SKKN Ứng dụng một số trò chơi vào tiết ôn tập môn Âm nhạc Lớp 4

doc 15 trang lop4 09/11/2023 1720
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng một số trò chơi vào tiết ôn tập môn Âm nhạc Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng một số trò chơi vào tiết ôn tập môn Âm nhạc Lớp 4

SKKN Ứng dụng một số trò chơi vào tiết ôn tập môn Âm nhạc Lớp 4
 Đề tài: Ứng dụng một số trò chơi vào tiết ôn tập môn Âm nhạc lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, có tính truyền cảm trực tiếp, bao 
gồm: Âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ, có tác động 
mạnh mẽ đến cảm xúc, tình cảm của con người. Chính vì thế âm thanh được coi 
là một phương tiện để làm cho đời sống tinh thần phong phú, góp phần cải thiện 
và nâng cao chất lượng cuộc sống và âm nhạc góp phần không nhỏ trong việc 
giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, hình thành tình 
cảm thẩm mĩ trong các em.
 Âm nhạc là lĩnh vực nghệ thuật nó giúp con người cảm nhận cái hay cái 
đẹp qua âm thanh thông qua lời ca tiếng hát, tiếng đàn trên những bản nhạc. 
Chính nhờ cái hay, cái đẹp đó của âm thanh mà âm nhạc đem đến cho con người 
những xúc cảm thẩm mĩ hay nói cách khác là âm nhạc làm cho người ta thoải 
mái, sảng khoái về tinh thần, dễ dàng hòa nhập với mọi người, con người trở lên 
yêu đời hơn, sống tốt đẹp hơn. Ở học sinh nếu giúp các em cảm thụ âm nhạc tốt 
sẽ giúp các em phát triển cân bằng, toàn diện.
 Học âm nhạc ở trường tiểu học không nhằm mục đích đào tạo ra những 
con người làm nghề chuyên về âm nhạc hoặc trở thành những diễn viên, những 
ca sĩ, nhạc sĩ mà mục đích chính là thông qua môn học này nó tác động vào đời 
sống tinh thần của các em, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục về trí, đức, thể, mĩ 
và các kỹ năng trong cuộc sống. Muốn làm được điều đó các em phải được tiếp 
cận với âm nhạc một cách lành mạnh, trong sáng, bản thân các em phải cảm 
thấy yêu, thich, đam mê; làm việc theo sự đam mê. Môn học này sẽ trang bị cho 
các em những kiến thức kĩ năng giúp khơi dậy sự say mê sáng tạo trong âm 
nhạc, làm cho đời sống tinh thần của các em thêm phong phú, tạo điều kiện cho 
 Giáo viên: Hòa Thị Thúy - Trường TH Nguyễn Viết Xuân
 1 Đề tài: Ứng dụng một số trò chơi vào tiết ôn tập môn Âm nhạc lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân
 4. Giới hạn đề tài
 Học sinh khối 4 trường TH Nguyễn Viết Xuân năm học 2016-2017.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Nghiên cứu đọc tài liệu, giáo trình
 - Phương pháp đàm thoại.
 - Phướng pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
 - Phương pháp thử nghiệm.
 - Phương pháp điều tra.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận 
 Như chúng ta biết, âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật nên rất khác 
với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối nhưng đòi hỏi 
người học phải có sự đam mê, có một chút năng khiếu. Điều này không phải ai 
cũng có. Học âm nhạc mang đến cho con người những phút giây thư giãn, thông 
qua các câu hát, những lời ca, những cử chỉ, những điệu bộ, vận dụng các động 
tác phụ họa và đặc biệt là các trò chơi Âm nhạc giúp các em thêm yêu thích môn 
âm nhạc. Trang bị cho học sinh tri thức, kĩ năng vận dụng cần thiết cho các hoạt 
động khác nhau trong cuộc sống. rèn luyện nếp sống văn minh, lành mạnh, phát 
triển hứng thú, hình thành thói quen tự lập và tự tổ chức các trò chơi âm nhạc. 
