SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 4 thực hiện tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện trong môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 4 thực hiện tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện trong môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 4 thực hiện tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện trong môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch
MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang I Mở đầu 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 II Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 4 3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 Nâng cao nhận thức và hiểu biết về vai trò của môn học Mĩ 3.1 Thuật trong trường tiểu học cho phụ huynh và học sinh 5 3.2 Giúp học sinh có kĩ năng sáng tác các câu chuyện theo chủ đề 7 Tổ chức lớp học theo các chủ đề áp dụng quy trình vẽ cùng 3.3 nhau và sáng tác các câu chuyện. 9 3.4 Tổ chức dạy học thực nghiệm 13 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 4 16 với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. III Kết luận, kiến nghị 16 1 Kết luận 16 2 Kiến nghị 17 việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch vẫn còn những bất cập và hạn chế nhất định, hiệu quả chưa thực sự như mong muốn. Đối với học sinh tiểu học các em đang còn nhỏ. Tâm lý lứa tuổi của các em đang được hình thành và phát triển. Sự trong trắng, ngây thơ hay những kĩ năng cần thiết đang cần được cha mẹ, thầy cô hướng dẫn. Bởi vậy là giáo viên mĩ thuật trực tiếp đứng lớp, hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với các em, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp các em học tốt và yêu thích hơn môn mĩ thuật. Từ lý do đó tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu và đưa ra “Biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện trong môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở Trường Tiểu học Nga Lĩnh” góp phần giáo dục các em phát triển toàn diện. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch. Thông qua quy trình giáo dục mĩ thuật “Vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện” học sinh sẽ phát triển được khả năng: - Biến những quan sát về con người thành tranh vẽ - Nhận biết và phân biệt được đặc điểm và đặc tính của các loại vật liệu vẽ khác nhau như: bút chì, bút dạ, sáp màu, bằng các vật liệu siêu tầm được...; - Hợp tác và hoạt động theo nhóm, cặp; - Tạo ra những câu chuyện ấn tượng phù hợp với chủ đề bài học; - Vẽ và trải nghiệm hiệu ứng màu sắc - Hiểu và biểu đạt được ý nghĩa của câu chuyện của chính các em và của các bạn khác. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Môn Mĩ thuật tiểu học. - Học sinh khối 4 Trường tiểu học Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hóa. - Tìm hiểu về phương pháp thực hiện tốt quy trình giáo dục mĩ thuật vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học Nga Lĩnh Nga Sơn, Thanh Hóa. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, bản thân đã áp dụng một số phương pháp chính sau đây: * Phương pháp nghiên cứu lý luận: - Tài liệu dạy học mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học - Phương pháp giảng dạy mĩ thuật - Tài liệu tập huấn mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch (SAEPS) - Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài *Phương pháp điều tra: - Tìm hiểu về việc tổ chức áp dụng dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch (SAEPS) của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Nga Sơn - Tìm hiểu về cảm nhận của các em học sinh sau khi được học mĩ thuật theo phương pháp mới. 2 Sự nối tiếp các hoạt động của Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện: 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Về phía nhà trường: - Nhà trường còn thiếu phòng học riêng biệt cho môn Mĩ Thuật - Các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy theo phương pháp mới của Đan mạch còn nhiều hạn chế. 2.2. Về phía giáo viên: - Việc dạy của giáo viên còn chưa bài bản, chưa phát huy hết tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Thêm vào đó việc đầu tư cho nghiên cứu bài dạy chưa nhiều, việc đổi mới phương pháp