Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh khối Lớp 4, 5 trong trường Tiểu học

doc 31 trang lop4 14/01/2024 1711
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh khối Lớp 4, 5 trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh khối Lớp 4, 5 trong trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh khối Lớp 4, 5 trong trường Tiểu học
 Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp 4,5 trong trường Tiểu học
 MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT DÂN CA CHO HỌC SINH KHỐI 
 LỚP 4, 5 TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
 I. PHẦN MỞ ĐẦU:
 1. Lí do chọ đề tài:
 Dân ca là một nghệ thuật của dân gian, nó có đầy đủ tính truyền miệng, tính 
tập thể, tính truyền thống và tính sáng tạo. Những làn điệu Dân ca không chỉ 
mang lại những cảm xúc vui sướng trong đời sống tinh thần mà còn tạo điều 
kiện cho sự phát triển toàn diện cho mỗi con người chúng ta nói chung và đặc 
biệt cho học sinh Tiểu học nói riêng
 Đối với trường Tiểu học Hà Huy Tập nơi tôi đang công tác, trường đóng 
trên địa bàn xa trung tâm thuộc vùng nông thôn tương đối khó khăn, kinh tế xã 
hội đang trên đà phát triển vì thế các nền văn hóa đặc trưng của các dân tộc cũng 
hòa nhập và dần bị mai một, nên các em cũng được tiếp thu các nền văn hóa 
mới, các dòng nhạc hiện đại đang từng ngày lan tràn là những nguyên nhân đã 
làm cho các em ít quan tâm tới việc lưu trữ các nền văn hóa đặc trưng riêng của 
quê hương mình.
 Những làn điệu dân ca ấy còn được vang vọng bao lâu nữa nếu như các em 
nhỏ không còn được nghe tiếng ru của bà, của mẹ. Với cuộc sống thành thị quá 
bận rộn khiến cho người lớn quay cuồng trong nhịp sống hối hả, không còn bình 
tâm để đưa các em bé vào giấc ngủ êm đềm qua tiếng hát ru nữa, bên cạnh đó cả 
thế giới Âm nhạc đang nóng lên bởi những dòng nhạc Trẻ, nhạc Rock dòng nhạc 
phong trào phục vụ nhu cầu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các em học sinh, 
ngay cả trong gia đình, các em cũng thường xuyên được nghe các bài hát của 
người lớn, những bài hát mang tính chất giải trí, do vậy các em đã tiếp thu nhanh 
hơn so với các bài hát mà các em được học ở trường. Bên cạnh đó những bài hát 
dân ca tương đối khó đối với học sinh Tiểu học nên mỗi khi giáo viên dạy các 
bài hát dân ca học sinh thường căng thẳng vì học hát mãi mà hát vẫn không 
 1
 Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp 4,5 trong trường Tiểu học
 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
 Một vài phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh khối lớp 4, 5 trong 
Trường tiểu học Hà Huy Tập - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đăk Lăk. Năm học 
2014 - 2015.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Nghiên cứu chương trình, Sách giáo khoa môn Âm nhạc tiểu học.
 - Phương pháp dạy học Âm nhạc ở tiểu học.
 - Các bài hát dân ca trong và ngoài chương trình Âm nhạc tiểu học.
 - Thu thập tài liệu về dạy hát dân ca cho học sinh phổ thông.
 - Vận dụng những kinh nghiệm của cá nhân vào các tiết dạy hát dân ca ở 
 trường.
 - Trao đổi với đồng nghiệp về những kết quả thu được, điều chỉnh cho phù 
 hợp với thực tế dạy học tại nhà trường.
 II. PHẦN NỘI DUNG:
 1. Cơ sở lý luận:
 Học sinh Tiểu học rất nhạy cảm với Âm nhạc, cuộc sống của các em không 
thể thiếu được loại nghệ thuật này, môn Âm nhạc giúp các em hướng tới cái đẹp, 
góp phần giáo dục các em trở thành những người phát triển toàn diện. 
 Ngoài ra nó còn giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau 
những giờ học căng thẳng.
 Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học. Học hát là nội dung trọng tâm, 
được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích 
nhất. Phân môn học hát có ba dạng là: bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và các 
bài hát nước ngoài.
 Khả năng Âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt. Ví dụ học 
sinh lớp 1, 2 có trí nhớ còn hạn chế, các em khó học thuộc những bài hát có lời 
 3
 Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp 4,5 trong trường Tiểu học
 - Bản thân qua lớp đào tạo sư phạm Âm nhạc và là sở thích.
 - Khi lên lớp có đầy đủ nhạc cụ như: đàn, thanh phách, đĩa nhạc, máy nghe.
 - Trường lớp sạch đẹp, phòng học thoáng mát, rộng rãi.
 - Một số em rất có năng khiếu về môn Âm nhạc.
 - Một số phụ huynh có năng khiếu và đam mê về Âm nhạc nên cũng góp 
phần dạy dỗ con em mình lúc ở nhà.
