Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Âm nhạc Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Âm nhạc Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Âm nhạc Lớp 4
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Đối với giáo dục ở tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Trong đó, môn Âm nhạc chiếm vị trí rất quan trọng; các kiến thức, kĩ năng của môn Âm nhạc có nhiều ứng dụng vào cuộc sống. Âm nhạc giúp mọi người thêm yêu cuộc sống, mỗi giai điệu trong từng bài hát tạo hứng thú học các môn học khác và làm nền tảng để học sinh tiếp tục học âm nhạc ở bậc Trung học cơ sở. Những kiến thức, kĩ năng đó được hình thành chủ yếu thông qua hoạt động luyện tập theo từng chủ đề và thường xuyên được trải nghiệm qua các bài hát khác nhau từ đó học sinh biết vận dụng trong học tập và sáng tạo qua những bài hát mang giá trị nghệ thuật cao. Trong việc xây dựng kế hoạch dạy học theo từng bài hát, các hoạt động dạy học qua những chủ đề tôi gặp một số trở ngại như sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học còn nhỏ nên sự hướng dẫn của giáo viên còn gặp khó khăn nhất là đối với học sinh ở vùng nông thôn. Học sinh tham gia những câu lạc bộ âm nhạc còn khó khăn, một số phụ huynh cũng chưa coi trọng môn âm nhạc ở địa phương xã Thanh Trù. Gặp những khó khăn trên, Tôi đã tuyên truyền tới các em mỗi cá nhân, gia đình hay cộng đồng chúng ta biết Âm nhạc là môn học hết sức quan trọng trong cuộc sống, thiếu âm nhạc cuộc sống sẽ trở nên vô vị, không có âm nhạc chúng ta cảm thấy trái tim như vô cảm, không rung động, không có cảm xúc từ lời ca, tiếng hát. Còn về phương pháp dạy học thì tôi đã sử dụng 7 nốt đơn giản (Đô, rê, mi, fa, sol, la, si) kết hợp với sự tích cực, chủ động, sáng tạo áp dụng vào bài học, các bài hát trong chương trình còn được phụ họa bởi những điệu múa nhịp nhàng, trò chơi vui nhộn để bài hát thêm sinh động và thu hút học sinh. Từ đó, tôi băn khoăn và thấy sự cần thiết để đưa ra sáng kiến vận dụng linh hoạt trong dạy học theo giải pháp tôi đã tìm tòi, nghiên cứu giải pháp mới giúp các em có sáng tạo những điều hay ý đẹp mà biết, giữ gìn và tôn tạo những giá trị nghệ thuật. 1 hát ở tại nơi mình ở. Từ đó, giáo viên phát hiện những tài năng nhí có giọng ca, cảm thụ âm nhạc để bồi dưỡng nâng cao năng lực của học sinh Học sinh thấy được giá trị của di sản văn hóa phi vật thể như hát xoan ghẹo Phú Thọ, hát quan họ Bắc Ninh,.... các em tiếp thu bài và nắm chắc các nốt nhạc, các bài tập đọc nhạc, biết kể chuyện về âm nhạc, tự tin khi biểu diễn bằng các hình thức hát đơn ca, song ca, tốp ca và sự đam mê thích văn nghệ ở các em rất cao. 7.1.1. Thực trạng của nội dung chương trình môn Âm nhạc lớp 4 Chương trình môn Âm nhạc lớp 4 có 35 tiết bao gồm; Có 10 bài hát Ôn tập những bài hát đã học có 18 bài Tập đọc nhạc và ôn tập đọc nhạc có 14 bài Bài tập tiết tấu 1 bài Kể chuyện âm nhạc 1 bài Bài hát dành cho địa phương tự chọn 2 bài Tập biểu diễn học kì I và học kì II có 2 Tiết đó là tiết 18, tiết 35 Bài trên được chia đều vào các học kì trong năm học 7.1.2. Các giải pháp Mỗi bài hát các em có làm tốt được hay không đều phụ thuộc vào các phương pháp trực quan, phương pháp gợi mở, phương pháp vấn đáp, nghe, nhìn, tự tin, biểu diễn,... được vận dụng ở mỗi bài khác nhau, để đạt kết quả cao trong dạy học và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu tôi đưa ra một số giải pháp sau. 7.1.2.1 Giải pháp 1. Tuyên truyền vai trò môn Âm nhạc cho học sinh và phụ huynh Môn Âm nhạc trong nhà trường rất quan trọng trong cuộc sống, từ mầm non các em được học hát, học múa nhưng lên cấp tiểu học thì các em học cao hơn, âm nhạc là phương tiện để các em học tập, được học đọc lời bài hát, học 3 Phương pháp dạy học âm nhạc ở tiểu học Phương pháp trực quan, vấn đáp, giảng giải, thực hành, gợi mở, dạy học Âm nhạc ở Tiểu học phù hợp với nội dung, chủ đề của bài dạy giáo viên thường phải vận dụng linh hoạt tùy theo mức độ ở từng lớp, từng học sinh. Tuy nhiên kết quả chưa sáng tạo là do các phần tập đọc nhạc các em chưa nhớ kĩ, ít sáng tạo, không tự tin khi giao tiếp. Về độ trải nghiệm, hợp tác nhóm biểu diễn nên kết quả chưa cao. Giải pháp mới phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực học sinh nhất là ở địa phương, xây dựng kế hoạch chủ đề theo từng khối lớp, lấy học sinh làm trung tâm, hiểu tâm sinh lý của các em, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà qua mạng internet và kết quả được nâng lên rõ dệt, từ đó học sinh được trải nghiệm khám phá, kích thích các em thông minh qua các kênh học tập về giác quan thị giác, theo cảm xúc của mình, ngôn ngữ về âm nhạc vận động cơ thể như nhảy, múa, thể thao, ngôn ngữ giao tiếp giữa người này với người khác nghe nói chuyện về âm nhạc, thảo luận, học hát theo nhóm, phát huy tính tư duy học sinh có năng khiếu, độc lập, sáng tạo. Đối với việc học của học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động học trong và ngoài lớp học, có em thích làm việc cá nhân, em thích hoạt động theo nhóm. Học thông qua trò chơi âm nhạc, tập luyện, vận dụng vào bài học thoải mái, vui vẻ, mạnh dạn, học đi đôi với hành được trải nghiệm, khắc sâu kiến thức hơn, vận dụng vào cuộc sống,... bất cứ ở đâu em có thể khám phá, tìm tòi, hứng thú học tập thông qua kể chuyện,... biết di sản văn hoá của Việt Nam và xây dựng câu chuyện; Sự liên kết các môn học khác có nội dung liên quan hỗ trợ lẫn nhau như: Văn nghệ của trường, cuộc thi do phòng Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức và các ngày lễ lớn, qua đó giáo dục học sinh biết yêu quê hương đất nước và biết được các nhạc sỹ và biết vận dụng vào bài viết văn, kể chuyện về Bác Hồ kính yêu với tất cả mọi người trong và ngoài nước, liên kết môn học Âm nhạc vừa nghe nhạc vừa được hoà mình vào nhịp phách, giai điệu, được vận động cơ thể, cảm nhận âm nhạc, sắc thái của bài học, liên kết với môn Mĩ thuật như vẽ, cắt dán,...Học sinh khám phá tham gia hoạt động chiếm lĩnh 5 Trường Tiểu học Thanh Trù chú trọng đa dạng các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện. Những hoạt động này được nhà trường, thầy cô giáo chuẩn bị kỹ lưỡng và hướng dẫn học sinh tận tình. Mục đích mong muốn học sinh phát triển toàn diện về thể lực với trí lực giáo viên luôn khuyến khích học sinh tham gia nhiều hoạt động từ thể thao đến nghệ thuật, các hoạt động xã hội Với đặc thù giới tính nên các em nam và các em nữ thường có sự lựa chọn khác nhau. Ví dụ các em nam thường thích những môn thể thao đá bóng hơn là vẽ, ca hát còn các em nữ thì ngược lại. Các thầy giáo, cô giáo luôn ưu tiên cho các em lựa chọn theo sở thích của mình. Nhưng vẫn khuyến khích học sinh tham gia đa dạng ở các hoạt động để phát triển toàn diện. Mỗi học sinh đều có một vài năng khiếu khác nhau và thầy cô giáo, nhà trường luôn tạo điều kiện, khuyến khích các em các em có sức khỏe tốt, vừa biết được lĩnh vực thể thao, vừa biết được lĩnh vực mĩ thuật mới, vừa có các kỹ năng sống cần thiết. Hoạt động ngoại khóa đem lại lợi ích cho các em xả stress, mang lại sự thoải mái. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui với những tiết học trên lớp đôi khi khiến các em căng thẳng và chán nản. Vì vậy thỉnh thoảng tổ chức cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa đó cũng là biện pháp để giúp các em giảm bớt mệt mỏi,căng thẳng, hiệu quả cao học sinh tự tin, hòa đồng với các bạn khẳng định bản thân thể hiện những gì mình mong muốn qua những buổi giao lưu văn hóa văn nghệ với các cô, chú trong công ty sẽ đem lại nền kiến thức vững chắc về lịch sử, văn hóa mở mang kiến thức đời sống xã hội để các em phát triển trí tuệ vững chắc. Những bài học lí thuyết có thể các em không nhớ lâu. với số lượng các em được tham gia đông vui và chia sẻ với bố mẹ các em. Chính vì vậy những hoạt động này đã thay đổi nhận thức và được sự ủng hộ, tin tưởng đồng tình của phụ huynh. 