Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh Lớp 4 trong học nội dung bật xa

docx 14 trang lop4 12/01/2024 1381
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh Lớp 4 trong học nội dung bật xa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh Lớp 4 trong học nội dung bật xa

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh Lớp 4 trong học nội dung bật xa
 Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa ở trường TH Nguyễn Viết xuân
 MỤC LỤC
 Trang
P Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 2
 I. Đặt vấn đề 2
 II. Mục tiêu nghiên cứu 3
 Phần thứ hai:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
 I. Cơ sở lý luận của vấn đề 3
 II. Thực trạng vấn đề 4
 III. Các giải pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề 6
 1. Giai đoạn tạo đà 6
 2. Giai đoạn bật nhảy 7
 3. Giai đoạn trên không 8
 4. Giai đoạn tiếp đất 9
 IV. Tính mới của giải pháp 10
 V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 10
 Phần thứ ba: KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ 11
 I. Kết luận 11
 II. Kiến nghị 13
 III. Tài liệu tham khảo 14
 Giáo viên Nguyễn Thị Quỳnh _1_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa ở trường TH Nguyễn Viết xuân
vậy tôi lựa chọn viết xà chia sẻ sáng kiến “Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học 
sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân”. 
 II. Mục đích 
 Sáng kiến này nhằm giúp giáo viên dạy môn thể dục có biện pháp dạy học 
nội dung bật xa trong trường tiểu học đạt kết quả cao thông qua các bài học sửa 
lỗi cho học sinh. Giúp học sinh thực hiện kĩ thuật bật xa một cách chính xác, 
học sinh năng động hơn, hứng thú hơn, thích thú với môn bật xa, đó là yếu tố 
chính quyết định thành tích của học sinh.
 Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Chương trình thể dục lớp 4 được thực hiện theo phân phối chương trình 
và chuẩn kiến thức kĩ năng cụ thể là: mỗi tuần học 2 tiết, mỗi tiết học trung bình 
35 phút, cả năm 70 tiết; trong đó, học kỳ I là 18 tuần dạy 36 tiết, học kỳ II là 17 
tuần, dạy 34 tiết.
 Học sinh lớp 4 (9-10 tuổi), các em đã hoàn thiện về thể trạng hơn so với 
học sinh lớp 1, 2, 3, tốc độ phát triển cũng tăng lên rõ ràng, các em đã biết thực 
hành theo hướng dẫn của giáo viên ở mức độ cao. Hành động của các em 
chuyển dần từ thụ động đơn giản sang trạng thái tương đối chủ động và dần linh 
hoạt.
 Trước khi chưa áp dụng một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 
trong học nội dung bật xa. Tôi nhận thấy khi đến giờ học các em chưa có sự 
thích thú trong học, không tập trung chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, 
còn lười trong tập luyện, xem nhẹ giờ học thể dục, do đó các em không nắm 
vững kỹ thuật động tác một cách đúng nhất. Trong dạy môn thể dục, để có một 
tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, 
tập luyện, nắm vững nội dung bài học, thực hiện động tác một cách chính xác, 
hoàn hảo không có dấu hiệu mệt mỏi, đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, 
nghiên cứu bài học kĩ trước khi đến lớp.
 Môn Thể dục là môn dạy lí thuyết gắn liền với thực hành, biết lí thuyết để 
thực hành đúng, chính xác hơn và ngược lại quá trình thực hành giúp học sinh 
hiểu lí thuyết được sâu, đầy đủ và chắc chắn hơn, góp phần nâng cao hiệu quả 
học tập. Trong chương trình học thể dục lớp 4, bật xa là một nội dung gồm 
nhiều giai đoạn không cùng chu kì hoạt động nhiều trạng thái kĩ năng vận động 
khác nhau nhưng được ghép lại với nhau liên tục từ đầu đến cuối. Người bật có 
thể kéo dài quỹ đạo bay và đưa trọng tâm cơ thể vượt qua chướng ngại vật nằm 
ngang để đi xa đạt thành tích cao. Đối với học sinh lớp 4 ở trường tiểu học, kỹ 
thuật bật xa thông qua tập luyện cho thấy 100% học sinh trong trường thường 
mắc một số lỗi kĩ thuật cơ bản.
