Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 4 thực hiện tốt bài tập đọc nhạc

doc 22 trang lop4 18/01/2024 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 4 thực hiện tốt bài tập đọc nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 4 thực hiện tốt bài tập đọc nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 4 thực hiện tốt bài tập đọc nhạc
 UBND HUYỆN KINH MÔN
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 “Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 4
 thực hiện tốt bài tập đọc nhạc".
 Năm học 2014 - 2015
 1 TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
 1.1. Môn Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật, góp phần giáo dục 
toàn diện cho học sinh trong trường tiểu học, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt 
động của trẻ em. Âm nhạc là một hoạt động hấp dẫn lôi cuốn mọi lứa tuổi, nhất là 
đối với học sinh cÊp tiểu học
 1.2. Ở lớp 4 các em bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới, ngoài học hát các 
em còn có thêm phân môn là tập đọc nhạc học hát và học những ký hiệu ghi chép 
nhạc và đọc được bài tập đọc nhạc. 
 1.3. Âm nhạc thông qua việc ghi nhớ các nốt nhạc, ký hiệu Âm nhạc. Học sinh 
biết thêm nhiều bản nhạc hay ngoài ra tập đọc nhạc còn phát triển khả năng nghe 
sự cảm thụ Âm nhạc và năng khiếu Âm nhạc cho học sinh, giúp các em có một 
kiến thức cơ bản vững chắc về nhạc lý để làm nền tảng cho các em học tốt hơn 
chương trình Âm nhạc các lớp sau tốt hơn.
 1.4. Bản thân là giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm 
nhạc qua thời gian giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nổ lực học 
hỏi của mình tôi nhận thấy các em rất yêu thích môn học này nhưng kết quả đạt 
được chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức 
bộ môn. Từ thực tế đó tôi đã mạnh dạn đưa ra vài ý về phương pháp giảng dạy 
hướng dẫn học sinh thực hiện tốt bài tập đọc nhạc. 
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
 2.1. Âm nhạc kích thích tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống tinh thần của trẻ 
thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, 
hướng tới cái tốt đẹp, góp phần làm thư giản đầu óc trẻ em làm cân bằng các nội 
dung học tập khác ở tiểu học, tạo cho các em một tâm thế thoải mái ,tự tin một 
hứng thú tràn đầy khi học Âm nhạc.
 2.2. Là một giáo viên qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn tôi nhận thấy 
thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức môn học đặc biệt là kiến thức đọc và 
 3 Tóm lại sau khi học bài tập đọc nhạc các em tiếp thu tốt, thực hiện đúng quy trình 
của bài tập đọc nhạc kết quả của đợt thực nghiệm số học sinh hoàn thành tốt tăng 
lên rõ rệt. 100% các em học sinh khối 4 đều hoàn thành và hoàn thành tốt chương 
trình, tất cả các em đều yêu thích bộ môn Âm nhạc.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
 Giáo viên phải tìm hiểu kỹ bài học, phân phối chương trình có thể sưu tầm 
thêm tài liệu tham khảo, tạp chí giáo dục tiểu học nâng cao sự hiểu biết cho bản 
thân. Điều chỉnh chương trình cho phù hợp với từng khối lớp, từng đối tượng học 
sinh.
 Chuẩn bị các đồ dùng và phương tiện dạy học như bài hát, băng cassett, đĩa 
CD, bảng phụ, tranh ảnh minh họa, bố trí thời gian hợp lý.
 5 1.2. Ở lớp 1, 2, 3 Âm nhạc là một phần của môn nghệ thuật (gồm cả mĩ thuật 
và thủ công). Phương pháp dạy học Âm nhạc ở lớp 1, 2, 3 tương đối giống nhau và 
chỉ 2 phân môn là học hát và phát triển khả năng nghe nhạc. Sang đến lớp 4 Âm 
nhạc là môn học riêng có sách giáo khoa cho học sinh và sách hướng dẫn giảng 
dạy dành cho giáo viên. Ở lớp 4 các em bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới, 
ngoài học hát các em còn có thêm phân môn là tập đọc nhạc học hát và học những 
ký hiệu ghi chép nhạc và đọc được bài tập đọc nhạc. 
