Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc Lớp 4

doc 20 trang lop4 13/01/2024 1440
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc Lớp 4
 1/15
 A – ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
 Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, là một nhu cầu trong 
đời sống tinh thần của học sinh, các em tham gia ca hát là tự hòa đồng để nhận 
thức thế giới khách quan, những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác 
động vào cảm xúc của các em góp phần phát triển từ thể chất đến tinh thần để 
tạo nên một con người năng động, lạc quan yêu đời sáng tạo, giúp cho việc phát 
triển trí tuệ, óc tưởng tượng thêm phong phú nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức 
rất tốt. Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, môn Âm nhạc 
được đưa vào giảng dạy chính thức ở trường Tiểu học. Bộ môn Âm nhạc bước 
đầu hình thành cho các em những kiến thức cơ bản về Âm nhạc, giúp các em 
hình thành và phát triển năng lực cảm thụ Âm nhạc, có một thế giới tinh thần 
thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Trang bị cho học sinh một số phương 
pháp về kĩ năng ca hát, các bài Tập đọc nhạc, về lí thuyết Âm nhạc ở mức độ 
đơn giản để một chừng mực nào đó các em có thể tham gia hoạt động Âm nhạc 
của cộng đồng. Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái 
đẹp trong nghệ thuật Âm nhạc, về ý nghĩa tác dụng của Âm nhạc với đời sống, 
đồng thời mở mang vốn hiểu biết về truyền thống Âm nhạc dân tộc Việt Nam, 
làm phong phú thế giới tinh thần nhằm phát triển hài hòa, toàn diện nhân cách 
học sinh, để góp phần hoàn thiện giáo dục thẩm mỹ trong cuộc sống, như Các- 
Mác đã nói" Con người phải biết xây dựng cuộc sống theo quy luật của cái đẹp". 
Đây chính là lí do tôi chọn đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn 
Âm nhạc lớp 4” nhằm tạo không khí vui tươi và phát huy tính tích cực của học 
sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục và nhằm đạt được mục tiêu của môn học.
II. Mục đích - Nhiệm vụ nghiên cứu.
 1. Mục đích nghiên cứu:
 Tìm ra phương pháp dạy học phù hợp để áp dụng vào tiết học Âm nhạc
sao cho hiệu quả nhất, giúp các em học tốt môn Âm nhạc lớp 4. Tạo sự thoải 
mái cho học sinh sau những giờ học căng thẳng, phát hiện những em có năng 
khiếu về Âm nhạc để động viên và giúp các em phát triển năng khiếu của mình. 
Từ đó mở mang cho các em vốn kiến thức mang tính văn hóa Âm nhạc và qua 
đó sẽ rút ra bài học kinh nghiệm, giúp cho các em phát triển hết năng khiếu và 
thực hiện được nhiều kỹ năng trong môn Âm nhạc. 
 2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Nghiên cứu về cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và về thực trạng việc học môn 
Âm nhạc lớp 4, học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu, biểu diễn 
cho bài hát, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp của âm thanh qua các bài hát. Các em 3/15
cảm, các em có khả năng trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tốp caThông 
qua những bài hát các em biễu diễn đó giáo dục tình cảm tốt đẹp nhằm nâng cao 
cảm thụ Âm nhạc, tạo cho các em sự tự tin, yêu đời khả năng tham gia ca hát 
trong và ngoài trường học. Mặc dù môn học này không đạt mục tiêu giúp các em 
trở thành người biễu diễn hoặc sáng tác Âm nhạc chuyên nghiệp, mà mục tiêu 
trọng tâm nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, năng lực, phẩm chất, 
phù hợp với lứa tuổi và năng lực của các em, giúp học sinh phát triển một cách 
toàn diện, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, góp 
phần làm thư giãn đầu óc các em, cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học.
