SKKN Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa tại chỗ cho học sinh Lớp 4

docx 17 trang lop4 12/11/2023 2280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa tại chỗ cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa tại chỗ cho học sinh Lớp 4

SKKN Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa tại chỗ cho học sinh Lớp 4
 MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ......................................................................................3
I. Cơ sở lý luận...................................................................................................3
1. Mục tiêu của môn GDTC trong trường Tiểu học.......................................3
2. Mục đích của đề tài .......................................................................................4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:...................................................................4
II. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................4
1. Thuận lợi: .......................................................................................................4
2. Khó khăn:.......................................................................................................5
3. Đặc điểm vềmặt cơ thể:.................................................................................5
4. Đặc điểm tâmlý:.............................................................................................6
III. Các biện pháp tiến hành ............................................................................8
1. Phương pháp nghiêncứu:..............................................................................8
2. Các bài tập bổ chợ.........................................................................................8
3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập bổ trợ. ......................................10
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ..............................................................................14
1. Kết luận ........................................................................................................14
2. Kiến nghị......................................................................................................14 sảng khoái, lạc quan hài hòa toàn diện đáp ứng sự phát triển của xã hội hiện nay 
thì công tác giáo dục học đường có ý nghĩa hết sức quan trọng.
 Việc nghiên cứu chăm lo sức khỏe ban đầu cho thế hệ trẻ là hết sức quan 
trọng và cần thiết, đồng thời phát triển các tố chất thể lực nâng cao thành tích trong 
tập luyện cho học sinh là động lực thúc đẩy tính tích cực, sự nỗ lực tập luyện của 
người học cũng từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất. Nhìn 
vào chương trình luyện tập bật xa tại chỗ của học sinh lớp 4, sự đam mê luyện tập 
của học sinh đã kích thích tôi tìm tòi những biện pháp luyện tập nhằm phát triển 
sức nhanh tăng thêm sức mạnh của chân, sự phối hợp khéo léo giữa tạo đà, trên 
không, và tiếp đất của môn bật xa.
 Để tìm hiểu nghiên cứu một số bài tập nhằm nâng cao thành tích bật xa của 
học sinh, tôi muốn góp một phần nhỏ công sức của mình trong việc tạo ra những 
cơ sở khoa học cho công tác giáo dục thể chất trong trường học. Và để nâng cao 
thành tích bật xa của học sinh lớp 4. Từ những mong muốn trên tôi chọn đề tài: 
"Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa tại chỗ cho 
học sinh lớp 4 trường Tiểu học Ngọc Lâm". giác, tích cực trong giờ học cũng như các buổi sinh hoạt CLB nhằm giúp học sinh 
lĩnh hội tối đa kiến thức chung của bộ môn thể dục.
 Tóm lại: Người giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học để giúp học sinh 
học tập, tích cực hoạt động, tự giác tri thức, phát huy tư duy sáng tạo và các tố chất 
cho học sinh, phát huy tối đa những năng khiếu thể thao.
 2. Mục đích của đề tài.
 Lựa chọn các bài tập phù hợp với đặc điểm học sinh giúp nâng cao thành tích 
môn bật xa.
 Nhằm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về Thể thao 
 giúp các em tự nhận ra giá trị của bản thân, tự trau dồi để phát triển một cách toàn 
 diện.
 Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học, từ đó nâng cao được 
 chất lượng tiết học.
 Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khỏe đảm bảo cho việc học tập. 
Trong các tiết học giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp giảng dậy 
phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn, để luôn luôn tạo được không 
khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, lôi cuốn học sinh, tránh giờ học căng thẳng, khô 
cứng.
 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
 Học sinh lớp 4 trường tiểu học Ngọc Lâm
 * Khách thể nghiên cứu: 15 học sinh lớp 4A3 và 20 học sinh lớp 4A4 được 
chia làm 2 nhóm:
 - Nhóm đối chứng: 15 học sinh lớp 4A3 học theo chương trình chính khóa 
tại trường.
 - Nhóm thực nghiệm: 15 học sinh lớp 4A4 được tập luyện theo chương trình 
thực nghiệm.
 II. Cơ sở thực tiễn.
 1. Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường trong dạy và học cũng như 
các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường.
 - Cơ sở vật chất được nhà trường chú trọng đầu tư, trang thiết bị tranh ảnh 
dụng cụ...tương đối đầy đủ
 - Bản thân là một giáo viên trẻ, được đào tạo chuyên sâu về môn Giáo dục 
thể chất, được tham gia các buổi tập huấn, có điều kiện để học hỏi, tìm tòi và tiếpthu 
các phương pháp hay từ đồng nghiệp.