 1.3. Khi tập đọc nhạc tốt nó sẽ giúp các em học sinh dễ dàng cảm nhận giai 
điệu và ghép lời ca một cách chính xác hơn giúp các em thêm tự tin khi học hát. 
Tập đọc nhạc giúp các em hiểu biết nhiều hơn về nghệ thuật Âm nhạc thông qua 
việc ghi nhớ các nốt nhạc, ký hiệu Âm nhạc. Học sinh biết thêm nhiều bản nhạc 
hay ngoài ra tập đọc nhạc còn phát triển khả năng nghe sự cảm thụ Âm nhạc và 
năng khiếu Âm nhạc cho học sinh, giúp các em có một kiến thức cơ bản vững chắc 
về nhạc lý để làm nền tảng cho các em học tốt hơn chương trình Âm nhạc các lớp 
sau tốt hơn.
 1.4. Bản thân là giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm 
nhạc qua thời gian giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nổ lực học 
hỏi của mình tôi nhận thấy các em rất yêu thích môn học này, và ở lớp 4 có phân 
môn tập đọc nhạc, ghi chép nhạc là một phân môn mới mà các em mới được làm 
quen nên để các em thực hiện tốt yêu cầu của bài học người giáo viên cần có 
những phương pháp truyền đạt khoa học, hướng dẫn thật tốt và hiệu quả giúp các 
em nắm được mục tiêu bài học. Trong thực tại việc đưa ra một phương pháp giảng 
dạy thích hợp cho bộ môn Âm nhạc ở tiểu học có rất nhiều ý kiến khác nhau. 
Những năm trước đây việc giảng dạy bộ môn này do giáo viên đứng lớp giảng dạy 
chưa có giáo viên bộ môn riêng, bên cạnh đó là sự thiếu hụt về phương tiện dạy 
học như là nhạc cụ cùng với phương pháp giảng dạy củ kỹ chủ yếu là dạy hát dạy 
đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng. Do đó kết quả đạt chưa cao, ít gây hứng 
thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức bộ môn. Từ thực tế đó tôi 
đã mạnh dạn đưa ra vài ý về phương pháp giảng dạy hướng dẫn học sinh thực hiện 
tốt bài tập đọc nhạc. 
 7 em còn rất lúng túng vì các em mới được làm quen với phân môn tập đọc nhạc. 
Đứng trước những hạn chế thực tế tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm hướng 
dẫn các em về phương pháp tập đọc nhạc để các em thực hiện phân môn tập đọc 
nhạc tốt hơn làm nền tảng các em học tốt ở chương trình Âm nhạc lớp 5 và các cấp 
học tiếp theo.
3. Thực trạng của vấn đề.
 3.1. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận 
lợi cho thầy trò, Ban giám hiệu nhà trường luôn động viên giáo viên có nhiều sáng 
kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học phục vụ tốt cho bộ môn giảng dạy. Giáo 
viên luôn tham khảo chương trình Âm nhạc trước khi lên lớp, điều 
chỉnh chương trình cho phù hợp từng đối tượng học sinh các lớp áp dụng phương 
pháp dạy học tích cực gây được hứng thú cho học sinh. Học sinh rất yêu
thích bộ môn Âm nhạc thích hát thích được biểu diễn. Khi lên lớp có đầy đủ nhạc 
cụ như đàn, thanh phách, song loan, mõ, trống con, băng nhạc máy nghe.
Các trường học thuộc vùng nông thôn nên đa số phụ huynh phải vất vả suốt ngày 
nơi đồng án các nhà máy xí nghiệp ít có thời gian quan tâm con cái, chưa đánh giá 
tầm quan trọng đối với các hoạt động nghệ thuật trong sự phát triển của học sinh. 
Hoạt động Âm nhạc còn thực hiện trên lớp chưa có điều kiện có phòng học Âm 
nhạc riêng. Một số học sinh chưa nắm chắc vị trí nốt nhạc, hình nốt tên nốt nhạc 
trên khuông, chưa thể hiện được cao độ, trường độ bài tập đọc nhạc theo yêu cầu 
và ghép lời ca chưa đồng đều.