Trong quá trình học tập lồng ghép trò chơi vào giờ ôn tập dù là những trò chơi 
nhỏ và đơn giản thôi sẽ tạo được không khí học tập vui tươi, sôi nổi và tạo cho 
các em sự hứng thú với tiết học hơn. Còn giúp các em biết vận dụng các trò chơi 
Âm nhạc dân gian vào hoạt động học tập và sinh hoạt ở trong và ngoài nhà 
trường. Từ đó để học sinh lĩnh hội, khám phá và chiếm lĩnh kiến thức thì người 
giáo viên phải thường xuyên có nhiều biện pháp kích thích học sinh hứng thú, tự 
giác, tích cực trong giờ học. Người giáo viên luôn tim tòi đổi mới phương pháp 
 Giáo viên: Hòa Thị Thúy - Trường TH Nguyễn Viết Xuân
 3 Đề tài: Ứng dụng một số trò chơi vào tiết ôn tập môn Âm nhạc lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân
thể. Hình thành và phát triển năng lực và cảm thụ Âm nhạc của học sinh tạo cho 
các em có trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện 
nhân cách. Khích lệ học sinh hăng hái tham gia các hoạt động âm nhạc làm cho 
đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh tạo điều kiện cho các em bộc lộ và 
phát triển năng khiếu. Mở rộng hiểu biết và giáo dục nét đẹp văn hóa dân gian , 
dân ca Việt Nam, về truyền thống âm nhạc Việt Nam và tinh hoa âm nhạc thế 
giới góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi lành mạnh và 
qua những mục tiêu cụ thể đó, nhằm đạt được mục tiêu của môn học.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 Học âm nhạc ở trường tiểu học không nhằm mục đích đào tạo ra những 
con người làm nghề chuyên về âm nhạc hoặc trở thành những diễn viên, những 
ca sĩ, nhạc sĩ mà mục đích chính là thông qua môn học này nó tác động vào đời 
sống tinh thần của các em, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục về trí, đức, thể, mĩ 
và các kỹ năng trong cuộc sống, mà học hát; Tập đọc nhạc nhằm giáo dục cho 
các em có tình cảm, đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng tới những điều thiện 
và cái đẹp trong cuộc sống cân bằng hài hòa. Giúp học sinh hát đúng, tập hát, 
biểu diễn cảm xúc và bước đầu tập luyện một số kĩ năng đọc nhạc, giúp các em 
có đam mê tự tin tham gia sinh hoạt âm nhạc trong đời sống xã hội; qua đó phát 
hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúp các em phát 
triển năng khiếu của mình. Vì vậy trong giờ học chỉ cần các em hứng thú say 
xưa học hát theo yêu cầu của thầy cô đó cúng là tiết học thành công; Do vậy 
trong đề tài này tôi không tham vọng nhiều mà chỉ mạnh dạn đưa một vài trò 
chơi nho nhỏ vào đầu tiết học, cuối tiết học hoặc cuối một hoạt động nào đó 
nhằm tạo ra không khí lớp học sôi nổi, khuyến khích tất cả các em đều được 
tham gia; bên cạnh đó tôi thường xuyên tìm những chi tiết nhỏ để khen, động 
viên khích lệ tinh thần của các em tạo sự tự tin trong giờ học Âm nhạc.
 Giáo viên: Hòa Thị Thúy - Trường TH Nguyễn Viết Xuân
 5 Đề tài: Ứng dụng một số trò chơi vào tiết ôn tập môn Âm nhạc lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân
 Cách thức thực hiện các trò chơi được thực hiện trong 2 dạng bài cụ 
thể 
 b1. Dạng Ôn tập bài hát
 Là hình thức ôn tập giúp học sinh hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, hát 
chính xác cao độ và thể hiện được cảm xúc, biết trình bày hoàn chỉnh bài hát. 
Bên cạch đó ôn bài hát không chỉ giúp học sinh hát đúng mà còn phải nhớ tên 
bài hát Nếu ôn lần lượt một cách máy móc thì đa số các em không chú ý vì 
cho rằng đã học qua rồi. Trước và sau khi ôn bài hát giáo viên có thể kết hợp 
cho học sinh một số trò chơi nhỏ có liên quan đến nội dung bài ôn giúp HS nhớ 
bài chính xác hơn. Qua quá trình dạy cũng như nghiên cứu tôi đã đưa một số trò 
chơi vào các tiết ôn tập với các trò chơi sau:
 1. Trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
 2. Trò chơi: Tôi làm ngôi sao
 3. Trò chơi: Nốt nhạc vui
 * Trò chơi 1: Nghe giai điệu đoán bài hát
 Hình thức: Được tổ chức chơi vào đầu giờ các tiết ôn tập với thời gian 
ngắn từ 3-5 phút không làm mất nhiều thơi gian của tiết học mà học sinh có thể 
ôn lại kiến thức đã học.
 Giáo viên đàn hoặc cho học sinh nghe giai điệu một đoạn nhạc và yêu cầu 
học sinh đoán tên bài hát; trò chơi này có thể áp dụng vào tất cả các tiết ôn tập 
các bài hát của khối lớp 4. (các bài như: Em yêu hòa bình, Bạn ơi lắng nghe.)
