SKKN Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc Lớp 4

doc 19 trang lop4 12/11/2023 2101
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc Lớp 4

SKKN Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc Lớp 4
 Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, là một nhu cầu trong đời 
sống tinh thần của học sinh, các em tham gia ca hát là tự hòa đồng để nhận thức thế 
giới khách quan, những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào 
cảm xúc của các em góp phần phát triển từ thể chất đến tinh thần để tạo nên một 
con người năng động, lạc quan yêu đời sáng tạo, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc 
tưởng tượng thêm phong phú nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức rất tốt. Nhằm góp 
phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, môn Âm nhạc được đưa vào giảng dạy 
chính thức ở trường Tiểu học. Bộ môn Âm nhạc bước đầu hình thành cho các em 
những kiến thức cơ bản về âm nhạc, giúp các em hình thành và phát triển năng lực 
cảm thụ âm nhạc, có một thế giới tinh thần thoải mái sau những giờ học căng 
thẳng. Trang bị cho học sinh một số phương pháp về kĩ năng ca hát, các bài Tập 
đọc nhạc, về lí thuyết âm nhạc ở mức độ đơn giản để một chừng mực nào đó các 
em có thể tham gia hoạt động âm nhạc của cộng đồng. Hình thành cho học sinh 
những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc, về ý nghĩa 
tác dụng của âm nhạc với đời sống, đồng thời mở mang vốn hiểu biết về truyền 
thống âm nhạc dân tộc Việt Nam, làm phong phú thế giới tinh thần nhằm phát triển 
hài hòa, toàn diện nhân cách học sinh, để góp phần hoàn thiện giáo dục thẩm mỹ 
trong cuộc sống, như Các- Mác đã nói" Con người phải biết xây dựng cuộc sống 
theo quy luật của cái đẹp". Đây chính là lí do tôi chọn đề tài “Một số phương 
pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4”.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 Học Âm nhạc các em rất thích bộ môn nghệ thuật này đặc biệt đối với học 
sinh của tôi gần 100% học sinh đồng bào dân tộc thiểu số các em rất thích ca hát và 
có năng khiếu, biết cảm thụ và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của âm thanh qua 
các bài hát, làm cho các em thêm yêu quý và trân trọng các sản phẩm văn hóa tinh 
thần của cha ông để lại như các bài dân ca Âm nhạc trong trường tiểu học với tư 
cách là một môn học có mục đích giáo dục văn hóa âm nhạc cho học sinh nhằm 
trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, bước đầu hình thành khả năng cảm 
thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy cho các em những khả năng 
sáng tạo trong hoạt động, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu 
nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc. Ở các môn học khác được xây dựng và lấy tác 
động hình thành nhân cách học sinh theo hướng chủ yếu: từ trí tuệ đến tình cảm, 
thì ngược lại môn học âm nhạc lại được xây dựng, lấy tác động hình thành nhân 
Trường TH Võ Thị Sáu - Giáo viên: H’ ĐôCa Byă1 Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 
và đạt kết quả tốt là điều rất quan trọng, không chỉ phụ thuộc vào chương trình 
giảng dạy mà còn phụ thuộc vào ý thức học tập và rèn luyện của các em cùng với 
sự quan tâm chăm sóc tạo điều kiện của nhà trường, gia đình và xã hội.
 Chính vì vậy việc giảng dạy Âm nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và học 
sinh lớp 4 nói riêng nhằm giáo dục thẩm mĩ Âm nhạc cho các em, cung cấp cho 
các em những hiểu biết sơ giản về nghệ thuật âm nhạc thông qua bài hát. Học hát 
là một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài, để học sinh biết cách hát tự nhiên, 
đúng giai điệu lời ca, biết cách lấy hơi, hát rõ lời và bước đầu hát diễn cảm, các em 
có khả năng trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tốp cathông qua những bài 
hát các em biễu diễn đó giáo dục tình cảm tốt đẹp nhằm nâng cao cảm thụ âm 
nhạc, tạo cho các em sự tự tin, yêu đời khả năng tham gia ca hát trong và ngoài 
trường học. Mặc dù môn học này không đạt mục tiêu giúp các em trở thành người 
biễu diễn hoặc sáng tác Âm nhạc chuyên nghiệp, mà mục tiêu trọng tâm nhằm 
cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và 
năng lực của các em, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, bồi dưỡng tình 
cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, góp phần làm thư giản đầu óc các 
em, cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học.
 Là một giáo viên trực tiếp bám sát, giảng dạy bộ môn, bản thân ít nhiều đã rút 
ra được những kinh nghiệm trong công tác. Đứng trước những hạn chế thực tế tôi 
đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em về phương pháp giúp học sinh học 
tốt môn Âm nhạc lớp 4, bởi vì ở lớp 4 ngoài phần học Hát các em còn học phần 
Tập đọc nhạc, cách ghi nhạc, kí hiệu âm nhạc, vị trí nốt nhạc, để tạo nền tảng cho 
các em học tốt ở chương trình Âm nhạc lớp 5 và các cấp học tiếp theo.