 - Cha mẹ học sinh đã quan tâm hơn đến việc phát triển toàn diện của con em tượng. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các 
cuộc thi trí tuệ. Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các em 
với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em.
 Chiều cao mỗi năm tăng thêm 4 cm; trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng 2kg. 
Nếu trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có chiều cao khoảng 106 cm (nam) 104 cm (nữ) 
cân nặng đạt 15,7 kg (nam) và 15,1 kg (nữ). Tuy nhiên, con số này chỉ là trung 
bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4-5 cm, cân nặng có thể xê dịch từ 
1-2 kg. Tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 - 90 lần/ phút, mạch máu tương đối mở 
rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh.
 - Hệ hô hấp: Phổi phát triển nhanh nhưng không đồng nhất, khoang ngực nhỏ 
nên các em thường thở nhanh và không ổn định, khi hoạt động chóng mệt mỏi, do 
vậy trong tập luyện cần hướng dẫn các em thở sâu và chú ý thở bằng ngực.
 - Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều 
phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện.
 - Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết 
và mang tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động 
trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan 
sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính 
mục đích, có phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch 
học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,..)
 Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, sử 
dụng nhiều đồ dùng trực quan sinh động mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ 
so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính 
xác, từ đó sẽ thu hút sự chú ý, kích thích hứng thú tập luyện của học sinh.
 Căn cứ vào các đặc điểm trên, giáo viên giảng dạy môn thể dục cần vận dụng 
triệt để vào quá trình dạy học, để mang lại hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục 
thể chất cho học sinh khối tiểu học.
 4. Đặc điểm tâm lý:
 Ở lứa tuổi này tâm lý các em đang ở giai đoạn chuyển giao giữa lứa tuổi nhi 
đồng và thiếu niên, các tính cách trẻ con còn rất nhiều nhưng đan xen với tính cách 
“người lớn” đang hình thành. Do đó các em vừa hiếu động nhưng cũng rất dễ chán 
nản. Vì vậy các bài tập hợp lý sẽ giúp các em thích thú, hăng say trong tập luyện 
đồng thời góp phần ổn định tâm lý cho các em.
 Mặt khác lứa tuổi này quá trình lan toả hưng phấn mạnh hơn ức chế. Hoạt 
động của hệ thần kinh rất linh hoạt, học sinh dễ tiếp thu kiến thức, động tác, bài tập 
mới, dễ hình thành các phản xạ có điều kiện. Điều đó rất thuận lợi cho học tập và sinh. Không áp đặt, đòi hỏi quá cao đối với học sinh, lấy động viên, khích lệ là 
chính. Cố gắng tìm những ưu điểm dù là nhỏ nhất ở từng học sinh để động viên, 
khen thưởng kịp thời.
 - Sử dụng tranh ảnh kết hợp với giáo viên làm mẫu thị phạm kỹ thuật động 
tác.
 Trong mỗi tiết học giáo viên cần sử dụng nhiều đồ dùng trực quan đẹp và sinh 
động, để học sinh quan sát và có hướng phấn đấu cố gắng làm được như vậy.
 - Sử dụng trò chơi trong tập luyện
 Giúp học sinh tăng sự chú ý, tránh sự nhàm chán trong tập luyện.
 - Thường xuyên trao đổi học hỏi đồng nghiệp để tìm ra phương pháp dạy học 
thích hợp.
 - Luôn tôn trọng gần gũi học sinh, khéo léo động viên kịp thời khi các em 
hoàn thành công việc được giao, đặc biệt là học sinh yếu, từ đó giúp các em xua đi 
cảm giác tự ti, tự tin vào bản thân, hòa đồng với các bạn.
 - Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, cũng như tầm quan trọng của việc tập 
luyện TDTT với việc nâng cao sức khỏe, từ đó làm cho các em tự nguyện tập luyện 
một cách co hiệu quả.
 Phương pháp kiểm tra sư phạm.
 Phương pháp thống kê toán.
 2. Các bài tập bổ chợ.
 - Môn bật xa tại chỗ gồm có 4 giai đoạn cơ bản đó là: giai đoạn chuẩn bị, lấy 
đà, bật nhảy và tiếp đất.
 - Sự phối hợp hoạt động trong các môn bật xa rất đa dạng, phức tạp, tính chất 
hoạt động của môn bật xa là dùng sức mạnh bột phát trong khoảng thời gian ngắn. 
Hơn nữa, cơ sở để nâng cao thành tích và hoàn thiện kĩ thuật, thể lực của người tập 
bật phải dựa trên cơ sở tập luyện chạy và các môn thể thao khác. Thông qua tập 
luyện bật xa tính linh hoạt của các quá trình thần kinh tăng lên rõ rệt, các cơ chủ 
yếu tham gia hoạt động có biểu hiện sức mạnh và tốc độ co duỗi lớn.