 Để hoàn thiện được kỹ thuật bật xa tốt phải phối hợp tốt kĩ thuật của bốn 
giai đoạn:
 Giáo viên Nguyễn Thị Quỳnh _3_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa ở trường TH Nguyễn Viết xuân
 2. Bật nhảy quá ngắn, quá dài hoặc giật cục. Bật nhảy yếu không có lực. 
 Sự phối hợp giữa chân bật và tay không đồng bộ.
 3. Không có giai đoạn bung rướn người trên không, thu chân bật quá 
 sớm. Không tạo được tư thế ngồi trên không.
 4. Gập duỗi chân ra trước không nhanh, không tích cực. Chạm cát xong 
 người thả lỏng dẫn đến cơ thể đổ ra phía sau.
 Sau đây là bảng thống kê khi tôi chưa áp dụng một vài kinh nghiệm sửa lỗi 
 cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa năm học 2016 - 2017 (từ tháng 1 
 đến tháng 3).
 - Đối với học sinh nam
Tổngsố Dưới mức Mức Trung Trên mức Trung bình
 HS Trung bình bình cần đạt 
 (120 cm) (120 cm) 140 cm 150 cm 160 cm
 28 SL % SL % SL % SL % SL %
 3 10,7 15 53,5 5 17,8 3 10,7 2 7,1
 - Đối với học sinh nữ
 Tổngsố Dưới mức Mức Trung Trên mức Trung bình
 HS Trung bình bình cần đạt 
 (100 cm) (100 cm) 130 cm 140 cm 150cm
 23 SL % SL % SL % SL % SL %
 3 13 11 47,8 5 21,7 2 8,6 2 8.6
 Trong dạy học bật xa kỹ thuật bật nhẩy không khó nhưng để bật nhẩy đảm bảo đúng kỹ thuật thì mới có được thành tích cao thì không phải là dễ. Sau đây là các giai đoạn kỹ thuật chuẩn của nội dung bật xa trong chương trình lớp 4, gồm 4 giai đoạn: 
 1. Giai đoạn tạo đà: Tư thế chuẩn bị hai bàn chân chụm, mũi chân sát 
 mép vạch xuất phát, hai tay buông tự nhiên.
 2.Giai đoạn bật nhảy: Đưa hai tay ra trước lên cao kết hợp dướn thân, hai 
 bàn chân kiễng.
 3.Giai đoạn trên không: Hai bàn chân đạp mạnh xuống đất kết hợp với 
 đánh mạnh tay lấy đà để bật người rời khởi mặt đất lên cao ra trước.
 4.Giai đoạn tiếp đất: Khi hai bàn chân chạm đất, chùng chân để giảm 
 chấn động phối hợp đưa hai tay về trước để giữ thăng bằng.
 Giáo viên Nguyễn Thị Quỳnh _5_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa ở trường TH Nguyễn Viết xuân
thẳng hướng. Trong các giờ dạy tôi cho các em bật tăng tốc mỗi hàng cách nhau 
1,5m để dễ quan sát. 
 - Áp dụng nhịp vào các bước tạo đà cuối. Cho lặp lại nhiều lần cho quen 
cách phối hợp để trọng tâm ổn định. Bật toàn bộ đà 5- 6 lần. Tốc độ cao lấy mức 
thành tích cao nhất.
 2. Bài tập sửa lỗi cho giai đoạn 2: Giai đoạn bật nhảy
 Giai đoạn này gồm 5 bước
 Bước 1: Hai chân giậm nhảy khuỵu gối.