 2. Thực trạng của vấn đề
 a. Thuận lợi – khó khăn
 * Thuận lợi: Sau 10 năm triển khai Nghị quyết 40 của Quốc hội về đổi mới 
chương trình GDPT, toàn nghành đã tham gia vào công cuộc cải cách giáo dục 
toàn diện từ chương trình, nội dung, đánh giá và sử dụng thiết bị dạy học. Cùng với 
các môn học khác, môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học cũng đã thực hiện đổi mới một 
cách cơ bản và toàn diện, đáp ứng được mục tiêu của cấp học nói chung và mục 
tiêu của môn Âm nhạc nói riêng.
 Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi 
trong việc dạy học.
 Giáo viên luôn bám sát vào nội dung dạy học thực hiện theo công văn 
5842/BGDDT-VP ngày 1/9/2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học, 
Trường TH Võ Thị Sáu - Giáo viên: H’ ĐôCa Byă3 Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 
môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo 
bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức. 
 Xuất phát từ thực trạng trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc, vấn đề học và kết 
quả học tập của học sinh rất là quan trọng, để các em những phút giây thư giãn, và 
thoải mái, học mà chơi, chơi mà học giúp các em nhận thức những hình tượng cảm 
thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc. Làm thế nào giúp các em hát 
đúng giai điệu, đúng tính chất các bài hát, đúng cao độ, trường độ và đặc biệt là 
làm thế nào để các em mau thuộc lời, hát rõ lời ca và không gây nhàm chán. Tôi đã 
đổi mới phương pháp dạy học bằng cách xác định đúng tầm cữ giọng phù hợp lứa 
tuổi của các em, giúp các em phân biệt được âm thanh với lực độ khác nhau, tốc độ 
thể hiện khác nhau để phát triển năng lực nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc. Tạo cho 
các em có một tâm thế thoải mái tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, 
một trong nhiều yếu tố quan trọng là tôi truyền tải chính xác giai điệu các bài hát, 
chọn giọng phù hợp với học sinh, chọn phương pháp dạy học hợp lí, không thụ 
động khi học, mà các em phải biết cảm nhận được những tình cảm tươi vui, đằm 
thắm, nhí nhảnh hay trầm lắng trong giai điệu từng bài hát, từng hoạt động học. 
Điều đó chương trình giảng dạy mà còn phụ thuộc vào ý chí học tập và sự tiến bộ 
của các em cùng với sự quan tâm tạo điều kiện của gia đình, nhà trường, xã hội.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Giúp học sinh phát huy được tính tích cực và sáng tạo, có được những kĩ 
 năng ca hát cơ bản, hát chuẩn xác và diễn cảm, biết tiếp thu bài một cách chủ động 
 và tự tin khi trình bày các tác phẩm trước đám đông, biết thể hiện tình cảm, sắc 
 thái của bài hát, hiểu nội dung tác phẩm và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng 
 âm nhạc qua giai điệu và lời ca được thể hiện qua từng bài hát. Học sinh cảm nhận 
 được sự khác biệt giữa việc học môn Âm nhạc với các môn khoa học khác, tạo 
 cho các em thêm yêu thích môn học hơn, và tích cực tham gia các hoạt động 
 phong trào văn hóa văn nghệ của trường và nghành phát động.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp 
 Như chúng ta đã biết ở lớp 1, 2, 3, phân môn Âm nhạc có hai nội dung chính 
là Hát và phát triển khả năng âm nhạc. Nhưng đối với lớp 4 thì chuyển sang một 
giai đoạn mới tổng cộng gồm ba phần: Hát, Tập đọc nhạc và Phát triển khả năng 
âm nhạc. Vì vậy yêu cầu cần đạt của học sinh là biết hát theo giai điệu và lời ca kết 
hợp các hoạt động vỗ tay theo bài hát ( có thể theo nhịp, theo phách ...), biết các kí 
Trường TH Võ Thị Sáu - Giáo viên: H’ ĐôCa Byă5 Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 
 - Củng cố toàn bài, tập hát đúng, thuộc lời ca, nâng cao chất lượng tiếng hát 
và tập hát diễn cảm.
 - Hát kết hợp vận động phụ họa, vỗ đệm, tập biễu diễn bài hát.
 - Kiểm tra các nhóm, tổ và cá nhân.