chưa triệt để, hình thức tổ chức dạy học còn rập khuôn, máy móc. Dẫn đến nội dung các tiết dạy còn nghèo nàn, đơn điệu. - Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn Mĩ thuật còn quá ít. Nhất là những tài liệu nói về phương pháp dạy học Đan Mạch. 2.3. Về phía học sinh: - Học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện vẽ bài tiến hành theo các bước của một bài vẽ, các em thường vẽ theo cảm nhận rồi chỉnh sửa theo yêu cầu và sự hướng dẫn của giáo viên. - Khi tiến hành vẽ tranh đề tài các em thường bỏ qua, không thực hiện được theo các bước vẽ tranh đề tài. Sau khi tìm được nội dung đề tài, các em vẽ luôn hình ảnh chính, hình ảnh phụ, bài vẽ bị lỗi nhiều về bố cục và các em chỉnh sửa lại bố cục theo hướng dẫn của thầy cô. Với yêu cầu mỗi tiết học phải hoàn thành một bài vẽ trên lớp nên nhiều em không vẽ xong bài, áp lực về hoàn thành bài khiến các em cảm thấy khó, ngại học, không còn thích thú với môn học 4 em biết tạo ra cái đẹp bằng chính khẳ năng của mình như vẽ tranh, biết làm đẹp cho cuộc sống của mình: trang trí sách vở, góc học tập - Rèn luyện óc nhận xét quan sát, khả năng tri giác, thị giác, khẳ năng thể hiện đối tượng vẽ cho học sinh, thông qua thực hành mĩ thuật học sinh sẽ được rèn luyện óc phân tích, so sánh, đối chiếu với phương pháp từ bao quát đến chi tiết điều đó giúp cho tư duy phát triển - Thông qua việc học môn mĩ thuật tạo điều kiện giúp cho học sinh học tốt các môn học khác. - Với mong muốn các em học sinh ngày càng yêu mến và thích học môn Mĩ thuật trong các tiết dạy Mĩ Thuật của mình tôi luôn trăn trở để tìm ra những điều mới lạ hấp dẫn, lôi cuốn các em học sinh - Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp, thông qua giáo viên chủ nhiệm để tuyên truyền nâng cao hiểu biết về vai trò của môn Mĩ thuật trong nhà trường trong các tiết sinh hoạt, trong các buổi họp phụ huynh của nhà trường. Hình ảnh tuyên truyền về vai trò môn học Mĩ thuật trong buổi hop phụ huynh đầu năm ở các lớp. Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền đối với phụ huynh. Làm cho các bậc phụ huynh có những hiểu biết và nhìn nhận đúng mức về tầm quan trọng cũng như vai trò của các môn học trong nhà trường, đặc biệt là hiểu rõ hơn về môn Mĩ thuật nói riêng. Từ đó phụ huynh quan tâm hơn tới môn học này đó là mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho con em cũng như tạo điều kiện về thời gian cho con em tham gia học tập môn học được tốt, giúp các em có thêm động lực để học tập. Bên cạnh đó trong các giờ học tôi luôn quan tâm sát sao, hướng dẫn học sinh tận tình, nhẹ nhàng, giúp các em thấy thoải mái trong mỗi tiết mĩ thuật, bên cạnh đó các em lại được học mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan mạch các em tỏ ra thích thú, yêu thích và thích học mĩ thuật. 6 Hình ảnh HS lớp 4A tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp Hình ảnh HS lớp 4A tham gia hoạt động lao động vệ sinh Với sự hỗ trợ giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, sau mỗi chương trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi phối hợp với giáo viên chủ nhiệm yêu cầu các em viết những đoạn văn diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc của bản thân và miêu tả lại không khí của các buổi sinh họat ngoại khóa. Với những việc làm trên chỉ sau một thời gian ngắn kĩ năng sáng tác câu chuyện theo chủ đề của các em đã được cải thiện rõ rệt, các em chủ động, mạnh dạn hơn, khả năng diễn đạt suy nghĩ của bản thân của các em cũng tiến bộ rõ rệt. 8 - Sau khi đã có câu chuyện các nhóm vẽ lại những dáng người có trong câu chuyện theo trí tưởng tượng, trí nhớ: Bạn làm diều, bạn thả diều, bạn đá bóng, bạn cổ vũ vẽ thêm các hình ảnh trên cánh đồng - Những dáng người khó vẽ nhóm trưởng có thể cử các bạn trong nhóm lên làm mẫu cho các bạn trong nhóm vẽ lại. Hình ảnh HS lớp 4A làm mẫu cho nhóm mình vẽ HĐ4: Tạo ngân hàng hình ảnh - Các nhóm trưng bày các hình vẽ của nhóm mình, học sinh các nhóm đi thăm quan hình vẽ của các nhóm khác. Có thể mượn những hình vẽ của nhóm khác phù hợp với dáng người trong câu chuyện của nhóm mình mang về vẽ lại rồi trả lại cho nhóm bạn Hình ảnh HS lớp 4A đang trưng bày các hình ảnh 10 Hình ảnh các nhóm HS lớp 4A đang vẽ màu hoàn thiện bức tranh HĐ8: Tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh - Giáo viên hướng dẫn các nhóm cử đại diện nhóm lên trưng bày tranh vẽ của nhóm mình Hình ảnh HS lớp 4A trưng bày các bài vẽ của các nhóm - GV hướng dẫn HS thuyết trình về bức tranh và câu chuyện của nhóm mình 12 - GV cho HS xem một số con vật thân quen trong bộ ĐDDH - HS quan sát và ghi nhớ hình ảnh các con vật thân quen - GV đặt câu hỏi: + Trong số các con vật thân quen em thích con vật nào nhất? vì sao? - HS nêu con vật mà mình yêu thích và giải thích vì sao mình thích + Em hãy kể tên các bộ phận của con vật mà em thích? - HS kể tên các bộ phận của con vật mà mình thích, miêu tả lại đặc điểm của con vật + Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa con vật em thích với những con vật khác? - HS so sánh đặc điểm của con vật mình thích với con vật khác + Em có thể kể một vài kỉ niệm về con vật mà em yêu thích nhất? - HS kể một kỉ niện của mình với con vật nuôi trong gia đình * GV chốt: Trong cuộc sống có rất nhiều các loài động vật gần gũi, gắn liền với cuộc sống của con người, có những con vật được con người nuôi dưỡng, chăm sóc như: con gà, con chó, con trâu Và đó là những con vật thân quen. HĐ2: Sáng tác câu chuyện về chủ đề các con vật thân quen (14’) - GV hướng dẫn HS sau khi tìm hiểu về các con vật thân quen các em sáng tác một câu chuyện về các con vật thân quen - GV sáng tác mẫu một câu chuyện về con vật thân quen cho HS nghe Ví dụ: Câu chuyện về các con vật nuôi trong gia đình Hình ảnh HS lớp 4A đang thảo luận xây dựng câu chuyện HĐ3: Vẽ nhanh các con vật quen thuộc, các hình ảnh liên quan tới câu chuyện (15’) - GV hướng dẫn HS vẽ lại các con vật quen thuộc trong câu chuyện của nhóm mình theo trí nhớ. 14 túng trong cách tổ chức dạy học, chính vì vậy Để phát huy hơn nữa những mặt tích cực đã đạt được của cách dạy trên trong các buổi sinh hoạt cụm chuyên môn mĩ thuật tôi cũng mạnh dạn đăng ký dạy thử theo phương pháp mới, tiết dạy và cách làm của tôi cũng nhận được rất nhiều sự ủng hộ và sự đánh giá của các đồng nghiệp trong cụm chuyên môn. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Qua quá trình nghiên cứu và triển khai áp dụng các biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện ở Trường Tiểu học Nga Lĩnh đã cho thấy kết quả rất tốt. Đó là chất lượng các giờ học môn Mĩ thuật đạt hiệu quả cao. Học sinh yêu thích và đam mê môn học, các em đã nắm vững quy trình vẽ theo phương pháp mới và rất sáng tạo trong tạo hình, xây dựng ngân hàng hình ảnh cho nhóm, cho lớp mình, đồng thời các em cũng chủ động xây dựng được câu chuyện “Mĩ thuật” và mạnh dạn thuyết trình trước lớp. Ngoài ra học sinh học tập với tinh thần thoải mái, hào hứng say mê, không bị áp lực nhiều về mặt thời gian hoặc sợ mình không làm được. Đối với học sinh cá biệt, ít quan tâm đến việc học lại trở nên hứng thú hơn, ham thích hoạt động thể hiện rõ ở việc làm việc theo nhóm. Đối với học sinh có năng khiếu thì được bộc lộ khả năng của mình, qua đó tinh thần hợp tác nhóm trong môn Mĩ thuật và các môn học khác được nâng cao. Không những thế nó còn mang lại niềm vui cho các thầy cô giáo, những người hàng ngày chứng kiến các em tìm thấy niềm vui, sự sáng tạo, lòng đam mê trong từng sản phẩm do chính tay các em và bạn làm ra. Kết quả khảo sát qua thực tế học sinh khối 4A tại thời điểm tháng 4/2018 như sau: Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 25 17 68 8 32 0 Từ kết quả đạt được cho thấy khi vận dụng các giải pháp trên vào giảng dạy cho thấy việc áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy môn Mĩ thuật ở lớp 4 trình bày trên đã thành công. Tỷ lệ học sinh hoàn thành tốt khá cao, không còn học sinh chưa hoàn thành bài. Học sinh được tạo điều kiện khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, để hoàn thành những sản phẩm đẹp, từ đó hình thành cho các em hiểu biết thêm về bố cục, hình ảnh, màu sắc, và đặc biệt nhất là các em được trao đổi thuyết trình một cách tự nhiên nhất, được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập. Chính vì vậy mà việc dạy học thep phương pháp mới ngày càng đạt hiệu quả cao. 16
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_thuc_hien_tot_quy_trinh_v.doc