 Bước 2: Giậm mạnh, nhanh lên ván giậm nhảy.
 Bước 3: Tư thế giậm của bàn chân lên ván chuyển từ gót lên nửa trước 
bàn chân.
 Bước 4: Chân giậm đạp hết sức tích cực, chủ động kết hợp với đánh tay 
và chân lăng ra trước - lên cao.
 Bước 5: Giậm nhảy nhanh mạnh, phối hợp nhịp với tốc độ tạo đà.
 Một số lỗi học sinh thường mắc phải như: Đặt chân giậm nhảy quá xa, 
quá sát hoặc giật cục. Giậm nhảy yếu không có lực. Sự phối hợp giữa chân và 
tay không đồng bộ.
 Tập đặt chân giậm nhảy; Đặt chân giậm nhảy vào ván giậm. Giáo viên làm 
mẫu sau đó cho học sinh chỉnh lại đà, xác định lại thời điểm giậm nhảy. Tập 
cách đặt chân giậm nhảy vào sát mép ván giậm. Cho học sinh xếp thành hai 
hàng ngang, các em hàng đầu đạt chân lên ván giậm, mũi chân chạm ván. Các 
em hàng sau giữ hai tay em hàng trước. Học sinh hàng trước giữ chân thẳng, gối 
chân trước hơi trùng xuống sau đó đồng thời với việc đạp chân.
 - Mô phỏng cách đặt chân trên vị trí giậm nhảy phối hợp với chân và đánh 
tay.
 Lúc đặt chân vào vị trí giậm nhảy, hai chân bắt đầu chuyển đùi về trước lên 
trên, hai tay được nâng ra trước lên trên, hai tay được nâng cao hơn để giữ 
thăng bằng.
 Giáo viên vừa làm mẫu, vừa hướng dẫn cho học sinh tập.
Cách tổ chức tập luyện: Giáo viên cho lần lượt các em thực hiện động tác đặt 
chân giậm nhảy mỗi em một lần. Giáo viên quan sát sửa sai cụ thể
 Giáo viên Nguyễn Thị Quỳnh _7_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa ở trường TH Nguyễn Viết xuân
 Đội hình chơi trò chơi 
 Mô phỏng động tác chân lăng và chân giậm giai đoạn trên không qua 
tranh.
 4. Bài tập sửa lỗi cho đoạn 4: Giai đoạn tiếp đất
 Gồm 2 bước
 Bước 1: Chủ động co chân để giảm chấn động, không để bất kỳ một bộ 
phận nào của cơ thể chạm đất phía sau hai chân.
 Bước 2: Động tác tiếp đất phải khéo léo, chủ động, tận dụng tối đa thành 
tích tạo đà và giậm nhảy tạo nên.
 Một số lỗi học sinh thường mắc phải: Gập duỗi chân ra trước không 
nhanh, không tích cực. Chạm cát xong người thả lỏng dẫn đến cơ thể đổ ra 
phía sau. Tập tiếp đất bằng hai chân qua một số bài tập. Tập rơi từ trên bục 
cao 15 – 20 cm xuống cát. Có yêu cầu gập thân về trước. Hoàn chỉnh kĩ thuật 
tiếp đất bằng hai chân. Khi tiếp đất phải trùng gối để tránh chấn thương.
 - Nhảy qua dây chun tư thế ở giai đoạn bay sau đó thực hiện chạm cát. 
Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”
 Đội hình chơi trò chơi
 Phát triển sức mạnh của chân, khả năng phối hợp nhanh nhẹn, khéo léo.
 Chuẩn bị: Kẻ vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát 0,8 - 1,5m của mối hàng 
kẻ 10 ô chữ nhật, mỗi ô có cạnh 0,4m, cạnh kia 1 - 1,5m. Tập hợp lớp thành 4 
hàng dọc (tương ứng với mỗi ô đã chuẩn bị), sau vạch xuất phát.
