SKKN Biện pháp tỗ chức một số trò chơi để nâng cao hiệu quả tiết thể dục cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp tỗ chức một số trò chơi để nâng cao hiệu quả tiết thể dục cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp tỗ chức một số trò chơi để nâng cao hiệu quả tiết thể dục cho học sinh Lớp 4
UBND QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN NAM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT THỂ DỤC CHO HỌC SINH LỚP 4 Tác giả: Vũ Thanh Thủy Lĩnh vực/ Môn: Thể dục Cấp bậc: Tiểu học NĂM HỌC 2017 - 2018 Mục lục A: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu :....................................................................................2 4. Thời gian nghiên cứu :.....................................................................................2 B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................................3 1. Cơ sở lí luận:....................................................................................................3 2. Thực trạng: ......................................................................................................3 2.1. Thực trạng giảng dạy môn thể dục ở Trường tiểu học .................................4 3. Biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề........................................................5 3.1. Điều tra đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi ..........................................................5 3.2 Phương pháp tổ chức giáo viên.......................................................................5 C: KẾT LUẬN....................................................................................................20 1. Kết quả đạt được:...........................................................................................20 2. Bài học kinh nghiệm:.....................................................................................20 3. Kết luận và khuyến nghị:...............................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” Đó là khẩu hiệu chung của mọi quốc gia trên thế toàn thế giới, thể hiện phương châm hoạt động trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngày nay, trẻ em Việt Nam đang được sống và học tập dưới một chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt, được thừa hưởng những thành quả vĩ đại của ông cha ta để lại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, được Đảng và nhân dân ta rất quan tâm, săn sóc. Họ là những người chủ tương lai của đất nước, sứ mệnh lịch sử tương lai của cả dân tộc đều trông mong vào thế hệ trẻ. Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong chương trình giáo dục phổ thông. Yêu cầu cấp thiết là hình thành và phát triển nhân cách học sinh với mục tiêu giáo dục toàn diện (Đức - Trí - Thể - Mĩ). Vì vậy giáo dục thể chất cho trẻ em là một vấn đề cấp bách, cần thiết trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước ta, là mục tiêu phấn đấu của chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu của tổ chức y tế thế giới. Trẻ em là đối tượng đang trong giai đoạn cần và dễ tác động nhất của hệ thống giáo dục quốc dân, trẻ em lứa tuổi Tiểu học luôn thu hút mối quan tâm của toàn xã hội. Nhiều nhà khoa học trong, ngoài ngành đã và đang tìm, cải tiến và hoàn chỉnh những phương tiện và phương pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục, đảm bảo cho trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Những phương pháp “ học mà chơi, chơi mà học” thông qua các trò chơi hấp dẫn đã một mặt mang đến cho trẻ nhỏ cảm giác mới lạ về thế giới xung quanh, mặt khác lại là một phương pháp giáo dục thể chất ( GDTC) quan trọng, đặc biệt là nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo. Trò chơi vận động gồm nhiều loại hình, việc sử dụng chúng phải phù hợp với mục đích GDTC. Việc phát triển nhanh nhẹn và khéo léo trong lứa tuổi còn nhỏ đặc biệt là lứa tuổi tiểu học là vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi ở lứa tuổi này quá trình thần kinh chiếm ưu thế nên các em sử dụng bài tập đa dạng và phong phú. Việc nâng cao khả năng nhanh nhẹn và khéo léo còn được coi trọng bởi nó là cơ sở để phát triển khả năng vận động cho trẻ trong tương lai. Với mong muốn không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và chất lượng của môn giáo dục thể chất nói riêng. Với kiến thức của bản thân trau dồi trong nhưng năm tháng học tập và rèn luyện cũng như sự giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp . Nhất là mong muốn góp phần tạo một giờ học thể dục sôi nổi, đã thôi thúc tôi đến với sáng kiến: “Biện pháp tỗ chức một số trò chơi để nâng cao hiệu quả tiết thể dục cho học sinh lớp 4” 2. Mục đích nghiên cứu Với mục đích tạo một giờ học không bị nhàm chán khi các nội dung lặp đi lặp lại B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: Sức khoẻ là vấn đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu của toàn nhân loại. Tập luyện TDTT đề rèn luyện sức khoẻ là thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày. Đất nước càng phát triển bao nhiều thì sự quan tâm đến phong trào tập luyện TDTT càng lớn bấy nhiêu. Trên thế giới, hàng năm tổ chức rất nhiều giải đấu TDTT, cùng với nó là sự đầu tư về công sức, tiền của và niềm khát khao chiến thắng tất cả đều có mục tiêu lớn nhất là sức khoẻ (khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần) Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh - sinh viên - người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Ở Việt Nam chúng ta, vấn đề giáo dục thể chất đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm mà cụ thể là các trường học khi xây dựng đều có nhà thể chất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học thể dục của các em đạt hiệu quả tốt. Trong chương trình thể dục của tiểu học được học một tuần 2 tiết với các nội dung cơ bản đó là: + Đội hình đội ngũ + Bài thể dục phát triển chung + Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản + Trò chơi vận động Đó là lượng vận động đủ giúp các em cân bằng giữa cơ thể và điều kiện sinh hoạt, góp phần làm cho cơ thể phát triển toàn diện, cân đối, tạo cơ sở tốt để nâng cao sức khoẻ, khả năng học tập, vui chơi... GDTC trong trường tiểu học là nền tảng cho các em làm quen với tập luyện TDTT sau này và nó phải được đặt lên hàng đầu trong bậc tiểu. 2. Thực trạng: Trong quá trình giảng dạy môn thể dục ở trường tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: a: Thuận lợi: - Các em đang tuổi phát triển nên rất thích vận động. - Xã hội ngày càng phát triển nên các gia đình rất thích cho con em mình được tập luyện thể dục thể thao. - Ban Giám hiệu nhà trường đánh giá cao tầm quan trọng của môn thể dục đối với học sinh tiểu học nên rất quan tâm và tạo điều kiên tốt nhất cho môn học. b: Khó khăn: - Do lứa tuổi nhỏ nên các em rất hiếu động nên sự tập chung chú ý chưa cao, nhất là tâm - Đặc điểm về sinh lý ở lứa tuổi học sinh lớp 4 Học sinh lớp 4 là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến về - tâm sinh lí và tư duy. Hành động của các em chuyển dần từ thụ động, giản đơn sang trạng thái tương đối chủ động và linh hoạt hơn. Lứa tuổi này, bước đầu các em đã có khả năng phân tích và tổng hợp đơn giản,biết tự điều chỉnh những hoạt động của bản thân nhưng ở mức độ không cao. Học sinh đã có ý thức và khả năng tự quản tương đối tốt, biết phối hợp và giúp nhau trong học tập và rèn luyện. Ở tuổi này các em các rất thích được tham gia vào quá trình tìm tòi, sáng tạo. Quá trình hưng phấn thường chiếm ưu thế, vì vậy các em rất hiếu động. Các em thường ham chơi, ưa hoạt động, thích bắt chước và cố gắng làm theo đúng động tác, điệu bộ hành vi của giáo viên. Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em để sử dụng các đối sách giảng dạy huấn luyện hợp lý là tiền đề của sự nâng cao hiệu quả giảng dạy huấn luyện của các giáo viên . 