Báo cáo SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 4

docx 20 trang lop4 12/11/2023 2791
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 4

Báo cáo SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 4
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Trong tất cả các môn học ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là môn học đặc biệt quan trọng, 
không thể thiếu đối với các em học sinh. Vì ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp 
đặc trưng của loài người. Ngôn ngữ là công cụ tổ chức quá trình tư duy phát triển và 
là phương tiện bộc lộ tư duy, biểu hiện tâm trạng, tình cảm.
Dạy môn Tiếng Việt đang là vấn đề được các nhà trường, nhà nghiên cứu và toàn xã 
hội quan tâm. Biết đọc là biết thêm một công cụ mới để học tập, để giao tiếp, để nắm 
bắt được mọi thông tin diễn ra hằng ngày của xã hội. Tập đọc là phương tiện để học 
sinh tiếp nhận tri thức của loài người. Nó góp phần quan trọng vào việc thực hiện 
mục tiêu chung của bậc Tiểu học về tất cả các mặt Đức - Trí - Lao - Thể - Mỹ. Nó 
có khả năng trực tiếp hay gián tiếp phát huy năng lực tư duy của học sinh. Dạy học 
không những rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh mà còn phát triển cho các em vốn 
từ ngữ Tiếng Việt phong phú. Từ đó, các em sẽ học tốt các môn học khác. Học đọc 
các em cũng đồng thời học được cách nói, cách viết một cách chính xác, ngôn ngữ 
trong sáng, có nghệ thuật; góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện suy nghĩ, diễn đạt, 
hình thành một nhân cách toàn diện cho lớp người chủ tương lai của xã hội.
Ở trường Tiểu học, tôi thấy việc đọc hiểu chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Đọc hiểu 
giúp các em nâng cao năng lực tư duy. Từ đó, các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới 
và vận dụng kiến thức đó theo năng lực của bản thân. Nhưng qua tìm hiểu, tôi nhận 
ra rằng: một số giáo viên còn chưa hiểu dược một cách sâu sắc yêu cầu đặc trưng 
của môn học, đặc biệt là việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. 
Trước thực tế giảng dạy, tôi đã phân tích và tự đặt ra cho mình câu hỏi: Phải làm gì? 
Làm như thế nào? Để khắc phục tình trạng đó và nâng cao hiệu quả vốn kĩ năng đọc 
hiểu cho học sinh, thực hiện mục tiêu của việc dạy Tập đọc nói chung và rèn luyện 
kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 tốt hơn, tôi đã tự đặt cho mình phải nhận thức 
đầy đủ tầm quan trọng, yêu cầu của bộ môn, đặc biệt về nội dung và phương pháp 
rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh hiệu quả hơn. Dựa vào các căn cứ khoa học trên 
đây, tôi đã nghiên cứu đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc hiểu 
cho học sinh lớp 4”.
2. Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh 
lớp 4. Đọc hiểu văn học là quá trình cảm nhận cái đẹp, cái tinh tế của tác phẩm văn 
học. Một số người trong số chúng ta còn dạy theo lối dập khuôn máy móc, chỉ chú 
trọng vào hoạt động của thầy, giảng giải quá nhiều. Vô hình chung chúng ta đã đọc 
hiểu hộ học sinh từ lúc nào không hay. Học sinh chỉ biết đọc hiểu theo lối chép lại 
cảm xúc của thầy cô mà không có sự rung động của chính mình. Các em có thể đọc 
rất hay, nói rất hay nhưng cái hay đó không phải từ trái tim cũng như tấm lòng của 
các em. Từ đó các em mất dần khả năng đọc hiểu văn học, mất đi sự tự chủ của chính 
mình. Như vậy các em sẽ viết văn ngày càng yếu đi, lười suy nghĩ, không có khả 
năng khẳng định mình. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, nhận 
thức của trẻ cũng như phát triển nhân cách sau này.
 Trên thực tế giảng dạy ở khối 4, tôi nhận thấy việc dạy Tập đọc:
- Giáo viên khá tôn trọng phương pháp học mới: “Thầy hướng dẫn, trò thi công” 
lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy phân 
môn tập đọc. Tuy nhiên giáo viên chỉ coi trọng một vấn đề đọc thành tiếng to, rõ 
hoặc có hướng dẫn đọc diễn cảm nhưng chỉ lướt qua , rèn đọc hiểu bài đọc cho học 
sinh còn ít.
- Do trình độ chưa đồng đều, hạn chế khả năng tiếp thu vận dụng phương pháp dạy 
học mới, nên một số giáo viên cũng dạy học phương pháp cũ, trong tiết dạy học sinh 
đọc ít, nhưng phần tìm hiểu nội dung bài chiếm thời gian nhiều hơn, cũng xem nhẹ 
phần luyện đọc nên đó biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn.
- Thực tế giáo viên hay gọi những học sinh khá, giỏi đọc nhiều còn những em học 
trung bình, yếu, rụt rè không được đọc nhiều.