 Cách chơi: Lần lượt từng em của mỗi hàng bật nhảy bằng hai chân từ vạch 
xuất phát vào ô số một, sau đó nhảy tách hai chân vào ô số hai và số ba, tiếp tục 
 Giáo viên Nguyễn Thị Quỳnh _9_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa ở trường TH Nguyễn Viết xuân
 Cụ thể: + Nam, nữ bật xa trung bình tăng 40 đến 45cm
 + Nam, nữ có thành tích tốt là 1m85 đến 1m90
 Đây là tiền đế giúp tôi có động lực ôn tập cho học sinh đạt kết quả cao 
trong giải điền kinh năm học 2018-2019, kết quả có em Nguyễn Văn Nam đã 
đạt giải Ba môn điền kinh cấp huyện với nội dung bật xa, thành tích của em là 
2,2m. Với thành tích này các em có nhiều cơ hội được Trung tâm TDTT Tỉnh 
lựa chọn đào tạo vận động viên thành tích cao. 
 Phần thứ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 I. Kết luận
 Tập luyện thể dục thể thao bao giờ cũng dẫn đến sự mệt mỏi, làm giảm sút 
tạm thời năng lực làm việc. Nhờ quá trình nghỉ ngơi tích cực, ăn uống phù hợp 
cơ thể sẽ được phục hồi. Quá trình hồi phục diễn ra ngay sau khi kết thúc tập 
luyện và có thể kéo dài trong một vài ngày tùy theo mức độ nặng, nhẹ của lượng 
vận động trong buổi tập trước đó. Hồi phục không chỉ làm cho các chức năng 
của cơ thể về mức ban đầu mà còn có khả năng cao hơn (còn gọi là hồi phục 
vượt mức). Tổng hợp hiệu quả tập luyện trong một giai đoạn nhất định bao gồm 
nhiều buổi tập sẽ tạo được sự thích ứng và nâng cao được sức khỏe, thể lực, 
trình độ vận động cho người tập.
 Trong quá trình giảng dạy tôi đã vận dụng một số phương pháp, biện pháp 
đã trình bày ở trên, kết quả đạt được rất tốt. Các em đã có ý thức tự giác tập 
luyện khắc phục những khó khăn, mệt mỏi, gian khổ, có ý chí kiên cường sức 
chịu đựng lượng vận động tăng dần trong một thời gian dài để hoàn thành được 
bài tập và nâng cao sức khỏe cho bản thân. Việc rèn luyện các tố chất thể lực 
được nâng lên rõ rệt, sức khỏe được đảm bảo. Từ đó tạo điều kiện tốt cho các 
em có sức khỏe để học tập tốt và làm tăng đời sống tinh thần thêm phong phú, 
dũng cảm, mưu trí trong công việc, tăng thêm sự hiểu biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn 
nhau trong học tập, tránh xa lối sống bê tha, các tệ nạn xã hội, có cuộc sống vui 
tươi, lành mạnh, lạc quan và yêu đời. Các em thực sự say mê luyện tập và đã 
đạt được những kết quả tốt trong các giờ kiểm tra, thi đua, thi đấu giữa các lớp 
trong trường. Và các em đã mạnh dạn khi tham gia các giải thi đấu trong trường 
và trong toàn huyện. 
Bản thân tôi qua quá trình nghiên cứu các bài tập này cũng tự rút ra được kinh 
nghiệm như sau: 
 - Đối với giáo viên:
 + Phải xác định rõ nội dung và kiến thức cần tập luyện theo chuẩn kiến 
thức kĩ năng của môn học, nghiên cứu bài tập, thực hành thành thục các các kĩ 
thuật động tác. 
 + Hiệu lệnh giáo viên phải đủ to, đủ rõ, chuẩn xác. 
 Giáo viên Nguyễn Thị Quỳnh _11_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_sua_loi_cho_hoc_si.docx