Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp để nâng cao thể lực cho học sinh Lớp 4

doc 26 trang lop4 22/01/2024 1531
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp để nâng cao thể lực cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp để nâng cao thể lực cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp để nâng cao thể lực cho học sinh Lớp 4
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẶNG TRẦN CÔN
 -----------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ NÂNG CAO 
 THỂ LỰC CHO HỌC SINH LỚP 4
 Họ và tên: Trần Ngọc Túy
 Môn: Thể dục
 Cấp học: Tiểu học
 NĂM HỌC: 2018 - 2019 3. Phương pháp phát triển tố chất khéo léo.....................................................15
4. Phương pháp, biện pháp phát triển tố chất mềm dẻo ..................................16
5. Xây dựng phương pháp kiểm tra y học thể dục thể thao ............................17
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ........................................................20
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................21
1. Kết luận .......................................................................................................21
2. Kiến nghị.....................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................23 nhanh nhẹn, có tinh thần tập thể cao.
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 3.1 Nhiệm vụ và nâng cao sức khỏe
 Sức khỏe là tài sản thiêng liêng, là vốn quý nhất của mỗi con người và cộng 
đồng xã hội. Yêu cầu của việc tập luyện thể dục thể thao nhằm phát triển hài hòa 
hình thái chức năng của cơ thể, tư thế, trình độ, tăng trưởng của học sinh, chức năng 
chỉ năng lực hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể như: thần kinh, tuần 
hoàn, hô hấp, vận động. Hình thái chức năng phát triển sẽ phát huy tối ưu các năng 
lực hoạt động như: đi, chạy, nhảy, ném. Để đạt trình độ thể lực tốt, phát triển các 
phẩm chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền.
 3.2. Nhiệm vụ giáo dưỡng
 Giáo dục các phẩm chất vận động cơ bản cần thiết cho cuộc sống hàng ngày 
như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, đồng thời trang bị cho học sinh những tri thức 
cần thiết về lĩnh vực thể dục thể thao với mục đích sử dụng có hiệu quả các 
phương tiện tập luyện trong sinh hoạt, học tập và lao động.
 3.3. Nhiệm vụ giáo dục
 Hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức tốt cho học sinh như: ý thức 
tổ chức trong các buổi tập, sự thống nhất giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập 
thể trong tập luyện. Mặt khác thông qua tập luyện và thi đấu thể dục thể thao còn 
tăng cường tính đoàn kết hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau. Đồng thời còn hình thành 
các phẩm chất, ý chí cho học sinh như tinh thần vượt gian khổ, ý chí kiên cường 
rèn luyện tinh thần dũng cảm, tính linh hoạt, mưu trí, những phẩm chất đó rất cần 
cho con người mới năng động và sáng tạo. Góp phần tích cực vào việc giáo dục trí 
tuệ, giáo dục lao động và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài tôi đã có những phương pháp sau:
 4.1. Nghiên cứu lí luận
 Tôi đã sử dụng các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm mục đích thu thập 
những tri thức lí luận được lựa chọn hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí 
của học sinh tiểu học làm cơ sở phân tích những kết quả thu được.
 2/23 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận
 Giáo dục thể chất là một môn học trong các cấp học, ngành học của hệ thống 
giáo dục từ Tiểu học đến Đại học .
 Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục tác 
động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp và phương tiện nhằm phát triển 
các năng lực vận động của con người. Cụ thể là rèn luyện kỹ năng, hình thành các 
kỹ xảo vận động và phát triển các phẩm chất thể lực. Chính vì vậy mà trong ngành 
giáo dục ở nước ta hiện nay, giáo dục thế chất đã trở thành môn bắt buộc quan 
trọng để giáo dục cho thế hệ trẻ, góp phần tạo nên sự phát triển hài hòa giữa thể 
chất và tinh thần cho con người.
 Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận 
không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta. Sự nghiệp 
giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần hết sức quan trọng 
trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và 
thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, giữ vũng 
và tăng cường an ninh quốc phòng.
 Các chỉ số về số lượng bên ngoài của sự phát triển các tố chất bao gồm những 
thay đổi về số đo như chiều cao, cân nặng, các vòng đo, lực bóp tay, sức bật, sức 
bền Còn đặc điểm về sự phát triển thể chất về mặt chất lượng thể hiện trước hết 
ở sự biến đổi cơ bản các khả năng chức phận của cơ thể theo các thời kì và các giai 
đoạn phát triển lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, giới tính và trình độ tập luyện.