- Học sinh đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ, đã để ý và đọc đúng các phụ âm 
khó. Nhưng đọc hiểu nắm nội dung bài còn rất ít do vậy chưa nêu được ý chính của 
bài mà phải nhờ sự gợi ý của giáo viên, đọc diễn cảm toàn bài văn chưa tốt. Khi đọc 
ở các dấu phẩy, dấu chấm còn ngừng nghỉ chưa hợp lí còn tùy tiện, chưa đọc đúng 
giọng câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
 Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời để đào tạo bồi dưỡng 
nhân tài cho đất nước, việc bồi dưỡng cho học sinh ngay từ khi còn học Tiểu học là 
rất cần thiết. Vì là một giáo viên trẻ nên tôi có nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, 
đúc rút kinh nghiệm để làm sao việc bồi dưỡng đem lại hiệu quả. Chính vì thế mà 
tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và mạnh dạn chọn viết sáng kiến kinh nghiệm này để giúp 
các em học sinh có kĩ năng đọc hiểu tốt khi học bộ môn Tiếng Việt ở lớp 4.
 Trong quá trình giảng dạy lớp 4, tôi nhận thấy rằng để hình thành năng lực 
đọc tốt, đọc hiểu văn bản cho học sinh, tiến tới giúp học sinh đọc diễn cảm chính là 
cái đích của dạy tập đọc mà giáo viên mong muốn, cần phải có những biện pháp để 
rèn đọc cho học sinh. Vì vậy tôi mạnh dạn xin được trình bày một số biện pháp mà 
tôi đã sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng 
đọc hiểu cho học sinh lớp 4. 
a. Biện pháp 1 - Rèn kĩ năng luyện đọc trong giờ Tập đọc cho học sinh
 *Luyện đọc lưu loát, luyện đọc đúng tốc độ
 Tôi hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu để học sinh 
đọc thầm theo. Ngoài ra, tôi còn dùng biện pháp đọc tiếp nối trên lớp, đọc nhẩm có 
sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Muốn học sinh đọc nhanh, 
đúng tốc độ cần có sự chuẩn bị bài ở nhà tốt, học sinh phải được đọc trước nhiều. 
Em nào đọc chậm tôi phải giúp các em luyện thêm sau giờ học.
 Khi học sinh đọc cá nhân toàn bài hoặc đọc một khổ thơ, một đoạn văn tôi đều 
nhắc cả lớp đọc thầm theo. Tôi còn gây hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi 
cuối giờ như: Thi đọc tiếp sức, đọc thơ truyền điện... Kết thúc trò chơi bao giờ tôi 
cũng cho học sinh chọn và tuyên dương nhóm đọc nhanh nhất, giỏi nhất và gợi ý rút 
kinh nghiệm cho lần chơi sau. 
 *Đọc thầm
 Đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả cao: nắm bắt đúng, đủ thông tin cơ 
bản, đọc hiểu tốt nghệ thuật trong thời gian ngắn. Đây là mục đích yêu cầu cơ bản 
của hoạt động đọc nói đúng. Đọc thầm để tìm hiểu bài theo yêu cầu đề ra . Giáo viên 
cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng trong việc đọc hiểu. Từng 
bước hình thành thói quen đọc thầm cho học sinh, tập trung chú ý khi đọc thầm để 
thu hút thông tin một cách đầy đủ và cảm nhận được văn bản.
 Đọc thầm (đọc lướt) để nắm nội dung, tóm tắt nội dung, ý chính, chọn ý cho 
phù hợp Giáo viên cần từng bước đề ra nhiệm vụ hay yêu cầu từ dễ đến khó cho 
học sinh làm quen dần với cách đọc thầm nhanh (để phát hiện những từ ngữ được 
lặp lại, gợi tả, nhân hoá,). Đọc thầm để tìn hiểu nội dung của từng đoạn, để biết 
cảm xúc của tác giả hay tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài văn, bài thơ, 
kịch bản, Đọc lướt toàn bài để tìm ra hành động hay tính cách của nhân vật
 Giáo viên cần luyện đọc cho học sinh đọc thầm nhanh có hiệu quả cao nhất để 
học sinh nắm được nội dung bài. Học sinh phát âm chưa đúng “lát chun, lát hoa” thành “nát chun, nát hoa” do cách 
phát âm đầu lưỡi chưa đúng. Khi đó tôi sẽ sửa cách phát âm để học sinh đọc đúng 
theo cá nhân theo nhóm.
 - Phát âm sai các âm chính.
Ví dụ 3: Bài : “Tre Việt Nam” (Tiếng việt 4 - tập 1).
 Từ “bạc màu” mà học sinh đọc là “bạc mầu”, đọc như vậy là sai. Khi đó, giáo 
viên cần sửa ngay cho học, để các em kịp thời sửa sai và đọc bài cho đúng. Từ đó 
các em tự tin hơn trong giờ học tập đọc.
*Luyện đọc tốt trong giờ Tập đọc sẽ góp phần giúp học sinh đọc hiểu được tác 
phẩm.
 b. Biện pháp 2 - Hướng dẫn tìm hiểu bài có hiệu quả.
