SKKN Một số GP giúp HS vận dụng hiệu quả bộ gõ cơ thể trong tiết học Âm nhạc Khối TH giúp HS hứng thú, sáng tạo hơn trong biểu diễn âm nhạc
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số GP giúp HS vận dụng hiệu quả bộ gõ cơ thể trong tiết học Âm nhạc Khối TH giúp HS hứng thú, sáng tạo hơn trong biểu diễn âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số GP giúp HS vận dụng hiệu quả bộ gõ cơ thể trong tiết học Âm nhạc Khối TH giúp HS hứng thú, sáng tạo hơn trong biểu diễn âm nhạc
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐẠI LỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI CƯỜNG BÀI THUYẾT TRÌNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Tên đề tài: “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH VẬN DỤNG HIỆU QUẢ BỘ GÕ CƠ THỂ TRONG TIẾT HỌC ÂM NHẠC GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ,SÁNG TẠO HƠN TRONG BIỂU DIỄN ÂM NHẠC” Giáo viên trình bày: Trần Thị Vi Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đại Cường Tháng 12/2022 3 hiệu quả cao khi vận dụng phương pháp bộ gõ cơ thể trong dạy học âm nhạc giúp các em học sinh hứng thú, sáng tạo hơn trong học tập. Để dạy học âm nhạc đạt được mục tiêu, mang lại hiệu quả cao và khắc phục những khó khăn trên trong năm học 2021 – 2022 và từ đầu năm học 2022 – 2023 cho đến nay tôi áp dụng “ Một số giải pháp giúp học sinh vận dụng hiệu quả bộ gõ cơ thể trong tiết học âm nhạc giúp học sinh hứng thú, sáng tạo hơn trong biểu diễn âm nhạc”. Tại hội thi này tôi xin trình bày các giải pháp như sau: II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Các giải pháp đã thực hiện : 1.1. Giúp các em hiểu khái niệm và nắm được các động tác cơ bản của bộ gõ cơ thể. a. Khái niệm: Bộ gõ cơ thể mang ý nghĩa âm thanh được tạo ra từ cơ thể. Cơ thể chính là nhạc cụ ban đầu trong hoạt động dạy học âm nhạc, giúp học sinh trải nghiệm âm nhạc thông qua vận động để tạo ra âm thanh và nhịp điệu. b. Các động tác của bộ gõ cơ thể. Bộ gõ cơ thể dựa trên âm thanh được tạo ra từ 5 động tác cơ bản trên cơ thể theo thứ tự như sau: – Búng ngón tay: (bao gồm tay trái, tay phải hoặc cả hai), âm thanh phát ra bởi tác động của các ngón tay khi chụm vào nhau, búng và tạo ra âm thanh. – Vỗ ngực: Âm thanh phát ra bởi tác động của lòng bàn tay vào vùng ngực trái và phải hoặc cả hai, tạo ra âm thanh. – Vỗ tay: Âm thanh phát ra bởi sự tác động của hai tay chạm vào lòng bàn tay để tạo ra âm thanh. – Vỗ đùi (bao gồm chân trái, chân phải hoặc cả hai), âm thanh phát ra bởi sự tác động một lực từ tay vào vùng đùi ở chân và tạo ra âm thanh. – Dậm chân (bao gồm chân trái, chân phải hoặc cả hai), âm thanh phát ra bởi sự tác động một lực từ chân vào nguồn phát ra âm thanh (mặt sàn gỗ, mặt sàn gạch), tạo ra những sự cộng hưởng âm thanh khác nhau. c. Kí hiệu bộ gõ cơ thể trên khuông nhạc. Hệ thống kí hiệu các động tác gõ đệm cơ thể cơ bản . 