 Ví dụ: Tiết 14- Âm nhạc 4 ôn tập 3 bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh, Khăn 
quàng thắm mãi vai em, Cò lả. Nghe nhạc
 Cũng có thể áp dụng vào các tiết ôn tập của lớp 5 như:
 Giáo viên: Hòa Thị Thúy - Trường TH Nguyễn Viết Xuân
 7 Đề tài: Ứng dụng một số trò chơi vào tiết ôn tập môn Âm nhạc lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân
 Hình thức: Trò chơi có thể áp dụng vào tất cả các tiết ôn tập của lớp 4 và 
một số lớp khác, được tổ chức vào đầu tiết ôn tập để giúp học sinh nhớ lời cũng 
như giai điệu các bài đã học.
 Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu học sinh nghe Giáo viên đàn 5 nốt 
nhạc đầu tiên của bài hát bất kì sẽ ôn. học sinh sẽ đọc tên các nốt nhạc đó, có thể 
xướng âm đoạn nhạc đó cho đúng giai điệu,Phần thưởng dành cho người trả 
lời đúng Học sinh đoán đúng sẽ được tuyên dương, khen ngợi
 Cũng có thể tăng thêm độ khó hoặc giảm độ khó bằng cách đàn ít nốt 
nhạc hay đàn nhiều nốt nhạc hoặc cả một đoạn nhạc (tùy vào đối tượng học sinh 
mà giáo viên linh hoạt).
 b 2. Dạng 2 Ôn tập: tập đọc nhạc(TĐN)
 Trọng tâm phần ôn này là luyện kĩ năng xướng âm chính xác cao độ, 
trường độ, tiết tấu bài TĐN. Để giúp học sinh nhớ lại tên bài, nhịp, tiết tấu chủ 
đạo của bài trước khi ôn giáo viên cũng có thể kết hợp một số trò chơi nhỏ sau
 * Nhìn nhanh đoán tài: Có thể tiến hành bằng 2 cách
 - Giáo viên viết tiết tấu các bài TĐN sẽ ôn cho học sinh nhận biết hoặc 
cho học sinh xem phần nhạc của một câu trong bài TĐN, các em đoán xem bài 
TĐN nào. Cũng có thể kết hợp hình tiết tấu và giai điệu trong một trò chơi soạn 
trên PowerPoint hoặc bảng phụ, trình bày đẹp mắt sẽ thu hút học sinh hơn.
 Ví dụ: Tiết 22 Ôn TĐN số 6: Múa vui
 Trước khi ôn Giáo viên khởi động bằng một trò chơi nhỏ “Nhìn nhanh 
đoán tài” được soạn trên PowerPoint hoặc bảng phụ.
 Thực hiện:
 Giáo viên: Hòa Thị Thúy - Trường TH Nguyễn Viết Xuân
 9 Đề tài: Ứng dụng một số trò chơi vào tiết ôn tập môn Âm nhạc lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân
 4. Kết quả
 Chất lượng học sinh khối 4 trường TH Nguyễn Viết Xuân đến hết kỳ 1 
năm học 2016- 2017 như sau:
 Lớp 4A dạy theo phương pháp cũ Lớp 4B áp dụng theo đề tài này
 TSHS Loại T Loại H Loại TSHS Loại T Loại H Loại 
 CCG CCG
 SL % SL % SL % SL % SL % SL %
 22 5 22,7 15 68,2 2 9,1 27 7 25,9 20 74,1 0 0
 Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy sau khi áp dụng hình thức tổ chức các trò 
chơi âm nhạc vào các tiết ôn tập đã đem lại hiệu quả cao. Đối với học sinh lớp 
4B các em nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin tích cực tham gia các hoạt động văn 
nghệ thể dục, thể thao, năng động và có đôi chút sáng tạo trong quá trình biểu 
diễn các bài hát như: một số em đã sáng tác một số điệu múa phụ họa phù hợp 
với giai điệu lời ca, thậm chí các em còn diễn xuất theo nội dung của một số bài 
hát dân ca và sáng tác một số câu vè trong học tập.
 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 Qua quá trình giảng dạy, sau khi đã áp dụng phương pháp trên, tôi thấy 
các em đã hứng thú hơn trong các tiết ôn tập và hoạt động tích cực hơn. Các em 
chịu khó sưu tầm thêm những bài hát của các nhạc sĩ đã học, tích cực, chủ động 
tham gia chơi trò chơi; khi các em tham gia trò chơi làm cho không khí lớp học 
trở lên sôi nổi, ấm áp hắn lên. Tuy nhiên giáo viên cần chú ý tìm tòi và tổ chức 
 Giáo viên: Hòa Thị Thúy - Trường TH Nguyễn Viết Xuân
 11 Đề tài: Ứng dụng một số trò chơi vào tiết ôn tập môn Âm nhạc lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân
 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
....
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
......
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
 Giáo viên: Hòa Thị Thúy - Trường TH Nguyễn Viết Xuân
 13

File đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_mot_so_tro_choi_vao_tiet_on_tap_mon_am_nhac_lo.doc