 *Sự chuẩn bị của học sinh:
 Trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy và 
chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa, đề ra các 
yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 *Phân loại học sinh: 
 Sau khi nhận lớp, tôi đã ổn định chung tổ chức lớp. Qua tìm hiểu điều tra để nắm 
chắc đối tượng học sinh và lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng đọc và phân loại học sinh 
theo ba đối tượng:
- Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm.
- Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát.
- Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ, ấp úng, ngọng.
 Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ cho học sinh những em đọc yếu ngồi cạnh 
những em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến. Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu 
cầu cơ bản về việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ bài văn, bài 
thơ của từng chủ đề. Hướng dẫn mỗi em đóng một quyển sổ để ghi những câu, những 
đoạn, bài văn, bài thơ hay có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Ở Tiểu học, khi nói đến đọc diễn cảm, người ta thường nói về một số kỹ thuật như 
ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ và ngữ điệu. 
Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe, thiên về cảm xúc. 
Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm, góp 
phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Đó là sự ngắt giọng có ý đồ nghệ thuật. 
Tốc độ đọc ảnh hưởng đến sự diễn cảm, đặc biệt là chỗ có thay đổi tốc độ gây sự 
chú ý, có giá trị biểu cảm tốt khi đọc một bài tập đọc tạo ra một hiệu quả nghệ thuật 
cao.
Ở lớp 4, học sinh thực hành đọc diễn cảm nhiều hơn.Trước hết học sinh tìm giọng 
đọc, giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống, thể hiện tình cảm, thái độ của tác 
giả đối với nhận vật... và nội dung miêu tả trong văn bản. Hướng dẫn học sinh luyện 
tập để từng bước đạt yêu cầu theo các mức độ từ thấp đến cao như sau:
- Biết nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng (từ ngữ gợi tả , gợi cảm, từ làm nổi bật ý 
chính,...)
- Biết thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi về tốc độ, cao độ, trường độ, cường độ,...) phù 
hợp với từng loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm.
- Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật.
- Biết đọc phân biệt lời nhân vật phù hợp với lứa tuổi, tính cách (già, trẻ, người tốt, 
người xấu,...)
- Biết sử dụng ngữ điệu phù hợp với từ ngữ miêu tả trong văn bản hay thái độ cảm 
xúc cuả tác giả (vui, buồn, giận dữ,....)
 Tôi thường hướng dẫn học sinh luyện đọc qua các biện pháp: đọc mẫu- phát 
hiện cách đọc - thực hành luyện đọc- thi đua đọc diễn cảm (tránh phân tích quá sâu 
và chi tiết về cách đọc). 
Ví dụ: Bài “Khuất phục tên cướp biển” - TV4/2
...Chủ tàu trừng mắt /nhìn bác sĩ quát://
- Có câm mồm không ?// - Với bài Tập đọc miêu tả: Tôi hướng dẫn các em biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu 
cảm, gợi tả, từ chỉ đặt điểm, tính chất có tác dụng làm nổi bật ý nghĩa của đọan 
văn. 
- Với bài tập đọc là truyện kể: Tôi hướng dẫn các em đọc đúng lời của nhân vật 
và chuyển giọng linh họat cho phù hợp với từng nhân vật để làm rõ tính cách của 
nhân vật đó.
 Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Những hạt thóc giống” Tiếng Việt 4 tập 1.
 Lời người dẫn truyện: đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi; thấp hơn lời nói của 
Vua và Chôm.
 Lời của Chôm lúc tâu Vua: Ngây thơ, lo lắng:
 “ Tâu bệ hạ ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.”
 Lời nói của Vua lúc giải thích thóc đã luộc kỹ: ôn tồn:
 “ Trước khi phát thóc giống ta đã cho luộc kỹ. lẽ nào thóc ấy còn mọc 
được ? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta !”
 Lời nói của Vua lúc khen ngợi Chôm: dõng dạc:
 “ Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho 
chú bé trung thực và dũng cảm này.”
 Để rèn luyện khả năng đọc đúng các câu đối thọai, đúng giọng của các nhân 
vật, tôi tổ chức cho các em đọc phân vai theo nhóm, thi đua, bình chọn bạn, nhóm 
đọc hay nhất. Trên cơ sở đọc và sửa trong nhóm, đọc trước lớp, các em sẽ biết đọc 
đúng các câu đối thọai và biết thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật.
 Trong từng bài tập đọc, các em cũng cần có giọng đọc thích hợp. 
 Ví dụ 2: Đọc bài “ Trung thu độc lập” giọng tha thiết, thể hiện rõ giọng người 
anh nói chuyện thân mật với các em thiếu nhi yêu quí.
 Đoạn 1: Nhấn mạnh các từ tả vẻ trong sáng, đẹp đẽ của trung thu độc lập qua các 
từ: Bao la, vằng vặc. 
 Đoạn 2: Nhấn mạnh các từ ngữ nói lên lòng tin tưởng của anh chiến sĩ ở tương lai 
của đất nước như: Các em có quyền, các em sẽ thấy, cũng dưới ánh trăng này........ 

File đính kèm:

  • docxbao_cao_skkn_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_ren_ki_nang_doc_hie.docx