 3.2. Số liệu thống kê đầu năm. 
 Lớp Số học Hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn 
 sinh thành
 4A 30 3 HS = 10 % 27 HS = 90 %
 4B 30 4 HS = 13.3 % 26 HS = 86,7%
 Phần tập đọc nhạc khoảng 60 % học sinh hoàn thành.
 9 Giáo viên giới thiệu về cách đánh nhịp, vạch nhịp, vạch kết thúc bài về dấu 
luyến, dấu quay lại
 + Thực hiện đúng cao độ và trường độ.
 học sinh tiểu học chưa có kiến thức về nhạc lý nhiều nên việc dạy bài tập đọc 
nhạc tránh nhồi nhét cho học sinh những kiến thức trừu tượng mà phải chú ý đến 
thực hành.
 Thông thường người ta tách ra 2 yếu tố độ cao, độ dài âm thanh để luyện riêng 
khi thuần thục mới ghép lại độ cao và độ dài cho học sinh.
 *Luyện tập về cao độ.
 Học sinh tiểu học chưa quen với độ cao các nốt nhạc nên luyện tập về cao độ là 
rất khó đối với các em. Giáo viên dùng đàn organ đánh giai điệu một lần cho học 
sinh nghe sau đó đàn từng câu học sinh nghe nhìn từng nốt nhạc để đọc.Với các em 
phải tiến hành từ những âm dễ đọc nhất phù hợp tầm cử giọng các em rồi mới mở 
rộng thành 5 âm, 6 âm. Trước hết tập những vần ít âm với âm son làm trung tâm 
như (mi son la son đô) đến quãng 5 (Rê mi pha son la hay Đô rê mi pha son). Sau 
khi hình thành thang 5 âm ta dạy tiếp quãng 6 ghép lại (Đô rê mi pha son la) và tùy 
vào từng bài tập đọc nhạc mà ta luyện cao độ cho phù hợp.
 Giáo viên ghi chữ theo tên nốt ví dụ : Đô là Đ, son là S, mi là Mcho học sinh 
dễ nhìn và nhớ đọc khi chưa quen.
 Giáo viên ghi thang âm của bài tập đọc nhạc vào bảng phụ sau đó đàn một lần 
cho học sinh nghe cho học sinh đọc từng nốt của thang âm theo đàn khi học sinh 
đọc tốt rồi giáo viên có thể cho học sinh đọc cao độ của bài tập đọc nhạc, cho học 
sinh đọc theo cao độ từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, hoặc cho đọc theo cặp 2 
nốt trong phạm vi quãng tám. Quan trọng nhất là tập cao độ trên nền 
giai điệu của bài tập đọc nhạc sẽ học để các em dễ dàng bắt vào cao độ của bài tập 
đọc nhạc.
 *Luyện tập về trường độ. 
 Học sinh tiểu học nếu kết hợp đọc cao độ và tiết tấu ngay cùng một lúc sẽ làm 
cho học sinh lúng túng nhất là đối với những học sinh không có năng khiếu. Để 
học sinh tiếp thu một cách dễ dàng, giáo viên dạy luyện tập trường độ riêng bằng 
 11 Rinh rinh tùng rinh rinh tùng rinh rinh rinhrinh tùng
 Phải nói là có rất nhiều cách cho học sinh tiếp cận với các hình nốt và tập thể 
hiện đúng mối quan hệ trường độ của các âm thanh trong một tiết tấu cụ thể. 
 Điều đó người giáo viên có sự suy nghĩ và sáng tạo thêm các biện pháp mới 
nhằm giúp học sinh tiếp thu nhanh luyện tập tiết tấu tốt nhất.
 Muốn thực hiện tốt bài tập đọc nhạc ta cần phải thực hiện đúng quy trình bài tập 
đọc nhạc.
 + Thực hiện đúng quy trình khi dạy bài tập đọc nhạc.
