Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong khối Lớp 3, 4, 5

doc 17 trang lop4 01/11/2023 1690
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong khối Lớp 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong khối Lớp 3, 4, 5

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong khối Lớp 3, 4, 5
 Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học
 Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của 
chúng ta, đặc biệt là sau mỗi giờ học tập và làm việc căng thẳng, người ta lại tìm đến 
Âm nhạc để xua tan đi những căng thăng, lo toan trong cuộc sống. Đặc biệt trong các 
trường phổ thông hiện nay, môn Âm nhạc đang có một vị trí đáng kể với tư cách là 
một môn học độc lập. Nhất là lứa tuổi tiểu học, đây là giai đoạn mà trí não của trẻ 
phát triển mạnh nhất. Bởi vậy, trong các trường Tiểu học, vai trò của giáo dục âm 
nhạc trong việc xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh là hết sức quan trọng. 
Kết hợp giáo dục và âm nhạc sẽ khơi dậy trong trẻ thơ bao niềm đam mê, tình yêu 
quê hương đất nước, tình cảm gia đình, thầy cô, bè bạn .
 Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo 
dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong những năm gần đây nắm bắt được tình 
hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo đã điều 
chỉnh bộ môn giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. 
Âm nhạc trong trường phổ thông tuy không đào tạo các em thành ca sỹ, nhạc sỹ, 
nhưng thông qua môn học này hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, hình 
thành các kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt giúp các em có một thế giới tinh thần thoải mái 
hơn, phong phú hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn về mọi mặt văn, thể, mỹ 
tạo cơ sở giúp các em học tốt các môn học khác.
 Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học 
sinh; để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, 
phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị 
công nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng. Công nghệ thông tin 
trong trường học được đẩy mạnh ứng dụng trong nhiều năm qua đã từng bước nâng 
cao chất lượng dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục. 
 Trong những năm gần đây, sự bùng nổ việc ứng dụng công nghệ thông tin trên 
toàn cầu trong mọi phương diện đã trở nên rất phổ biến và không thể thiếu trên mọi 
lĩnh vực công việc.
 Ở Việt Nam nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng việc sử dụng công 
nghệ thông tin đã trở nên phổ cập và mang tính thường nhật. Với việc giáo dục bộ 
môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông cũng vậy, trong mỗi tiết học Âm nhạc giờ 
đây để thoát khỏi cách dạy chay hoặc có chăng là với vài thứ đồ dùng lạc hậu, tính 
trực quan và thẩm mĩ thấp, người giáo viên có thể khai thác và sử dụng công nghệ 
thông tin như một công cụ hữu ích để việc giảng dạy Âm nhạc trở nên hấp dẫn và 
mang tính chuyên nghiệp hơn. Mọi thông tin, tài liệu hỗ trợ cho công việc giảng dạy 
Âm nhạc có thể khai thác được trên mạng Internet, các bài dạy đều có thể thiết kế trên 
máy tính...để trong giờ dạy người giáo viên sẽ không còn phải đưa những giáo cụ cũ 
mòn hay những bức tranh minh họa tĩnh lặng với tính minh họa không cao, hay 
những bản nhạc với chất lượng thu thanh kém cho học sinh nghe... 
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
 Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học
 Tóm lại: Quá trình nhận thức của học sinh tiểu học rất cần đến những phương 
tiện trực quan sinh động, chính vì những đặc điểm đó mà sử dụng đồ dùng dạy học 
thông qua công nghệ thông tin đối với học sinh tiểu học là rất thích hợp và cần thiết.
 2. Thực trạng:
 * Đặc điểm, tình hình chung của trường Tiểu học Lê Lợi:
Trường Tiểu học Lê Lợi đóng trên địa bàn xã Eana, huyện KrôngAna Tỉnh Đắk Lắk
Tổng số CBVC : 26 ; CBQL: 2 ; Tổng phụ trách Đội : 1; GV19 : .
-Tổng số học sinh : 238 em; Nữ : 137 em ; DT: 184
-Tổng số lớp : 10,trong đó số học sinh đồng bào dân tộc Ê- đê chiếm 2/3
 * Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông 
tin vào giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường tiểu học Lê Lợi:
 a/Thuận lợi – Khó khăn
 Thuận lợi:
 * Nhà trường:
 - Với phương châm đi trước đón đầu trong phương hướng, nhiệm vụ giáo dục, 
trường TH Lê Lợi đã sớm triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới 
phương pháp dạy học và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và là tiêu 
chí đánh giá mỗi giáo viên.
