử dụng các loại câu giao tiếp chủ yếu như câu trần thuật, câu hỏi, câu 
mệnh lệnh, câu khẳng định, câu phủ định, các câu đơn, câu phức trong trường 
hợp cần thiết.
 b) Phân hoá dạy học theo năng lực riêng.
 Việc tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực riêng là sự tập hợp học sinh 
có cùng năng lực về một số phân môn. 
 Nhóm cùng có năng lực về phân môn luyện từ và câu.
 Nhóm cùng có năng lực về phân môn tập làm văn.
 Nhóm cùng có năng lực về phân môn tập đọc, chính tả.
 Hiện nay chúng ta còn có khó khăn lớn là: thiếu công cụ, phương pháp 
khách quan để đánh giá chính xác năng lực của từng học sinh. Vì vậy, khi tiến 
hành phân hóa dạy học theo đối tượng cần thực hiện hết sức thận trọng và dân 
chủ.
 Trong quá trình dạy học theo năng lực riêng của từng học sinh, từng nhóm 
học sinh, bản thân tôi đã tập trung vào việc dạy học theo tiến độ. Việc dạy học 
theo tiến độ thường tập trung vào 4 bước:
 Bước 1: Học sinh làm bài theo năng lực của từng cá nhân. (Thể hiện theo 
4 mức độ).
 Bước 2: Sản phẩm bài làm của học sinh được lưu lại. 
 Bước 3: Học sinh rèn luyện việc nhận dạng, áp dụng các kiến thức. (100 
% học sinh phải hoàn thành).
 Bước 4: Tiếp tục làm các bài tập với mức độ khó dần lên phù hợp với khả 
năng.
 Tùy vào từng hoạt động, tôi có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho 
từng cá nhân, hoặc theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ học sinh.
 Ví dụ: Hoạt động 3 của Bài 34A: Tiếng cười là liều thuốc bổ (Tiết 2). 
Phân môn luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Lạc quan - Yêu đời. Lớp tôi có 7 
nhóm, trong mỗi nhóm tôi chia mỗi đối tượng làm hai câu. Học sinh chậm tiến 
(gồm học sinh chậm tiến và cần cố gắng) làm câu a,b. Học sinh năng khiếu 
(trong đó có học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt) làm câu c,d. 
 Hoặc: Bài 15C - Quan sát đồ vật (Tiết 1). Ở hoạt động cơ bản 1, để học 
sinh hiểu rõ cách quan sát đồ vật trước hết tôi phải chuẩn bị một số vật thật để 
học sinh quan sát rõ hơn, từ đó học sinh sẽ dễ dàng hơn khi làm bài miêu tả đồ 
vật. Tiếp theo, tôi sử dụng hệ thống câu hỏi ngoài câu hỏi ở tài liệu hướng dẫn 
học để giúp các em hình dung kĩ hơn việc miêu tả một đồ vật như: Khi quan sát 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_phan_hoa_doi_tuong_trong_mon_t.doc