 Phát triển thể chất vừa là một quá trình tự nhiên bởi vì nó phát triển trên cơ sở 
tự nhiên theo bẩm sinh di truyền và tuân theo các quy luật tự nhiên như: quy luật 
thống nhất cơ thể với môi trường, quy luật tác động qua lại giữa sự thay đổi cấu 
trúc chức năng của cơ thể, quy luật thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất 
trong cơ thế. Nó vừa phụ thuộc vào các điều kiện sống xã hội và hoạt động của con 
người như điều kiện phân phối và sử dụng sản phẩm vật chất (ăn, uống); sinh hoạt 
(vui chơi giải trí, nghỉ ngơi); lao động sản xuất, giáo dục, thể dục thể thao...
 Sự phát triển các tố chất thể lực cho học sinh có thể điều khiển theo sự dẫn 
 4/23 nhằm phục vụ sức khỏe của nhân dân đây là một công tác trong những công tác 
cách mạng khác".
 Đảng - Bác Hồ chứng ta rất coi trọng công tác thể dục thể thao, xem Giáo dục 
thể chất là một bộ phận khăng khít của giáo dục cộng sản chủ nghĩa.
 Ngày nay đất nước đang đứng trước sự đổi mới và phát triển thì phong trào 
thể dục thể thao càng được chú trọng, nó góp phần vào giáo dục con người toàn 
diện. Đặc biệt là ở các trường phổ thông việc phát triển các tố chất thể lực để 
nâng cao sức khỏe cho các em học sinh hiện nay là một vấn đề hết sức cần thiết. 
Đây cũng chính là mục đích chính để tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.
 II. Thực trạng của vấn đề.
 1. Thuận lợi
 Trong bối cảnh hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới 
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh 
trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại, các em có điều 
kiện để tiếp thu được nhiều tri thức khoa học và cách tiếp cận vấn đề ngày càng 
tiến bộ hơn.
 Những năm gần đây đội ngũ giáo viên thể dục ngày càng được nâng cao 
về mặt chất lượng. Các giáo viên đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Hàng 
năm, đa số giáo viên được dự các lớp tập huấn về chuyên môn. Về số lượng 
ngành giáo dục của chứng ta đã có tương đối đầy đủ giáo viên đảm bảo cho 
việc giảng dạy.
 Hiện nay việc giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường đang phát triển 
và được nhiều tổ chức xã hội và gia đình quan tâm.
 Đặc biệt là chính sách của Đảng - nhà nước ta rất coi trọng nền giáo dục xem 
giáo dục là nhiệm vụ “quốc sách hàng đầu”. Tổng chi cho giáo dục là 20 % trong 
tổng thu ngân sách nhà nước, đây là những thuận lợi để cho các em học sinh có 
điều kiện tiếp thu tri thức khoa học một cách tốt nhất.
 2. Khó khăn
 Chúng ta thường nghĩ rằng, luyện tập thể dục thể thao đơn giản chỉ là để thư 
giãn và rèn luyện cơ bắp, tuy nhiên, thực tế cho thấy luyện tập thể dục thể thao còn 
 6/23 và tư thế của con người, củng cố sức khỏe và hình thành hệ thống các kỹ năng, kỹ 
xảo vận động. Những yếu tố đó góp phần rèn luyện và hình thành nhân cách con 
người mới. Quá trình phát triển mạnh mẽ của lứa tuổi học sinh không thể thiếu tác 
dụng tích cực của giáo dục thể chất và thể thao ở trường học. 
 + Góp phần trang bị cho học sinh những năng lực nhất định về trí tuệ, tư duy 
và thể chất, cùng những phẩm chất đạo đức nhằm giúp các em hoàn thành chương 
trình học tiểu học và giáo dục thể chất trong nhà trường.
 + Học sinh ở lứa tuổi này tự giác, tích cực vận động sẽ góp phần giải quyết 
các nhiệm vụ giáo dục chung (đạo đức, nhận thức, thẩm mỹ và lao động...) đồng 
thời cũng là phương tiện có hiệu quả trong việc phòng chống các hiện tượng tiêu 
cực thâm nhập học đường, mặt khác tất cả những vấn đề nêu trên đều như một thể 
thống nhất, hữu cơ và có tác dụng quyết định đối với sự phát triển của học sinh mà 
điều này không có được nếu như không có một quá trình giáo dục nghiêm túc và 
công phu.
 Sức khỏe của con người được cấu thành bởi 3 yếu tố quan trọng đó là: Ăn 
uống; nghỉ ngơi và tập luyện thể dục thể thao. Trong các yếu tố đó mỗi cá nhân 
con người có thể tự điều chỉnh để nâng cao sức khỏe cho bản thân.
 Tố chất thể lực của con người được chia thành những tố chất sau: Sức nhanh, 
sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo.
 Huấn luyện thể lực để nâng cao sức khỏe cho các em học sinh lớp 4 trước hết 
cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
 - Giáo dục phẩm chất đạo đức và tâm lý.
 - Chuẩn bị thể lực chung, kỹ năng và năng lực vận động.
 - Các phương tiện huấn luyện.
 - Các bài tập phát triển các tố chất vận động
 -Các phương tiện tâm lý, vệ sinh, các yếu tố lành mạnh của tự nhiên.