 - Được sự ủng hộ của các cấp, ban ngành cũng như BGH Nhà trường trong 
những năm học vừa qua .Do vậy mà cơ sở hạ tầng cùng các trang thiết bị hiện đại hỗ 
trợ cho việc giảng dạy ngày càng đầy đủ,đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn giảng 
dạy.
 * Giáo viên: 
 - Được tham gia các lớp tập huấn sử dụng công nghệ thông tin . 
 - Khá thành thạo khi sử dụng các phần mềm tin học. 
 - Nhiệt tình, sáng tạo, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học.
 * Học sinh: 
 - Được học tin học từ khối lớp 3, 4, 5.
 - Học sinh thường rất say mê và hứng thú học tập môn âm nhạc, đặc biệt là 
những tiết học có sử dụng công nghệ thông tin. 
 - Đa số HS có tinh thần học tập tốt, chăm ngoan, lễ phép với mọi người.
 Khó khăn:
 - Việc xây dựng và thiết kế một bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin đòi 
hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều hơn về thời gian và các điều kiện phục vụ tiết 
dạy, trước giờ dạy phải chuẩn bị lâu hơn về mọi điều kiện để tiến trình tiết học diễn ra 
theo dự kiến về mặt thời gian, nội dung kiến thức.
 - Giờ học còn bị chi phối và phụ thuộc vào các điều kiện như: Phòng học, 
nguồn điện, các đồ dùng dạy học cần thiết khác.
 b/Thành công – Hạn chế :
 - Qua thực tiễn thực hiện việc “ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm 
nhạc trong trường tiểu học”tôi thấy bước đầu đã có sự thành công như :
 - Khơi dậy được lòng say mê hứng thú học tập trong các em.
 - Chất lượng học tập bộ môn của các em ngày càng được cải thiện rõ rệt.
 - Số lượng học sinh tham gia vào các câu lạc bộ năng khiếu của trường ngày 
càng nhiều.
 - Đạt kết quả cao trong các cuộc thi do múa hát do ngành phát động.
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
 Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học
 Thông thường trong một tiết học dạy hát người giáo viên thường sử dụng tranh 
ảnh để minh họa cho nội dung và phần nhạc và lời của bài hát được photo to ra , tô 
màu rồi treo lên bảng, cách làm này đến nay đã trở nên nhàm chán đối với học sinh. 
Thực tế với cách giới thiệu bài vẫn là tranh ảnh minh họa nhưng chất lượng những 
bức ảnh rất cao có thể là ảnh động thì tác dụng của nó đã vượt trội so với cách làm cũ.
 Ví dụ: 
 Giới thiệu học hát bài: “Những bông hoa những bài ca”. Nhạc và lời: Hoàng 
Long ( Âm nhạc lớp 5 –Tiết 9 - trang 18)
 Thông qua các hiệu ứng trình chiếu của phần mềm Powerpoint, các bức ảnh này có 
thể chuyển động theo ý đồ của giáo viên với phần giai điệu của bài hát được lồng ghép 
trực tiếp có thể phát đồng thời trong quá trình người giáo viên giới thiệu bài.
 Với phần dạy hát, giáo viên có thể đưa toàn bộ phần nhạc và lời bài hát hoặc 
đưa riêng phần lời ca để hướng dẫn học sinh các cách gõ đệm:
 - Gõ đệm theo nhịp.
 - Gõ đệm theo phách.
 - Gõ đệm theo tiết tấu.
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
 Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học
 Bài hát “ Ước mơ” ( Nhạc : Trung Quốc -Lời Việt : An Hòa) Tiết 12 – trang 
22 sách Âm nhạc lớp 5
 Hát đệm:
 Nhóm1:
 Gió vờn cánh hoa bay dưới trời, 
 đàn bướm xinh dạo chơi...
 Nhóm 2: ( Nhắc lại ) Đàn bướm xinh dạo chơi
 Nhóm1: ( Hát tiếp ) Trên cành cây 
 chim ca líu lo, như hát lên bao lời mong chờ...
 Nhóm 2: ( Nhắc lại ) Như hát lên bao 
 lời mong chờ
 ....