 * Khó khăn:
 - Trường thuộc vùng nông thôn, phụ huynh phải đi làm vất vả và suốt ngày 
lam lũ nơi đồng áng, nên không có thời gian để quan tâm tới con cái.
 - Đa số phụ huynh chưa quan tâm đến bộ môn Âm nhạc xem đây là môn 
học không quan trọng.
 - Khả năng tiếp thu bài của các em không đồng đều.
 - Chưa có phòng học Âm nhạc riêng.
 2.2. Thành công - hạn chế
 * Thành công:
 - Bản thân tôi nhận thấy sau khi áp dụng các phương pháp thì chất lượng 
dạy và học các bài hát dân ca của học sinh được tăng lên đáng kể như: Các em 
thích thú hơn, hào hứng hơn khi học môn Âm nhạc và đặc biệt là học hát dân ca, 
hát đúng giai điệu tiết tấu, hát to rõ ràng, hòa giọng biết thể hiện sắc thái, vận 
động theo bài hát. Nhưng một điều đáng quan tâm đó là sự mạnh dạn tự tin hơn 
khi tham gia hoạt động Âm nhạc ở trường cũng như ở địa phương. Đó chính là 
sự thành công của đề tài.
 * Hạn chế:
 - Nhưng không phải việc gì cũng chỉ có thành công bên cạnh những mặt 
được thì cũng còn những mặt hạn chế như thời gian tiết học ngắn mà các tiết 
phân bố quá thưa, khả năng tiếp thu Âm nhạc các em không đồng đều lại ít được 
tiếp xúc làm quen với Âm nhạc nên việc thực hiện các phương pháp mới trong 
giảng dạy còn nhiều mặt han chế.
 5
 Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp 4,5 trong trường Tiểu học
có trong sách giáo khoa của chương trình học chính, chưa cho các em tìm hiểu 
thêm, nhiều qua băng đĩa, hình về dân ca ngoài chương tình học cũng như tìm 
hiểu rộng hơn về các vùng, miền khác nhau. Đặc biệt trước đây chỉ nghe Cô hát 
mẫu bài hát và được Cô giáo tập hát từng câu sau đó cho vỗ tay theo nhịp của 
bài hát và được giáo viên hướng dẫn cho một số động tác múa phụ đơn giản như 
vậy là xong một tiết học. Với cách làm như vậy thấy tình trạng học sinh chưa có 
sự đam mê và chưa thích thú với học hát và tìm hiểu về các làn điệu dân ca mà 
cứ chạy đua theo dòng nhạc phong trào, nhạc trẻ hiện nay, vì giáo viên chưa 
chưa thực sự có phương pháp giảng dạy phong phú, hấp dẫn để lôi cuốn học 
sinh, nhiều em chưa có năng khiếu, chưa hiểu biết gì về các làn điệu dân ca, ngại 
khi thể hiện bản thân, đôi khi giáo viên chưa khôn khéo đánh giá học sinh trước 
lớp, làm cho các em cảm thấy tự ti, xấu hổ không dám thể hiện mình trước tập 
thể. Bên cạnh đó phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa 
quan tâm đến bộ môn Âm nhạc, và đặc biệt hơn nữa là học hát về các làn điệu 
dân ca. Vì vậy người giáo viên khi lên lớp không chỉ nắm vững kiến thức về các 
làn điệu dân ca, có phương pháp giảng dạy phong phú, đa dạng với nhiều hình 
thức để truyền thụ cho học sinh mà phải luôn gần gũi, quan tâm sâu sắc, lắng 
nghe ý kiến của các em nắm bắt và hiểu được tâm lí, sở thích của học sinh. 
Không những dạy những nội dung, kiến thức, kĩ năng của các làn điệu dân ca 
mà phải thường xuyên thay đổi, tìm ra những hình thức, phương pháp mới giảng 
dạy để tạo không khí sôi nổi cho các em có niềm đam mê, thích thú về học các 
bài hát dân ca hơn. Tổ chức nhiều hoạt động khác nhau, như tổ chức một số trò 
chơi có liên quan đến tiết học nhằm giúp các em giảm bớt căng thẳng vừa lĩnh 
hội được kiến thức vừa được vui chơi thoải mái. “Học mà chơi chơi mà học” vì 
khi tham gia trò chơi các em cảm thấy vui, phấn khởi được gần gũi với cô và 
bạn bè hơn, vì thế các em sẽ yêu thích và tự tin khi trình bày các bài hát dân ca. 