 Trình tự nêu trên được thực hiện linh hoạt trong từng tiết dạy, trong sách giáo 
viên mỗi bài hát đều được bố trí dạy 2 tiết liên tiếp. Như vậy trong tiết thứ 2 tập 
trung vào việc ôn luyện, củng cố, sửa chữa chỗ hát sai và kết hợp thêm một số trò 
chơi sinh động, phong phú, và trong một buổi dạy hát, giáo viên cần thuộc bài hát 
và thể hiện tốt để khi hát mẫu cho học sinh nghe gây được sự hứng thú, các đồ 
dùng dạy học, tranh ảnh chuẩn bị đầy đủ sẽ làm cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn.
 Ví dụ. Khi dạy bài hát "Em yêu hòa bình" nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn 
sách Âm nhạc lớp 4, trang 5. Tôi sử dụng tranh ảnh minh họa cho bài hát để giới 
thiệu bài.
 Hình ảnh gốc cây đa
Trường TH Võ Thị Sáu - Giáo viên: H’ ĐôCa Byă7 Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4 
 Nhóm 1: Gồm những học sinh khó khăn ( khó khăn về đọc, khó khăn về 
hoàn cảnh gia đình)
 Nhóm 2: Gồm những học sinh đạt chuẩn
 Nhóm 3: Gồm những học sinh năng khiếu
 Căn cứ vào các đối tượng học sinh, trong các giờ học, tôi luôn luôn gần gũi, 
thân thiện, quan tâm tất cả học sinh nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý từng em, và 
giành thời gian giúp đỡ học sinh khó khăn. Các buổi ôn tập bài hát tôi yêu cầu các 
em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong cùng một giờ học.
 Đối với nhóm 1, trong mỗi tiết học tôi yêu cầu học sinh đọc luyện lời ca 
nhiều hơn các em ở nhóm 3, chỉ ở mức hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. Khi hát 
tôi chỉ yêu cầu các em hát 1 câu nhạc để tránh gây tình trạng nặng nề, áp lực với 
các em.
 Ví dụ. Khi dạy bài hát "Chúc mừng" trang 27, sách giáo khoa Âm nhạc lớp 
4. Khi hướng dẫn đọc lời ca tôi cho các em ở nhóm 3 đọc lời ca kết hợp lồng theo 
tiết tấu trước, sau đó gọi lại các em ở nhóm 1 đọc, để kịp thời uốn nắn và sử sai khi 
các em đọc mất dấu, rồi liên tiếp gọi các em tiếp theo đọc lời ca, vì khi các em đã 
đọc chuẩn và chính xác lời ca thì các em mới thật sự cảm nhận được ca từ, sắc thái 
của bài hát. Để tránh giáo viên làm việc nhiều, trước khi chuyển sang dạy hát tôi 
cho các em ở nhóm 1 đọc lại từng câu bài hát, Các em nhóm 2 nghe bạn mình đọc, 
còn các em nhóm 3 đọc lời ca kết hợp tiết tấu để khi tập hát cả lớp sẽ hát đúng nhịp 
độ, tiết tấu của bài hát, tiến trình dạy hát giữa trò và cô nhẹ nhàng hơn. Khi ôn 
luyện bài hát thì tôi theo dõi quan sát, nhắc nhở và giúp đỡ khi các em gặp khó 
khăn còn rụt rè tham gia ca hát.
 * Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
 Như chúng ta biết ở lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp Bốn 
nói riêng và nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số khả năng tư duy trừu tượng 
còn hạn chế. Đa số các em tiếp thu kiến thức phải dựa trên những mô hình vật thật, 
tranh ảnh, do vậy việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học giúp tôi chuyển tải 
thông tin và truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách, rèn luyện kỹ năng thực hành 
cho học sinh. Nó có tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh từ trực quan sinh 
động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú cho học sinh học tập. Trong tiết 
học mà không sử dụng đồ dùng dạy học thì tiết học đó diễn ra rất đơn điệu, các em 
không hứng thú, không tập trung, kết quả học tập không cao. Vì thế đồ dùng dạy 
học đóng vai trò rất lớn quyết định hiệu quả trong mỗi giờ học, môn học nhất là đối 
với các em học sinh khó khăn.
 Ví dụ. Khi dạy bài hát " Con cò" trang 21 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4. 
Tôi sử dụng tranh có hình ảnh con cò để các em liên tưởng đến bài học, đối với 
phần Nghe nhạc, ví dụ bài nghe nhạc Trống cơm tôi chuẩn bị hình ảnh Trống cơm, 
video nghệ sĩ biễu diễn nhạc cụ Trống cơm để các em cảm nhận được âm sắc của 
tiếng Trống cơm, biết rõ hơn về hình dạng, cấu tạo của Trống. Khi dạy bài tập đọc 
nhạc, ví dụ "bài tập đọc số 2" trang 17 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4 tôi luôn 
chuẩn bị tranh bài tập đọc nhạc, tranh về cao độ, tiết tấu của bài tập đọc nhạc.
Trường TH Võ Thị Sáu - Giáo viên: H’ ĐôCa Byă9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_am_nhac_lo.doc