Mô tả SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học kiểu bài “Nghe - Kể lại câu chuyện” phân môn kể chuyện Lớp 4

doc 6 trang lop4 12/11/2023 3671
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học kiểu bài “Nghe - Kể lại câu chuyện” phân môn kể chuyện Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học kiểu bài “Nghe - Kể lại câu chuyện” phân môn kể chuyện Lớp 4

Mô tả SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học kiểu bài “Nghe - Kể lại câu chuyện” phân môn kể chuyện Lớp 4
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 MÃ SỐ: ..
 1. Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả dạy học kiểu bài “Nghe - kể lại 
câu chuyện” phân môn kể chuyện lớp 4.
 2. Lĩnh vực áp dụng: Chuyên môn 
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết: 
 Kể chuyện là một phân môn có vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt. 
Tiết kể chuyện thường được các em học sinh chờ đợi và tiếp thu bằng một tâm 
trạng háo hức.Thông qua việc kể chuyện để bồi dưỡng tâm hồn đem lại niềm 
vui, tích lũy vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ em. Đồng thời, kể chuyện 
cũng góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng nói và kể trước đám đông một 
cách có nghệ thuật, đi vào lòng người, góp phần khêu gợi tư duy hình tượng của 
trẻ. Kể chuyện là đưa các em đi từ hiện tại để vào những vườn cổ tích, đến với 
những hình ảnh đẹp đẽ, tấm lòng dũng cảm cao thượng, đầy lòng vị tha của các 
nhân vật mà trong cuộc sống hằng ngày mà các em ít được gặp. 
 Việc dạy học kiểu bài “Nghe – kể lại câu chuyện” không chỉ là đơn thuần 
là giáo viên kể mà ở đây học sinh tham gia kể, tham gia vào các hoạt cảnh, tham 
gia vào các vai nhân vật. Bên cạnh đó các em còn thi kể, nhận xét cách kể, lối kể 
của bạn Chính vì thế, đây là kiểu bài khó dạy và nếu thành công phải có sự 
kết hợp giữa giáo viên và học sinh. Yêu cầu của giáo viên ở tiết dạy phải có sự 
đầu tư chuẩn bị thật tốt, phải có tâm huyết với nghề, nếu không thì dù cốt truyện 
có hay đi chăng nữa thì tiết dạy cũng trở thành khô khan, nhàm chán, không gây 
được hứng thú cho học sinh. Ngoài ra ở kiểu bài này giáo viên là người kể 
chuyện. Học sinh là người nghe và kể lại đồng thời kết hợp sự diễn đạt ngôn ngữ 
bằng cách phối hợp điệu bộ, nét mặt của người kể. Như vậy, biết “Nghe – kể lại 
câu chuyện” thành công cần phải có sự đầu tư của giáo viên về phương pháp, 
hình thức giảng dạy cũng như nghệ thuật dẫn dắt, cuốn hút học sinh để các em 
tiếp nhận câu chuyện một cách đầy hứng thú và yêu thích, từ đó giúp các em 
nắm chắc nội dung câu chuyện và kể lại đầy đủ, chi tiết hay và hấp dẫn hơn.
 * Ưu điểm của giải pháp cũ:
 - Dạy đúng kiểu bài, biết cách nhận xét đánh giá, có khuyến khích học 
sinh kể chuyện.
 - Vận dụng khá tốt các phương pháp, hình thức giảng dạy trong giờ kể 
chuyện.
 - Học sinh có kể chuyện nhóm sau đó đại diện nhóm kể lại chuyện và rút 
ra được bài học giáo dục. 3
 Các bước thực hiện như sau:
 3.2.2.1. Nghiên cứu câu chuyện, cách truyền thụ để học sinh nghe và 
nhớ lại chuyện
 Với dạng bài “Nghe - kể lại câu chuyện” đây là bước quan trọng của bài. 
Học sinh thông qua lời kể của giáo viên kết hợp tranh ảnh để ghi nhớ câu 
chuyện và hình thành kĩ năng kể chuyện. Nếu làm tốt yêu cầu này thì chúng ta 
đã giải quyết được yêu cầu của bài học cũng như vấn đề của đề bài này. Do đó, 
để gây được hứng thú cho học sinh khi nghe - kể lại câu chuyện cần có rất nhiều 
yếu tố tạo nên. Đầu tiên là giáo viên phải “thuộc chuyện”, phải nhập vai nhân 
vật, phải biết ngắt, nghỉ giọng, sử dụng ngữ điệu, cường độ giọng điệu, cử chỉ, 
tư thế nét mặtphải thể hiện rõ giọng các nhân vật trong chuyện thông qua lời 
thoại kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ thể hiện sự lôi cuốn để đưa các em 
nhập tâm vào nội dung câu chuyện.
 Ví dụ: Khi kể câu chuyện “ Sự tích hồ Ba Bể” giáo viên kể giọng kể thong 
thả, rõ ràng; nhanh hơn ở đoạn kể về tai họa trong đêm hội; chậm ở đoạn kết, 
nhấn giọng những từ gợi cảm, gợi tả hình dáng khổ sở của bà cụ, nổi kinh hoàng 