 Ngoài sự gần gũi, thân thiện với học sinh thì lời khen ngợi của giáo viên 
cũng rất quan trọng và cần thiết đối với học sinh vì lứa tuổi của các em rất thích 
 7
 Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp 4,5 trong trường Tiểu học
về cây xanh, Bắc kim thang là bài đồng dao (bản thân từ này không có nghĩa gì), 
cò lả diễn tả cánh cò bay chập chờn (con cò cũng là hình tượng người nông dân 
Việt Nam), bài cò lả hình thành từ câu ca dao:
 Con cò bay lả bay la
 Bay từ cửa sổ bay ra cánh đồng
 Trời sinh, mẹ đẻ tay không
 Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi
 Trước là nuôi cái thân tôi
 Sau nuôi bọn trẻ nên đời cò con
 - Nghe hát mẫu: Đối với quá trình dạy một bài hát, hát mẫu là một bước 
rất quan trọng. Hát mẫu để học sinh nghe và biết được giai điệu của bài hát, nắm 
được lời ca, tính chất của bài hát trước khi vào học từng câu. Đối với việc dạy 
một bài hát dân ca đòi hỏi giáo viên khi hát mẫu không những thuộc lời ca, hát 
đúng giai điệu của bài hát về cao độ, trường độ, nhịp phách mà hát mẫu các bài 
hát dân ca giáo viên còn thể hiện cho học sinh thấy rõ những chỗ luyến láy, dấu 
hoa mỹ và đặc biệt là thể hiện được sắc thái biểu cảm cũng như tính chất dặc 
trưng của bài hát dân ca. Điều đó giúp cho học sinh hình thành được giai điệu và 
động tác biểu diễn bài hát, gây được lòng yêu thích bài hát khi nghe cô hát mẫu. 
 Với việc dạy một bài hát dân ca mà nhất là học sinh lớp 4 lớp 5 giáo viên 
không chỉ cho học sinh nghe mẫu một lượt mà sau khi giáo viên hát mẫu cho các 
em nghe, giáo viên nên cho học sinh nghe lại để nắm được giai điệu của bài hát 
qua băng nhạc một hai lượt nữa và trong khi nghe, giáo viên yêu cầu học sinh 
vừa nghe vừa theo dõi vào lời ca của bài hát trong sách ( băng nhạc ghi âm bài 
hát phải là giọng thiếu nhi để các em thấy gần gũi với mình ), với phương pháp 
hát mẫu này sẽ giúp cho giáo viên khi dạy hát từng câu dễ dàng hơn.
 - Khởi động giọng: Khởi động giọng giúp định âm được giọng của học 
sinh để khi vào học hát sẽ không mắc phải lỗi hướng dẫn học sinh hát thấp quá 
hoặc cao quá. Luyện thanh, khởi động giọng phải dùng vần (các vần này tương 
 9
 Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp 4,5 trong trường Tiểu học
Cùng múa hát nào, cùng cất tiếng ca, mừng đất nước ta sống vui hòa 
 x x x x x x x 
 - Dạy hát từng câu: Trước khi vào dạy hát từng câu bất cứ một bài hát 
nào giáo viên cũng phải phân tích các ký hiệu Âm nhạc có trong bài hát cho học 
sinh biết. Đối với việc dạy hát các bài hát dân ca giáo viên lại càng phải phân 
tích kỹ bởi các bài hát dân ca thường hay có nhiều ký hiệu Âm nhạc, giáo viên 
giới thiệu bài hát viết ở nhịp mấy, bài hát chia làm mấy câu, trong bài có những 
ký hiệu âm nhạc nào, nốt nhạc cao nhất, nốt nhạc thấp nhất, những chỗ có dấu 
luyến hay là những câu có thêm những nốt nhạc nhỏ hơn bên cạnh gọi là dấu 
hoa mỹ 
 Tiếp theo là giáo viên dạy truyền khẩu theo lối móc xích từ câu này nối 
sang câu kia. Khi dạy hát một bài hát dân ca ngoài yêu cầu cần phải hát đúng 
lời, chính xác về cao độ, trường độ cũng như tiết tấu thì giáo viên phải hướng 
dẫn học sinh hát chính xác những chỗ luyến lên, luyến xuống, chỗ lấy hơi dài, 
tốc độ hát của bài hát vừa phải hay chậm rãi Muốn thực hiện tốt được điều 
này thì giáo viên phải hát thật chính xác, rõ ràng và hướng dẫn tỉ mỉ, kỹ càng 
cho học sinh.
 Năm bài hát dân ca trong chương trình Âm nhạc lớp 4 lớp 5 thì có tới 3 
bài viết ở nhịp thiếu nên khi hướng dẫn học sinh hát, giáo viên phải thật chú ý 
tới ô nhịp đầu tiên bởi nếu không hướng dẫn kỹ học sinh hát sẽ sai nhịp. Với 
những bài hát này giáo viên hướng dẫn học sinh hát vỗ tay theo phách và nhịp 
thì tiếng đầu tiên của bài các em mở tay ra hai bên rồi vào tiếng đầu tiên ở ô 
nhịp thứ hai mới vỗ tay vào nhau, có như vậy những ô nhịp sau học sinh mới vỗ 
tay đúng được. 
 Sau mỗi câu hoặc mỗi đọan, giáo viên nên đệm đàn hát mẫu lại cho các 
em nghe và kiểm tra so sánh giai điệu của bài. Việc tập hát từng câu và kết nối 
theo lối móc xích sẽ giúp các em nhanh nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai điệu 
 11
 Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_phuong_phap_day_hat_dan_ca_cho.doc