3.2 Phương pháp tổ chức giáo viên * Công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp: Trong quá trình giảng dạy môn Thể dục ở trường tiểu học công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp cũng góp phần giúp tiết học được sinh động hơn, giúp học sinh hứng thú hơn trong tập luyện. Muốn vậy giáo viên cần chú ý và thực hiện tốt một số điểm sau: - Để giảng dạy một tiết Thể dục được tốt hơn thì ngoài nghiên cứu kế hoạch bài soạn và tập lại động tác thì sân tập, dụng cụ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng cho một giờ học Thể dục. Vì vậy trước khi lên lớp giáo viên cần phải chuẩn bị sân tập, dụng cụ trước khi giờ học theo yêu cầu của kế hoạch bài soạn. Kiểm tra lại sân tập, dụng cụ nếu không được an toàn thì phải sửa chữa và bổ sung kịp thời. Mặt khác, người giáo viên cần phải chọn vị trí tập cho học sinh một cách phù hợp như: tránh ánh nắng chiếu vào mặt học sinh, sân tập phải đảm bảo sạch và an toàn ... Ví dụ: Khi chơi trò chơi “Ném bóng trúng đích”. Giáo viên cần chuẩn bị trước những dụng cụ như bóng nhựa, sọt, ...hay sân tập luyện còn cát bụi, đá thì giáo viên cần vệ sinh ngay để bảo vệ an toàn cho các em tập luyện, tránh phản tác dụng khi tập luyện Thể dục. - Cũng như các môn học khác, bao giờ giáo viên cũng phải có kế hoạch cụ thể, là giáo án mà ở đây muốn chọn được trò chơi phù hợp để đưa vào tiết dạy, trước tiên giáo viên cần tìm hiểu và nắm được: * Nội dung bài dạy: Lượng kiến thức theo yêu cầu trong tiết dạy đó ít hay nhiều, yêu cầu về lượng vận động trong tiết dạy ra sao, các dạng vận động đó là dạng nào (tay, chân, toàn thân...) * Không gian, thời gian: Chú ý điều kiện sân tập: bằng phẳng, rộng, thoáng, tiếng ồn không làm ảnh hưởng Hình 2 : Nhảy ô tiếp sức. Hình 2 - Bài 8: Đội hình đội ngũ - Trò chơi “Bỏ khăn ” (SGV Thể dục lớp 4, trang 5556). Nội dung tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau: Có thể thay trò “Bỏ khăn” bằng trò chơi “Thi xếp hàng nhanh”. Qua trò chơi này giúp học sinh tập tích cực hơn kĩ năng tập hợp hàng, tác phong kỉ luật, nhanh nhẹn, khẩn trương. Hình3: Thi xếp hàng nhanh. (tam giác, vòng tròn, hình vuông, ...) tùy số lượng học sinh, sân bãi, dụng cụ. a b c Hình 4 Chơi theo đội hình vòng tròn: Kẻ 2 vòng tròn đồng tâm, vòng tròn ngoài có đường kính 6 - 10m, vòng tròn trong 0,8 - 1,5m và chia ra làm 4 phần đều nhau. Đặt 4 quả bóng, hoặc mẩu gỗ, chiếc khăn... vào 4 phần đã chia trong vòng trò. Chia học sinh thành 4 đội đều nhau sau cho từng đội điểm số thứ tự. Khi có lệnh chơi các em đồng thanh đọc vần điệu: "Bạn ơi! Bạn ơi! Ta cùng thi chạy, Xem tổ nào nhất, Nào ! Một! Hai! Ba !" Khi đọc đến tiếng "ba", tất cả số 1 của 4 đội chạy vào vòng tròn nhỏ nhặt lấy vật( bóng, mẩu gỗ, khăn,...) của đội mình,của đội mình đưa cho số 2, đứng vào vị trí cũ. Số 2 đón lấy vật, chạy đến vòng tròn nhỏ và đặt vật vào ô của mình, sau đó chạy nhanh về chạm tay số 3. Số 3 tiếp tục như vậy cho đến hết. Đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc. Nếu để vật rơi ra ngoài, cần nhặt lại. + Trò chơi 2: (Hình 5) Vẽ 2 vạch giới hạn cách nhau 10m, ở chính giữa 2 vạch giới hạn vẽ một vòng tròn có đường kính 0,5m và để một vật nào đó bất kì (khăn, mẩu gỗ.). Khi bắt đầu chơi, giáo viên gọi tên số nào thì hai em số đó chạy lên giành lấy vật trong vòng tròn, khi người của đội bạn đã cầm vật thì người cùng số phải chạy đuổi theo giành lấy lại vật bằng cách vỗ nhẹ vào người bạn. Trong trường hợp này người cầm vật sẽ thua, còn nếu người cầm vật chạy qua vạch giới hạn thì là người thắng cuộc. Sau đó vật để lại trong vòng tròn, trò chơi lại tiếp tục như thế cho đến người cuối cùng của hai đội. Với trò chơi trên giáo viên có thể tự đặt tên và hướng dẫn các em chơi, có thể chọn trò chơi nhẹ nhàng hơn. Đây là trò chơi hoàn thiện bài tập chạy nhanh.
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_to_chuc_mot_so_tro_choi_de_nang_cao_hieu_qua.docx
- SKKN Biện pháp tỗ chức một số trò chơi để nâng cao hiệu quả tiết thể dục cho học sinh Lớp 4.pdf