7 Ảnh văn nghệ mừng xuân Ảnh trải nghiệm ngày hội đập lợn đất 9 Ảnh thi tại trường 7.1.2.4 Giải pháp 4. Xây dựng các câu lạc bộ Giáo viên tổ chức câu lạc bộ âm nhạc dạy không thu tiền để dộng viên khích lệ học sinh đam mê nghệ thuật ca hát của mình, hướng dẫn học sinh học tập theo kế hoạch theo bài học ở từng độ tuổi, hiểu tâm sinh lí của các em là cầu nối giữa giáo viên với học sinh, giữa môn học này với môn học khác giúp các em Nghe và quan sát từ bài học thực tế giáo viên hướng dẫn trên lớp về cách lấy hơi, từ nào cần luyến, láy, chỗ nào cần cao độ, trường độ, gọi cả lớp thực hiện tìm hiểu và hát bài hát còn lưu ý từ khó, bắt nhịp 2-4; 3-4, luyện thanh theo tiết tấu, học sinh hát theo nhạc giáo viên đệm đàn và sửa những chỗ chưa được rồi hướng dẫn các em biểu diễn từ đó phát huy tính tư duy của học sinh có năng khiếu, độc lập, sáng tạo. tiếp nhận bài học qua giác quan, thị giác, thính giác, theo cảm xúc của mình, ngôn ngữ về âm nhạc vận động cơ thể như nhảy, múa, thể thao, ngôn ngữ giao tiếp giữa người này với người khác nghe nói chuyện về âm nhạc, thảo luận học hát theo nhóm Từ những nhận thức trên các em thích khám phá về môi trường xung quanh trong đó có môn âm nhạc, học sinh được học đàn, học hát, học múa, học biểu diễn qua nhiều thể loại sâu, rộng hơn như: hát Dân ca ở các vùng miền trên cả nước và những bài hát nước ngoài,... tự học 11 hiện thì mỗi thầy giáo, cô giáo sẽ giúp các em nắm chắc những kiến thức cơ bản cần luyến, láy, cao độ, trường độ qua các thể loại để các em dễ nhớ, dễ hiểu mà đồng thời các em sẽ nắm được mục tiêu bài học một cách dễ dàng. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Áp dụng giảng dạy môn Âm nhạc lớp 4 trường Tiểu học Thanh Trù và các trường trên địa bàn thành phố. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: * Sự quan tâm của Ban giám hiệu, của phụ huynh học sinh và sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp. * Có đầu tư trang thiết bị, đồ dùng như đàn, tranh ảnh, băng cát sét điện thoại thông minh,... * Bản thân giáo viên cần tích cực tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; nắm chắc các kiến thức kĩ năng môn Âm nhạc cũng như các môn học khác trong chương trình Tiểu học. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả dùng thử theo các nội dung sau: + Sau khi áp dụng sáng kiến các em còn biết hát tặng mẹ, thầy cô, bạn bè các bạn cũng rất thích tham gia văn nghệ sôi nổi mà còn biết chia sẻ với các bạn có những câu chuyện tình cảm xúc động khi nghe bạn đó nói về lòng biết ơn của mẹ khi mà bố bạn không còn. Về nhược điểm tuy nhiên trong khi thực hiện sáng tạo không tránh khỏi lúng túng về áp dụng phương pháp sáng kiến này. + Lợi ích về kinh tế: Không phải mua trang phục mà các em mặc đồ của mình hoặc thuê có rất nhiều sắc màu phong phú, hơn hết phụ kiện mua không đáng giá, dễ sưu tầm trang phục hằng ngày, kiểu cách phù hợp với nội dung bài hát + Qua đề tài giáo dục các em biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá và mang 13 Ảnh thi biểu diễn văn nghệ 1. Đỗ Thị Ngọc Mai - Giải nhất- Giai điệu sơn ca Cấp tỉnh 15 qua bài hát. Từ đó giúp các em tự tin, hứng thú trong học tập và trong giao tiếp có sáng tạo, chất lượng giáo dục HS được nâng lên, bạn bè áp dụng thấy hiệu quả cao. 11. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: STT Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực chức/ cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thị Tuyến Trường Tiểu học Thanh Trù Lớp 4A 2 Vũ Thị Phấn Trường Tiểu học Thanh Trù Lớp 4B 3 Trần Thị Hoài Thanh Trường Tiểu học Thanh Trù Lớp 4C 4 La Thị Bích Trường Tiểu học Thanh Trù Lớp 4D 5 Nguyễn Thị Phương Lan Trường Tiểu học Thanh Trù Lớp 4E Thanh Trù, ngày 6 tháng 5 năm 2019 Thanh Trù, ngày 26 tháng 4 năm 2019 Xác nhận của lãnh đạo nhà trường Người viết báo cáo Nguyễn Quốc Vịnh Chu Thị Ngọc Trâm 17
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_phat_hien_va_boi.doc