 Là một giáo viên trực tiếp bám sát, giảng dạy bộ môn, bản thân ít nhiều đã 
rút ra được những kinh nghiệm trong công tác. Đứng trước những hạn chế thực 
tế tôi đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em về phương pháp giúp học 
sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4, bởi vì ở lớp 4 ngoài phần học Hát các em còn 
học phần Tập đọc nhạc, cách ghi nhạc, kí hiệu Âm nhạc, vị trí nốt nhạc, để tạo 
nền tảng cho các em học tốt ở chương trình Âm nhạc lớp 5 và các cấp học tiếp 
theo.
II. Thực trạng môn học Âm nhạc ở cấp tiểu học.
1. Thuận lợi – khó khăn:
 a) Thuận lợi:
 Sau nhiều năm triển khai Nghị quyết số 88 của Quốc hội khóa 13 năm 2014 
về đổi mới cải cách GD, toàn ngành đã tham gia vào công cuộc cải cách giáo 
dục toàn diện từ chương trình, nội dung, đánh giá và sử dụng thiết bị dạy học. 
Cùng với các môn học khác, môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học cũng đã thực hiện 
đổi mới một cách cơ bản và toàn diện, đáp ứng được mục tiêu của cấp học nói 
chung và mục tiêu của môn Âm nhạc nói riêng. Giáo viên luôn bám sát vào nội 
dung dạy học thực hiện theo công văn 5842/BGDDT-VP ngày 1/9/2011 về việc 
hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học, điều chỉnh chương trình cho phù hợp 
từng đối tượng học sinh các lớp áp dụng phương pháp dạy học tích cực gây 
được hứng thú cho học sinh.
 Nhà trường luôn tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên nói chung, bản thân tôi 
nói riêng được học tập nâng cao về trình độ, chuyên môn, được dự giờ tham 
quan trường bạn, tiếp cận với công nghệ thông tin, cập nhật các tin tức và học 
hỏi qua mạng internet nhằm nâng cáo chất lượng giảng dạy nói chung chất 
lượng môn Âm nhạc.
 b) Khó khăn:
 Xã Vật Lại là một trong những xã nghèo nên số em thuộc diện hộ nghèo, 
cận nghèo rất nhiều. Một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em không 5/15
III. Các giải pháp thực hiện.
1. Các giải pháp chính:
 - Giải pháp 1: Hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết Âm nhạc đối 
với kí hiệu ghi chép nhạc.
 - Giải pháp 2: Xây dựng các phương pháp tập hát phù hợp theo từng đối 
tượng lớp học.
 - Giải pháp 3: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.
 - Giải pháp 4: Xây dựng phong trào giúp nhau cùng học tập "Đôi bạn cùng 
tiến".
 - Giải pháp 5: Dạy học tích cực có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành 
và tăng cường liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
 - Giải pháp 6: Trong quá trình giảng dạy biết phát huy tính tích cực, chủ 
động sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh.
2. Thực hiện các giải pháp cụ thể:
 Như chúng ta đã biết ở lớp 1, 2, 3, phân môn Âm nhạc có hai nội dung 
chính là Hát và phát triển khả năng Âm nhạc. Nhưng đối với lớp 4 thì chuyển 
sang một giai đoạn mới tổng cộng gồm ba phần: Hát, Tập đọc nhạc và Phát triển 
khả năng Âm nhạc. Vì vậy yêu cầu cần đạt của học sinh là biết hát theo giai điệu 
và lời ca kết hợp các hình thức gõ đệm theo bài hát ( có thể theo nhịp, theo 
phách ...), biết các kí hiệu ghi chép nhạc và đọc được bài tập đọc nhạc và ghép 
lời ca bài hát, biết cảm thụ khi nghe nhạc, biết kết hợp vận động phụ họa, biết 
tạo không khí học vui – vui học trong mỗi giờ Âm nhạc.