 - Để học sinh có thành tích tốt trong học tập thì người giáo viên giảng dạy 
trong một tiết học, một nội dung môn học phải thể hiện được ba mục đích cho người chọn trên.
 - Nhóm đối chứng: Gồm 15 em học sinh lớp 4A3 học tập bình thường theo 
chương trình thể dục hiện hành.
 1. Trước thực nghiệm
 * So sánh thành tích bật xa tại chỗ của nhóm đối chứng và nhóm thực 
nghiệm trước thực nghiệm thu được kết quả ở bảng 1 như sau:
 BẢNG 1:
 THÀNH TÍCH BẬT XA CỦA HS LỚP 4A3 TRƯỚC THỰC NGHIỆM
 TT HỌ VÀ TÊN LẦN 1 LẦN 2 LẦN 3
 1 Nguyễn Trúc Linh 1m52 1m64 1m62
 2 Cao Hà Phương 1m50 1m40 1m48
 3 Trần Thùy Dương 1m60 1m66 1m58
 4 ĐàoMai Hương 1m60 1m65 1m67
 5 Nguyễn Khánh An 1m58 1m67 1m63
 6 Nguyễn Việt Dũng 1m70 1m74 1m77
 7 Hồ Văn Chiến 1m75 1m68 1m73
 8 Đỗ Quảng Đại 1m76 1m78 1m80
 9 Bùi Nguyễn My 1m69 1m75 1m79
 10 Đỗ Đình Đức 1m77 1m75 1m79
 11 Trần Văn Gíap 1m76 1m78 1m80
 12 Đinh Bảo Hoàng 1m69 1m72 1m70
 13 Nguyễn Quang Huy 1m72 1m76 1m75
 14 Nguyễn Văn Giang 1m60 1m65 1m68
 15 Phan Văn Trung 1m66 1m62 1m69 BẢNG 3:
 THÀNH TÍCH BẬT XA CỦA HS LỚP 4A3 SAU THỰC NGHIỆM
STT HỌ VÀ TÊN LẦN 1 LẦN 2 LẦN 3
 1 Nguyễn Trúc Linh 1m56 1m64 1m68
 2 Cao Hà Phương 1m55 1m47 1m52
 3 Trần Thùy Dương 1m60 1m68 1m60
 4 ĐàoMai Hương 1m69 1m68 1m72
 5 Nguyễn Khánh An 1m68 1m71 1m73
 6 Nguyễn Việt Dũng 1m75 1m74 1m77
 7 Hồ Văn Chiến 1m75 1m78 1m75
 8 Đỗ Quảng Đại 1m82 1m78 1m83
 9 Bùi Nguyễn My 1m75 1m75 1m79
 10 Đỗ Đình Đức 1m78 1m75 1m79
 11 Trần Văn Gíap 1m78 1m79 1m82
 12 Đinh Bảo Hoàng 1m75 1m72 1m70
 13 Nguyễn Quang Huy 1m78 1m75 1m75
 14 Nguyễn Văn Giang 1m66 1m67 1m70
 15 Phan Văn Trung 1m70 1m68 1m72
 BẢNG 4:
 THÀNH TÍCH BẬT XA CỦA HS LỚP 4A4 SAU THỰC NGHIỆM
 STT HỌ VÀ TÊN LẦN 1 LẦN 2 LẦN 3
 1 Trần Quang Minh 1m66 1m68 1m71
 2 Nguyễn Thị Hằng 1m55 1m53 1m57
 3 Trần văn Bình 1m70 1m75 1m78
 4 Phạm Tuấn Tài 1m75 1m72 1m75
 5 Trần Thái Bình 1m63 1m62 1m68
 6 Nguyễn Thị Nhàn 1m77 1m74 1m78
 7 Nguyễn Việt Cường 1m76 1m78 1m75
 8 Nguyến Thanh Bình 1m83 1m85 1m87
 9 Phạm Văn Bạch 1m70 1m75 1m77
 10 Nguyễn Văn Thắng 1m80 1m78 1m79
 11 Phùng Quang Phúc 1m90 1m92 1m92
 12 Nguyễn Văn Toàn 1m76 1m73 1m80
 13 Cao Văn Long 1m77 1m75 1m78
 14 Nguyễn Văn Tú 1m72 1m76 1m73
 15 Trần Đình Tuyển 1m70 1m76 1m76

File đính kèm:

  • docxskkn_lua_chon_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_thanh_tich.docx