5 Mẫu 6: 1.3. Thiết kế các động tác của bộ gõ cơ thể theo nhịp 2/4, 3/4 . a. Đối với nhịp 2/4: là nhịp có 2 phách trong mỗi ô nhịp, có 1 phách mạnh và 1 phách nhẹ vì vậy tôi thiết kế gõ đệm cơ thể bằng các cách sau: - Cách 1: 1: vỗ tay, 2: vỗ đùi. - Cách 2: 1: vỗ tay, 2: búng tay. Ví dụ: áp dụng cách 2 vào bài hát Chú Voi con ở Bản Đôn. Chú voi con ở Bản Đôn, chưa có ngà nên còn trẻ con. - Cách 3: 1: vỗ ngực, 2: búng tay - Cách 4: kết hợp 2 động tác của cách 1 và cách 2 với nhau: 1: vỗ tay, 2: vỗ đùi, 1: vỗ tay, 2 búng tay. - Cách 5: kết hợp 4 động tác trong 2 ô nhịp liên tiếp như sau: 1: vỗ tay, 2 vỗ đùi xen kẽ 2 tay , 3: dậm chân, 4: búng tay. Ví dụ: áp dụng cách 5 vào bài hát Em yêu hòa bình Em yêu hoà bình yêu đất nước Việt Nam, yêu từng gốc đa bờ tre đường làng b. Đối với nhịp 3/4: là nhịp có 3 nốt đen trong mỗi ô nhịp , có 1 phách mạnh và 2 phách nhẹ vì vậy tôi thiết kế gõ đệm cơ thể bằng 3 cách như sau: - Cách 1: 1: vỗ tay, 2,3 vỗ đùi. - Cách 2: 1: vỗ tay, 2,3: búng tay. - Cách 3: 1: vỗ tay, 2,3: vỗ ngực. Ví dụ: áp dụng cách 3 vào bài hát Dàn nhạc trong vườn. Kìa con chim gáy cúc cu đố la. 2. Kết quả đạt được: Sau thời gian áp dụng thực hiện các giải pháp trên tại trường TH Đại Cường tôi nhận thấy các em học sinh rất hăng say, hứng thú học tập, đặc biệt rất háo hức, hứng khởi trong tiết học, tạo môi trường học tập âm nhạc sôi động và đa dạng trong chương trình giáo dục nhà trường. 7 nhạc còn giúp học sinh phát triển trí não, hệ thần kinh và khả năng tư duy đặc biệt là giúp các em hình thành và phát triển năng lực cảm thụ và vận động âm nhạc. Để phát huy hơn nữa ứng dụng của bộ gõ cơ thể trong bộ môn âm nhạc thì tôi luôn sử dụng linh hoạt bộ gõ cơ thể trong quá trình dạy học như ở phần khởi động, ở nội dung hát kết hợp gõ đệm, vận động theo bài hát và bài tập đọc nhạc. Tôi cho các em tự lựa chọn các cách gõ đệm đã được học mà các em yêu thích sao cho phù hợp với giai điệu tiết tấu của bài hát, bài tập đọc nhạc nhằm phát huy tính tự chủ, sáng tạo và thể hiện khả năng cảm thụ âm nhạc của các em qua bài học. Trên đây là: “ Một số giải pháp giúp học sinh vận dụng hiệu quả bộ gõ cơ thể trong tiết học âm nhạc giúp học sinh hứng thú, sáng tạo hơn trong biểu diễn âm nhạc”. mà tôi đã thực hiện có hiệu quả tại các lớp tôi đã giảng dạy đã được các đồng nghiệp và ban giám hiệu đánh giá cao. Trong năm học này tôi tiếp tục vận dụng bước đầu rất khả quan. Bản thân tự nghiên cứu và thực hiện biện pháp nên suy nghĩ, lập luận còn mang tính chủ quan cá nhân nên sẽ còn những sai sót vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của Ban giám khảo để biện pháp được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. NGƯỜI BÁO CÁO Trần Thị Vi
File đính kèm:
- skkn_mot_so_gp_giup_hs_van_dung_hieu_qua_bo_go_co_the_trong.docx