2. 1. Giải pháp 1. Hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết Âm nhạc đối 
với kí hiệu ghi chép nhạc:
 Trong chương trình này các em được học cơ bản về nhạc lý như khuông 
nhạc, khóa son, dòng kẻ, khe nhạc, các hình nốt nhạc, bài tập tiết tấu Để có 
thể học tốt và nhớ tên nốt nhạc yêu cầu học sinh phải nắm rõ các kiến thức cơ 
bản về nhạc lý chẳng hạn như đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.
 Ví dụ. Khuông nhạc gồm có mấy dòng, bao nhiêu khe? tại sao được gọi là 
khóa son? và để học sinh nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc đạt hiệu quả, 
tôi chỉ vào bảng phụ các nốt: Đô- Rê- Mi- Pha- Son- La- Si trên khuông nhạc để 
giới thiệu cho học sinh.
 Hướng dẫn các em thực hiện trò chơi “khuông nhạc bàn tay” tập nhận biết 
các nốt nhạc trên khuông bằng cách chỉ vào từng nốt và yêu cầu học sinh biết 
nốt đó nằm ở vị trí nào (ở dòng hoặc khe thứ mấy). 7/15
hát, tôi lưu ý cho học sinh những tiếng có luyến và tiếng khó hát như: Tre, 
đường, yêu, xóm, lắng, phù sa...Để các em hát đúng và phát âm rõ lời ca hơn.
3. 3. Giải pháp 3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học:
 a) Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng:
 Thực hiện công văn 9832/ BGD&ĐT - GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006, 
CV 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội 
dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, CV 
5842/BGD&ĐT –VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn điều chỉnh nội 
dung dạy học, thông tư 22/2016/TT – BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa 
đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm 
theo Thông tư số 30/2014/TT - BGDDT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ 
trưởng Bộ Giáo dục đào tạo. Được lãnh đạo nhà trường giao quyền chủ động 
cho giáo viên nên ngay từ đầu năm học, sau khi dạy, tôi tiến hành kiểm tra khảo 
sát, lập kế hoạch dạy học, xin ý kiến chỉ đạo của tổ chuyên môn và nhà trường 
và phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng như sau:
 Nhóm 1: Gồm những học sinh khó khăn (khó khăn về đọc, khó khăn về 
hoàn cảnh gia đình).
 Nhóm 2: Gồm những học sinh đạt chuẩn.
 Nhóm 3: Gồm những học sinh năng khiếu.
 Căn cứ vào các đối tượng học sinh, trong các giờ học, tôi luôn luôn gần 
gũi, thân thiện, quan tâm tất cả học sinh nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý từng em, 
và dành thời gian giúp đỡ học sinh khó khăn. Các buổi ôn tập bài hát tôi yêu cầu 
các em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong cùng một giờ học.
 Đối với nhóm 1, trong mỗi tiết học tôi yêu cầu học sinh đọc luyện lời ca 
nhiều hơn các em ở nhóm 3, chỉ ở mức hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. Khi 
hát tôi chỉ yêu cầu các em hát 1 câu nhạc để tránh gây tình trạng nặng nề, áp lực 
với các em.
 Ví dụ. Khi dạy bài hát "Chúc mừng" trang 27, sách giáo khoa Âm nhạc 
lớp 4. Khi hướng dẫn đọc lời ca tôi cho các em ở nhóm 3 đọc lời ca kết hợp lồng 
theo tiết tấu trước, sau đó gọi lại các em ở nhóm 1 đọc, để kịp thời uốn nắn và 
sửa sai khi các em đọc mất dấu, rồi liên tiếp gọi các em tiếp theo đọc lời ca, vì 
khi các em đã đọc chuẩn và chính xác lời ca thì các em mới thật sự cảm nhận 
được ca từ, sắc thái của bài hát. Để tránh giáo viên làm việc nhiều, trước khi 
chuyển sang dạy hát tôi cho các em ở nhóm 1 đọc lại từng câu bài hát, Các em 
nhóm 2 nghe bạn mình đọc, còn các em nhóm 3 đọc lời ca kết hợp tiết tấu để khi 
tập hát cả lớp sẽ hát đúng nhịp độ, tiết tấu của bài hát, tiến trình dạy hát giữa trò 9/15
ra nội dung trò chơi gắn liền với mục tiêu của bài học, luật chơi đưa ra rõ ràng, 
đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong 
phú, hấp dẫn, sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. Có như vậy mới kích thích 
sự thi đua dành phần thắng cho các em bên tham gia.