 Việc giúp học sinh tập đọc một bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả tốt 
cũng phải được thực hiện đúng các bước theo trình tự nhất định .
 Ở lớp 4 có tổng cộng 8 bài tập đọc nhạc từ bài tập đọc nhạc số 1 đến bài tập 
đọc nhạc số 8 các bài tập đọc nhạc đều có lời ca dài không quá 16 ô nhịp tất cả đều 
viết ở nhịp 2/4.Vì mới tiếp cận nên giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành các bài 
tập đọc nhạc riêng cho từng bài về cao độ, tiết tấu và phải thực hành đúng quy 
trình bài tập nhạc.
 - Trước khi vào bài tập đọc nhạc giáo viên giới thiệu bài tập đọc nhạc.
 - Học sinh xác định âm cao, thấp, trung bình và tập nói tên nốt nhạc ví dụ như 
son đen, la trắng (chưa đọc cao độ các nốt).
 - Luyện tập tiết tấu:
 Tùy theo từng bài tập đọc nhạc mà tập các hình tiết tấu khác nhau
Ví dụ: Bài Son la son thì hình tiết tấu phải tập là:
2
4
 Đen đen trắng đen đen trắng
 Bài :Đồng lúa bên sông hình tiết tấu là:
 Đen đơn đơn trắng đen đơn đơn trắng 
 13 không gõ theo tiết tấu nữa mà chuyển sang gõ phách, vì phách là đơn vị cơ bản của 
trường độ).
 Củng cố kiểm tra giáo viên cho tổ nhóm hay chỉ định các cá nhân trình bày 
bài tập đọc nhạc, giáo viên nhận xét khen học sinh thực hiện tốt và nhẹ nhàng động 
viên sửa sai học sinh thực hiện chưa đúng yêu cầu.
 Để thực hiên được điều này giáo viên cần:
 - Chuẩn xác về cao độ, không được chênh phô, tiết tấu phải chính xác.
 - Kết hợp âm thanh trên đàn để kiểm tra chính xác cao độ của học sinh khi đọc 
bài tập đọc nhạc.
 - Kết hợp trò chơi như đọc tiết tấu theo âm thanh của các nhạc cụ thi đua đọc 
nhạc theo tổ để tạo không khí sôi nổi trong lớp học. 
 Củng cố kiểm tra giáo viên chỉ định tổ nhóm cá nhân tập đọc nhạc giáo viên 
hướng dẫn học sinh đọc đúng và sửa sai học sinh đọc chưa đạt.
 Cần lưu ý khi dạy bài tập đọc nhạc học sinh tự lắng nghe tiếng đàn mẫu của 
giáo viên để cảm âm từ đó vận dụng để tập đọc nhạc, giáo viên đừng bao giờ dạy 
một cách truyền khẩu hát nốt nhạc ngoại trừ những học sinh chậm và không có 
năng khiếu và tuyệt đối không được để học sinh đó đứng ngoài tiết học.
 + Hướng dẫn học sinh đọc nhạc và ghép lời ca đều giọng, diễn cảm rõ lời.Các 
em đọc nhạc và ghép lời ca không đều do các em không tập trung lắng nghe khi 
giáo viên bắt giọng và các em bị cuốn nhịp không đọc đúng nhịp không giữ được 
nhịp độ ban đầu và có xu hướng nhanh dần lên.
 Muốn học sinh đọc đúng nhạc hát lời ca đều giọng diễn cảm giáo viên phải chú 
ý bắt giọng tạo được sự chú ý của học sinh.
 Dạy học sinh chính xác về cao độ và trường độ, cho học sinh đọc nhạc và hát 
lời ca kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca đều chính xác sẽ giúp học sinh hát 
lời chính xác và đúng nhịp.Kết hợp với âm thanh trên đàn để kiểm tra chính xác 
cao độ của học sinh khi đọc bài.
 Học sinh nghe và nhận xét bạn giáo viên nhận xét chung sửa sai uốn nắn kịp 
thời động viên học sinh hát sai để giúp các em hát đúng.
 15 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_4_t.doc