 Học sinh chỉ cần quan sát sơ đồ trên và nghe giáo viên gợi ý là đã tự biết nhiệm 
vụ của nhóm mình
 2. Phân môn Dạy tập đọc nhạc:
 Ở lớp 4 và lớp 5 chương trình dạy tập đọc nhạc đòi hỏi giáo viên phải lần lượt 
rèn cho học sinh các kỹ năng cần thiết như: Luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu, tập 
đọc nhạc, ghép lời ca. Nếu chỉ đơn thuần treo tranh bài tập đọc nhạc lên bảng rồi với 
một cây đàn và giáo viên lần lượt thực hiện các thao tác trên thì học sinh sẽ tiếp thu 
bài một cách mơ hồ, thậm chí dẫn đến tình trạng học sinh học vẹt (Nghe bạn đọc rồi 
bắt chước đọc theo). Vậy thì với phần thiết kế bài giảng trên máy vi tính một cách 
trực quan, cụ thể các kỹ năng cần thực hiện học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu bài một cách 
chủ động tích cực bởi nếu bài giảng giáo viên thiết kế tốt đã gây sự tò mò của học 
sinh ngay từ đầu tiết học.
 Ví dụ: Sử dụng phần Encor 4.53 để soạn giảng bài tập đọc nhạc TĐN số 6 “ 
Múa vui” trang 31 ( sách Âm nhạc 4)
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
 Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học
 Sau khi học sinh tự quan sát và trả lời hệ thống các câu hỏi trên, lúc này tự bản 
thân mỗi học sinh đã bắt đầu nắm được các kỹ năng cơ bản và các yêu cầu của bài tập 
đọc nhạc. Và học sinh đã có thể tự vỡ bài thông qua sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo 
viên:
 * Ghép lời ca:
 - Khi hoàn thành các yêu cầu của bài học giáo viên có thể cho học sinh ôn bài 
 bằng cách chơi trò chơi.
 Soạn thảo trên phần mềm Violet 1.5 “Nhận biết Nhạc sĩ qua tên bài hát”
 Trên màn hình sẽ là các câu hỏi, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời nhanh các 
câu hỏi chắc nghiệm. 
 3. Phân môn dạy âm nhạc thường thức:
 Trong chương trình âm nhạc lớp 4 và 5 ngoài việc học hát, tập đọc nhạc học 
sinh còn được giới thiệu các nhạc cụ dân tộc Việt Nam và nhạc cụ nước ngoài, được 
nghe kể chuyện về một số nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giớiVới dạng bài dạy này nếu 
giáo viên chỉ sử dụng một vài bức tranh minh họa thì hiệu quả của tiết học sẽ không 
 Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 
 Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học
 Ví dụ: “Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài “ Tiết 10 – trang 20 sách Âm 
 nhạc 5
 KÌn Saxophone
* Năm 1840 ông Aldonphe Sax 
(Người Bỉ) đã chế tạo ra 1 loại
kèn và lấy chính tên mình để đặt
tên cho cây kèn này.
* Đến năm 1857 ông trở thành
giáo sư bộ môn kèn Saxophone 
tại Nhạc viện Paris.
* Sau đó kèn Saxophone được
sử dụng trong một số tác phẩm
Giao hưởng. Đến đầu thế kỷ XX 
thì Saxophone là nhạc cụ chủ lực
trong các dàn nhạc Jazz. 
 KÌn Trompette
 * Kèn Trumpet có xuất 
 xứ ở Ai Cập từ thời xa 
 xưa và được sử dụng
 trong nhiều nghi lễ và
 trong quân đội thay cho
 Tù và. 
 * Ngày nay, kèn Trumpet 
 được sử dụng cho nhiều 
 mục đích và nhiều loại
 hình âm nhạc như: Nhạc 
 cổ điển, jazz, rock, 
 blues, pop và nhạc đồng 
 quê...
 KÌn Clarinette
 * Lịch sử của kèn Clarinette bắt
 đầu từ một nhạc cụ có tên
 Chalumeau, là một loại kèn ống
 dài, ra đời từ thời Trung cổ. Đến
 ngày nay, qua bao nhiêu đổi
 thay Clarinette đã có nhiều cách
 tân để có thể chơi được nhiều
 âm vực khác nhau trong dàn
 nhạc giao hưởng. 
 * Clarinette là một nhạc cụ rất
 thông dụng, phù hợp với nhiều
 thể loại âm nhạc khác nhau
 như: opera, pop, jazz, thính
 p h ò n Phạmg... Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_day_m.doc