 Quá trình huấn luyện để nâng cao thể lực cần chú ý đến lượng vận động như 
là thời gian tập luyện, cường độ lượng vận động, số lần lặp lại, quãng nghỉ, cần 
phải tuân thủ theo các nguyên tắc tập luyện.
 - Nguyên tắc tự giác tích cực
 8/23 Biện pháp:
 - Người mới tập luyện cần tập với bài tập trọng lượng trung bình hoặc nhỏ, 
lặp lại tối đa hoặc gần tối đa.
 - Khi sức khỏe tốt thì sử dụng bài tập có trọng lượng trung bình với số lần lặp 
lại giới hạn, thời gian nghỉ đây đủ khoảng 3-4 phút để hồi phục.
 - Trong mỗi buổi, tập sử dụng hai đến ba bài tập trên, nghỉ giữa quãng hợp lí, 
số lần lặp lại phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Hiệu quả của biện pháp này là nó tạo điều kiện để tiếp thu kĩ thuật động tác, 
tăng nhanh hình thái cơ (cơ to ra), ngăn ngừa được chấn thương, phù hợp với 
người mới tập, nâng cao thể lực và sức khỏe cho người tập.
 1.3. Phương pháp gắng sức tối đa (sức mạnh tuyệt đối)
 Sử dụng phương pháp tăng tiến, phương pháp lặp lại, tập với sự gắng sức tối 
đa nhằm huy động lớn nhất bộ máy thần kinh - cơ tham gia hoạt động.
 * Bài tâp: Đẩy xe cút kí, kéo xà đơn...
 Biện pháp:
 - Mới mở đầu tập luyện trọng lượng khoảng 40 - 50 % sau đó tăng dần lên với 
cường độ 90 - 100 % sức tối đa thời gian nghỉ đầy đủ 5 - 10 phút để hồi phục.
 Hiệu quả của biện pháp này là tăng nhanh sự phát triển của cơ bắp, có sức 
khỏe tốt phù hợp với những người thường xuyên tập luyện.
 1.4. Phương pháp tập sức mạnh tốc độ
 Sử dụng phương pháp lặp lại, phương pháp tăng tiến, phương pháp biến đổi.
 * Bài tập: Tập sức bật của chân thuận trong giậm nhảy cao, nhảy xa, ...
 Biện pháp:
 Sử dụng những bài tập có trọng lượng nhỏ, yêu cầu tốc độ nhanh, liên tục; 
quãng nghỉ ngắn, lặp lại tối đa.
 Hiệu quả của biện pháp này là tạo điều kiện tốt để tiếp thu động tác mới, tăng 
hình thái cơ, phát triển tốc độ, tăng cường thể lực và sức khỏe cho người tập.
 1.5. Tập sức mạnh - bền
 * Biện pháp:
 Sử dụng những bài tập trọng lượng nhỏ, lặp lại nhiều lần đến giới hạn.
 10/23 * Biện pháp:
 - Người tập cố gắng phản ứng lại với tín hiệu tốc độ lớn nhất và thực hiện các 
động tác. Sau mỗi lần tập giáo viên báo thời gian để các em biết.
 - Thực hiện như trên nhưng người tập tự đánh giá thời gian. Sau đó giáo viên 
báo thời gian thực tế và so sánh. Nhiều lần như vậy người tập sẽ cảm giác được tốc 
độ chính xác.
 - Chạy với tốc độ định trước. Có nghĩa là người tập có thể định trước thời gian 
hoặc khối lượng tập luyện.
 Hiệu quả của biện pháp này là giúp phát triển phản ứng nhanh của người tập 
và sức nhanh tốc độ, đồng thòi cảm nhận sức lực mình khi thực hiện bài tập, nâng 
cao tinh thần tự giác tích cực trong tập luyện.
 2.2.2. Phương pháp tập phản ứng vận động phức tạp
 Tập phản ứng đối với các vật di động thường gặp trong các môn bóng và các 
môn đối kháng cá nhân.
 * Bài tâp: Tập thi đấu bóng đá. Trò chơi với bóng.
 Phản ứng vận động gắn liền với việc phải lựa chọn một hành động cần thiết 
trong những hành động có thể xảy ra để đáp lại một cách thích hợp với sự thay đổi 
của tình huống trong tập luyện và thi đấu trong các môn bóng.
 Biện pháp tâp luyện:
 - Tăng tốc độ di chuyển của đối tượng.
 - Tăng sự đột ngột của đối tượng.
 - Rút ngắn cự li, thu hẹp hình dạng đối tượng
 Hiệu quả của biện pháp này là rèn luyện cho người tập phải nhận biết đối 
tượng nhanh, đánh giá nhanh phương hướng và tốc độ của vật di động hoặc đối 
 12/23

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_de_nang_cao_the_luc.doc