Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc Lớp 4
GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Khi tốt nghiệp ra trường tôi cầm trên tay giấy quyết định về trường Tiểu học Phước Sang. Lúc ấy tôi rất vui và hãnh diện là một giáo viên chuyên nhạc vì theo tôi được biết thì những năm trước đó không có giáo viên chuyên nhạc. Vui là vì được về công tác ở huyện nhà, nơi mà tôi hằng mong ước. Nhưng rồi một thoáng lo âu lại đến trong lòng tôi, tôi lo sợ vì từ trước đến nay tất cả mọi người đều cho âm nhạc là một môn học phụ. Càng lo bao nhiêu thì tôi càng muốn đến ngay ngôi trường đó để xem tình hình nơi đó như thế nào, sự nhận thức của Phụ huynh học sinh và cả những giáo viên đang công tác ở đó. Và diều quan trọng hơn hết là điều kiện cơ sở vật chất cũng như sự quan tâm của BGH nhà trường đối với môn học này như thế nào? Vì Âm nhạc là một môn học giúp học sinh thoải mái tinh thần cũng như giúp học sinh phát triển khả năng thưởng thức cái hay, cái đẹp. Mục đích giáo dục hiện nay của là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đỏi hỏi của cuộc sống hiện đại.Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiên thức khoa học và xã hội mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng.Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được. Mà một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật.Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan trọng.Trong những năm gần đây, nắm băt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ.Trong nhà trường phổ thông, đặc biêt là ở bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải TRANG 1 GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN đưa ra một vài phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh lớp 4 nhằm góp một phần nhỏ bé cho nền giáo dục nước nhà mà đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ. Đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong những năm giảng dạy tại trường Tiểu học. II/ Đối tượng nghiên cứu: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc lớp 4 Toàn thể học sinh lớp 4 Lớp 4A 1: 23 HS Lớp 4A 2: 22 HS III/ NỘI DUNG: 1/ Thực trạng của vấn đề: Môn âm nhạc có thể nói là một môn học không thể thiếu trong chương trình học ở bậc Tiểu học, bậc trung học cũng như âm nhạc không thể thiếu trong cuộc sống. Nhưng để học môn âm nhạc một cách có hiệu quả nhất đòi hỏi phải có năng khiếu và nếu như không có năng khiếu thì đòi hỏi người truyền thụ kiến thức âm nhạc phải có một trình độ nhất định và một phương pháp tốt nhất mới có thể giúp các em học sinh nắm được kiến thức âm nhạc vững chắc và một sự đam mê đối với môn học. Âm nhạc ở bậc Tiểu học được xem là tiền đề giúp các em tiến tới một kiến thức sâu hơn khi lên cấp 2 và giúp các em có một tinh thần thoải mái, sảng khoái mà không bị căng thẳng. Do chưa có giáo viên chuyên nhạc nên kiến thức âm nhạc của các em còn nhiều hạn chế là điều tất nhiên. Từ đó việc truyền thụ kiến thức mới cho các em cũng gặp không ít khó khăn vì đa số trước đây các em học âm nhạc theo kiểu máy móc, truyền miệng mà không hề có một kiến thức căn bản nào. Bên cạnh đó, hai năm đầu tôi còn phải tạo cho các em một cảm giác thoải mái khi học vì các em thấy âm nhạc rất xa lạ với đời sống. điều này cũng rất dễ hiểu vì do điều kiện kinh tế của xã còn nhiều khó khăn nên các em ít được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng và nhất là hạn chế trong việc tiếp xúc âm nhạc nên dẫn đến sự mới mẻ khi các em làm quen với những bài hát TRANG 3 GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN Vậy làm thế nào để các em hát đúng giai điệu, đúng tính chất các bài hát, đọc đúng độ cao, trường độ, tiết tấu của các nốt nhạc trong một bài tập đọc nhạc? Trước tiên phải xác định đúng tầm cữ giọng phù hợp lứa tuổi của các em, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau để phát triển năng lực nghe nhạc và cảm thụ Âm nhạc. Ngoài việc xác định tầm cữ giọng phù hợp cho học sinh, để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm thế thoải mái, một hứng thú khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác giai điệu các bài hát, bài tập đọc nhạc. Phải giúp các em hiểu được ý nghĩa lời ca, cảm nhận được những tình cảm tươi vui, nhí nhảnh hay trầm lắng, nhẹ nhàng trong giai điệu từng bài hát, từng bài tập đọc nhạc. Là một giáo viên chuyên nhạc tôi đã nỗ lực giảng dạy hết khả năng của mình và mong muốn các em học sinh có được một khiến thức âm nhạc căn bản, từ đó giúp các em tự tin hơn trong giờ học hát kể cả những học sinh ít có năng khiếu môn học này. Dựa vào cơ sở lý luận trên cùng với thời gian giảng dạy tại trường Tiểu học tôi đã tìm hiểu khả năng học tập bộ môn Âm nhạc của học sinh 2 lớp 4A1 và lớp 4A2. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức. Điều tra khảo sát động cơ học tập môn âm nhạc của học sinh: Trên cơ sở đặt câu hỏi qua phiếu điều tra trắc nghiệm: Em có thích học bộ môn Âm nhạc không? Vì sao thích? Vì sao không? Kết qua thu được như sau: KẾT QUẢ STT NGUYÊN NHÂN LỚP 4A1 LỚP 4A2 Do môn Âm nhạc hấp dẫn, 1 12/23 HS = 52,2% 11/22 8HS = 50 % dễ học, thoải mái Do môn Âm nhạc khó nhớ, 2 4/23 HS = 17,4% 4/22 HS = 18,2% hay quên TRANG 5 GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp dưới, các em đã được làm quen với các kỹ năng ca hát, đó là các kỹ thuật cơ bản như tư thế ngồi hát, Sang lớp 4, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước đó là các em làm quen với cách đọc nhạc và cách thể hiện một bài hát có sắc thái, tình cảm. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất. a) Xây dựng phương pháp dạy hát. + Phương pháp dạy tập hát bài mới. Việc đầu tiên khi hướng dẫn học sinh học một giờ Âm nhạc nói chung và tập hát bài mới nói riêng là giúp các em thực hiện qua bước luyện thanh và tư thế đứng luyện thanh là phải đứng nghiêm nhưng thả lỏng 2 tay và điều quan trọng là lấy hơi bằng bụng. Do cao độ, trường độ của các câu hát thường xuyên thay đổi tác động rất lớn đến thanh quản của các em, để bảo vệ giọng và giúp cho giọng của các em phát triển bình thường giáo viên phải hướng dẫn các em qua bước khởi động, đây là giai đoạn chuẩn bị còn gọi là luyện thanh. Tuy nhiên chỉ cần hướng dẫn các em thực hiện bài tập thay đổi cao độ, tiết tấu đơn giản, dễ thực hiện. Ví dụ Mẫu 1: Mẫu 2: TRANG 7 GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN điệu bài hát, việc cho các em nghe bài hát mẫu thường thì có rất nhiều cách như thông qua băng, đĩa nhạc. Nhưng riêng tôi thì tôi chỉ sử dụng cách hát mẫu do chính mình hát. Sở dĩ tôi thực hiện cách này là giúp cho học sinh sự thích thú đối với bài hát và giúp các em sau tiết học hát có thể thực hiện lại những động tác mà giáo viên đã làm mẫu. Làm như vậy, các em sẽ cảm nhận được giai điệu, tính chất của bài . Hơn nữa, việc giáo viên làm mẫu trực tiếp còn gây được sự hứng thú chú ý hơn cho các em. Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu theo bản năng và cảm tính. Do đó, cho các em nghe hát mẫu và đọc lời ca của bài hát là việc làm không thể thiếu được, ở phần này giáo viên phải giải nghĩa và luyện đọc những từ khó sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa của lời ca. Ngoài ra giáo viên cần nhắc nhở học sinh những chỗ luyến trong bài hát để học sinh không bở ngỡ khi hát cả câu hát. Việc đọc lời ca theo tiết tấu sẽ giúp các em phần nào cảm nhận được tính chất nhịp điệu của bài, người giáo viên chỉ cần hướng dẫn rõ thêm một chút là các em có thể hình dung được những chỗ ngân hay nghỉ sau mỗi câu của bài hát vì ở việc làm này các em đã được đọc từng câu theo ý nghĩa câu hát. Ví dụ: Trong bài “ Em yêu hoà bình” (Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn). Khi hướng dẫn đọc lời ca, phải giúp các em thể hiện được tiết tấu lặng đen, lặng đơn, nốt móc đơn có chấm dôi, móc kép trong bài bằng cách đọc, gõ nhạc cụ gõ hay vỗ tay theo tiết tấu như sau: Đọc 2 Em yêu hoà bình, yêu đất nước Việt Nam, yêu từng gốc đa bờ 4............................................................................................................................................................ Gõ: x x x x x x xx x x x 2 tre đường làng. 4............................................................................................................................................................ Gõ: x x xx Để các em đọc chính xác tiết tấu và ngắt cuối câu, giáo viên chỉ bảng phụ và đọc mẫu hướng dẫn các em đọc theo mẫu. TRANG 9 GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN giáo viên sẽ tập hát kết nối theo lối móc xích sẽ giúp các em mau nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai điệu hơn. Việc củng cố luyện tập từng đoạn của bài hát ngoài việc giúp các em cảm nhận giai điệu và lời ca nó còn giúp cho các em tự tin hát đúng cao độ, câu hát không rời rạc, không ê a, phát âm nhả tiếng rõ lời. Ví dụ: Ở tiết PPCT: tiết 8 Học hát bài: “ Trên ngựa ta phi nhanh” của nhạc sĩ Phong Nhã. câu hát thứ hai các em hay hát sai cao độ như sau: + Hát đúng bản nhạc: Trên đường ghập ghềnh, ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh Trên đường ghập ghềnh, ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh + Hát sai bản nhạc: Trên đường ghập ghềnh, ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh Trên đường ghập ghềnh, ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh Như vậy, ở 2 câu nhạc này các em hát giống như nhau, “ Trên đường ghập ghềnh, ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh” mà đúng ra các em phải hát chênh lên một cung. Sự nhằm lẫn này tôi gặp thường xuyên trong quá trình giảng dạy mặc dù giáo viên đã đàn và hát giai điệu cho các em nghe. Giải quyết vấn đề này, giáo viên chỉ cần đàn đúng theo bản nhạc cho học sinh nghe khoảng 3 lần, sau đó hát mẫu lại câu hát đó và bắt nhịp cho tập lại theo đúng bản nhạc. Cũng có thể đàn theo cao độ các em hát sai và đàn theo đúng bản nhạc để các em so sánh nhiều lần. Làm như vậy sẽ giúp các em tự nhận biết và sửa lỗi cho TRANG 11 GV: THÁI THỊ THANH TUYỀN Cách 1: Gõ đệm theo phách 2 Trên đường gập ghềnh, ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh 4 Gõ: x x x x x x x Cách 2: Gõ đệm theo nhịp 2 Trên đường gập ghềnh, ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh 4 Gõ: x x x x Cách 3: Gõ đệm theo tiết tấu lời ca. 2 Trên đường gập ghềnh, ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh 4 Gõ: x x x x x x x x x x Để khích lệ các em trong học tập và tạo điều kiện cho các em chứng minh khả năng cảm nhận của mình, sau khi nắm được cơ bản giai điệu của bài hát giáo viên sẽ tiến hành cho học sinh hát lại cả bài dưới sự bắt nhịp của giáo viên, giáo viên đếm phách cho các em vào. Ví dụ:Bài hát ở nhịp 2 và không có nhịp lấy đà thì giáo viên sẽ đếm:1,2 4 Bài hát ở nhịp 2 nhưng có nhịp lấy đà giáo viên sẽ đếm: 2,1 4 Bài hát ở nhịp 3 hay 4 thì giáo viên có cách đếm khác đúng 4 4 với Từng bài. Nhưng thông thường những bài hát ở lớp 4 kể cả những bài Tập đọc nhạc đa số viết ở nhịp 2. 4 Sau đó giáo viên phải tổ chức cho các em thể hiện theo các hình thức đơn ca, song ca hoặc tốp ca. ở giai đoạn này việc động viên, khuyến khích các em là hết sức quan trọng cho dù các em có thể chưa thực hiện được bài hát một cách chính xác và tốt nhất giáo viên vẫn phải có lời khen ngợi các em bằng một đơn giản như: “Em hát tương đối đúng nhưng nếu em cố gắng hơn một chút thì sẽ hay hơn rất nhiều”. TRANG 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_to.doc