của mọi người khi đất rung chuyển
 - Khi kể kết hợp các mốc thời gian, tên nhân vật khó nhớ giáo viên cần 
ghi ra bảng lớp hoặc bảng phụ đã chuẩn bị
 Ví dụ: Khi kể chuyện: “Một nhà thơ chân chính”. Giáo viên kể xong lần 
1, cần hỏi học sinh về các nhân vật và ghi nhanh ở bảng các mốc thời gian xảy 
ra câu chuyện: Ngày xưa, ở vương quốc Đa-ghét-xtan; Nhân vật trong chuyện: 
vua; các quan đại thần; lính cận vệ; các nhà thơ; các nghệ nhân.
 -Trong quá trình kể giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi gây tò mò, gây 
sự chú ý để cuốn hút học sinh.
 Ví dụ: Trong câu chuyện: “Lời ước dưới trăng”. Giáo viên đưa ra câu hỏi 
cho học sinh dự đoán chị Ngàn ước điều gì? Vì sao chị ước như vậy? Sau này 
lớn lên em sẽ mơ ước gì? Học sinh tự suy nghĩ và dự đoán. 
 - Cần thể hiện rõ giọng của nhân vật theo diễn biến tâm lý
 Ví dụ: Khi kể chuyện: “Búp bê của ai?”
 + Lời búp bê lúc đầu: tủi thân; sau sung sướng
 + Lời lật đật: oán trách
 + Lời Nga: hỏi ầm lên, đỏng đảnh
 + Lời cô bé: dịu dàng
 - Giáo viên kể lần 1 không dùng tranh, nhưng ở lần 2 dùng tranh, nên kể 
chậm lại thể hiện nội dung chuyện của từng tranh.
 - Trong lần kể thứ 2 nếu thấy học sinh đã nhớ chuyện cũng có thể cho học 
sinh kể tiếp lời của giáo viên hoặc một đoạn mà các em đã nhớ sau đó nhận xét. 5
 - Khi kể giáo viên nên chăm chú tập trung nhìn vào các em, cũng như 
từng đối tượng học sinh để khuyến khích cũng như uốn nắn kịp thời.
 - Động viên các em tự tin mạnh dạn đặc biệt là đối với những em thiếu tự 
tin thể hiện nội dung câu chuyện như cô đã thể hiện, biết kết hợp các cử chỉ điệu 
bộ là hết sức cần thiết để tạo ra không khí hào hứng thi đua trong lớp học.
 3.2.2.5. Rèn luyện kĩ năng đóng vai.
 - Đóng vai là hoạt động được hình thành thông qua các trò chơi hoạt động 
dạy học của các môn khác như: Khoa học,Tập đọc, Đạo đức...tuy nhiên trong 
môn kể chuyện đóng vai là phần rất quan trọng, học sinh phải thuộc chuyện, lời 
thoại của nhân vật và hóa thân mình vào các nhân vật trong chuyện. Đây là hoạt 
động mà học sinh rất thích các em luôn được muốn đóng vai diễn lại, muốn thể 
hiện mình. Hoạt động đóng vai của bài này thường là trong nhóm, sau đó các em 
lên diễn lại trước lớp.
 - Để rèn kĩ năng này giáo viên lưu ý phải bố trí các nhóm của lớp một 
cách hợp lý, không để nhóm quá mạnh, nhóm quá yếu. Các thành viên phải hợp 
tác với nhau.
 - Quá trình phân vai trong nhóm giáo viên cần cho các em tự phân vai phù 
hợp với nhân vật, giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ gợi ý cho các em giúp các em 
cách lựa chọn vai cho từng nhóm, do các em tự chọn vai mà mình thích nên các 
em sẽ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia vai diễn.
 - Trong quá trình nhận xét giáo viên cần chú ý những điểm mạnh, điểm 
yếu của từng nhân vật trong nhóm để rút ra kinh nghiệm lần sau, cần chú ý động 
viên kịp thời để giúp các em thể hiện tốt vai diễn của mình.
 3.2.2.6. Nghe kể, nhận xét và đánh giá.
 - Thực chất hoạt động này trong phân môn kể chuyện là rèn kỹ năng nghe 
từ đó có ý kiến riêng của cá nhân mình.
 - Trước khi học sinh kể giáo viên cần đưa ra tiêu chí để cả lớp biết cách 
nhận xét từ đó giúp các em tập trung cao vào lời kể của bạn.
 - Đưa ra lời nhận xét của mình qua lời kể của bạn, đây là quá trình học 
sinh tham gia cùng giáo viên để đánh giá bạn. Qua đây giáo viên có thể nắm bắt 
được các hoạt động của học sinh cũng như mức độ nắm chắc bài của cả lớp.
 -Trong quá trình tổ chức đánh giá giáo viên cần có hệ thống câu hỏi trọng 
tâm. Để học sinh nhận xét lời bạn kể thông qua việc trả lời các câu hỏi đó.
 Ví dụ: Câu chuyện bạn kể đã đầy đủ ý chưa? Bạn kể có hấp dẫn không? 
Có thể hiện được giọng nhân vật chưa? Ý nghĩa câu chuyện thế nào?
 - Khuyết khích học sinh đưa ra những đánh giá đúng, sát với lời bạn kể, 
tránh để học sinh đánh giá tùy tiện không sáng tạo.
 3.2.2.7. Trao đổi cùng bạn sau khi kể.

File đính kèm:

  • docmo_ta_skkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_kieu_bai_nghe_ke_lai_ca.doc