 Ví dụ. Khi dạy bài hát “Bạn ơi lắng nghe" trang 7, Sách giáo khoa Âm 
nhạc lớp 4. Tôi hướng dẫn Trò chơi “Cùng hòa tấu”, tác dụng của trò chơi giúp 
học sinh vừa hát vừa kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm hoặc vỗ tay theo đúng 
nhịp, phách, tiết tấu lời ca. Tôi chuẩn bị thanh phách, song loan, trống nhỏ, về 
cách chơi tôi chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: Song loan, nhóm 2: Thanh phách, 
nhóm 3: Trống nhỏ. Khi tôi đưa 1 ngón tay: Nhóm 1 vừa hát vừa gõ song loan 
đệm theo phách, đưa 2 ngón tay: Nhóm 2 vừa hát vừa gõ thanh phách đệm theo 
nhịp. Đưa 3 ngón tay: Nhóm 3 vừa hát vừa gõ trống nhỏ đệm theo nhịp, khi xòe 
cả 5 ngón tay: Tất cả 3 nhóm cùng hát và gõ đệm.
 d) Phương pháp đa dạng hóa cách thức truyền đạt, nắm chắc đặc trưng 
môn học:
 Khi bắt giọng cho học sinh nên bắt giọng cho chuẩn xác hoặc có thể bắt 
giọng bằng sử dụng nhạc cụ để bắt giọng vào cho đúng và chuẩn xác như đàn 
organ, tiếng hát sẽ không bị quá cao hoặc quá thấp... Tư thế đứng hát phải cho 
các em đứng đầu thẳng, hai tay buông thả tự nhiên hoặc đứng lắc người và nhún 
nhẹ nhàng thân người thật thoải mái. Tư thế ngồi hát luôn chú ý đến các em là 
lưng không tựa vào phía sau, không ngồi ngả nghiêng hoặc là tỳ ngực vào bàn, 
ngồi thẳng thoải mái, hai tay để ở đùi hoặc trên bàn một cách tự nhiên, nên linh 
động luân phiên giữa tư thế đứng hát, ngồi và phân bố thời gian cho hợp lý.
 Tôi truyền đạt, giới thiệu và dẫn dắt bài hát một cách sinh động, gây sự chú 
ý, làm cho các em cảm nhận được giai điệu của bài thông qua nghe hát mẫu. Các 
em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu theo bản năng và cảm tính. Do đó để 
cho các em cảm nhận được tính chất nhịp điệu của bài, tôi hướng dẫn cho các 
em có thể hình dung được những chỗ ngân hay nghỉ sau mỗi câu của bài hát.
 Ví dụ. Trong bài “Khăn quàng thắm mãi vai em” (Nhạc và lời của Ngô 
Ngọc Báu) trang 18 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4. Khi hướng dẫn đọc lời ca 
phải giúp các em đọc theo tiết tấu và ngắt ở cuối câu như sau: Khi trông phương 
đông vừa hé ánh dương/ Khăn quàng trên vai chúng em tới trường... Để các em 
đọc đúng tiết tấu và ngắt cuối câu, tôi chỉ bảng phụ và hướng dẫn các em đọc 
câu theo mẫu. Công việc kế tiếp sau khi giúp học sinh đọc đúng lời ca là tập lần 
lượt các câu hát theo lối móc xích. Do cao độ, trường độ của các câu hát thường 
xuyên thay đổi tác động rất lớn đến thanh quản của các em, để bảo vệ giọng và 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc