Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy âm nhạc đạt hiệu quả cao nhất đối với học sinh Lớp 4

docx 18 trang lop4 08/02/2024 1730
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy âm nhạc đạt hiệu quả cao nhất đối với học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy âm nhạc đạt hiệu quả cao nhất đối với học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy âm nhạc đạt hiệu quả cao nhất đối với học sinh Lớp 4
 I: PHẦN MỞ ĐẦU.
 1.Lý do chọn đề tài.
 Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham 
gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân 
mình. Bằng ngôn ngữ đặc thù của mình như; giai điệu, nhịp điệu, tính chất 
chặt chẽ về tiết tấu, sự hài hoà về âm thanh giúp học sinh mở rộng tầm hiểu 
biết phong phú thêm về kinh nghiệm sống, mang lại cảm giác xúc động về 
thẩm mỹ mới mẻ, mạnh mẽ. giúp cho việc phát triển trí tuệ óc tưởng tượng 
và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ em. Việc triển khai môn 
học Âm nhạc ở trường Tiểu học có ý nghĩa nhân văn rất lớn, phù hợp với 
công ước quốc tế về quyền trẻ em. Qua các bài học, các em được nghe hát, 
nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về Âm nhạc, 
tất cả những cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để 
góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung 
học tập ở nhà trường có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt 
động của trẻ.
 Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người 
phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự 
đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. việc giáo dục một con người toàn diện không 
chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến 
thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà 
còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp 
và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì 
vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu 
được.
 Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất 
là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật, trong đó Âm nhạc có vị trí rất 
quan trọng. Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi 
hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung 
giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm 
nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà trường 
phổ thông, đặc biêt là ở bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em 
thành những ca sỹ, nhạc sỹ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho 
các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế 
giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hiền hoà, toàn diện hơn, 
từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
 Những tuần cuối của lớp 3, các em bắt đầu được làm quen, tiếp cận với 
các ký hiệu âm nhạc như khuông nhạc, khoá son, với 7 nốt nhạc cũng như 
các hình nốt cơ bản. Việc học Âm nhạc ở lớp 3 chủ yếu là học các bài hát, 
kết hợp với các hoạt động phụ hoạ, thông qua học hát các em được rèn luyện 
về tai nghe, trí nhớ, phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện chính 
xác cao độ, trường độ của âm thanh trên cơ sở giai điệu bài hát. 
 1 thuyết đơn thuần.
 Dạy âm nhạc cho học sinh tiểu học chủ yếu là cung cấp cho học sinh 
những kiến thức văn hoá âm nhạc, qua âm nhạc để tác động vào thế giới tinh 
thần của các em, hoàn toàn không có mục đích đào tạo các em thành ca sĩ, 
nhưng những người làm công tác nghiên cứu giáo dục âm nhạc cùng với các 
giáo viên đã xây dựng được một mô hình tương đối hợp lí về phương pháp 
học âm nhạc ở trường phổ thông và trường tiểu học. Những nguyên tắc 
chung về phương pháp giảng dạy đã được thực hiện. Song để dạy môn âm 
nhạc có hiệu quả cao thì chúng ta nên cải tiến và đổi mới phương pháp như 
thế nào? Đó tất cả còn ở phía trước. Mỗi giáo viên đứng lớp, mỗi một nhà 
nghiên cứu chúng ta đều phải cố gắng hết mình để chất lượng giảng dạy ngày 
được nâng cao. Dù sao việc dạy môn âm nhạc ở tiểu học cần phải đạt được 
những mục đích sau:
 - Hình thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu cho học sinh.
 - Bước đầu giúp cho các em làm quen một số kĩ năng đơn giản về ca hát và 
thói quen tập hát đúng.
 - Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc. Giáo dục 
năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống 
tinh thần của trẻ thêm phong phú. Góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỉ 
luật, tính chính xác, khoa học.
 - Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái 
tốt, cái đẹp. Góp phần làm thư giãn đầu óc trẻ. Làm cân bằng các nội dung 
học tập khác ở tiểu học .
 Việc dạy học âm nhạc cần nhẹ nhàng, hấp dẫn để học sinh có thể phấn 
khởi học âm nhạc và đạt được kết quả học tập cao. Muốn vậy phải có sự đổi 
mới về quan niệm và đổi mới phương pháp dạy học ở bậc học này.
 * Các phương pháp.
 - Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp luyện tập thực hành.
 - Phương pháp điều tra thực nghiệm.
 - Phương pháp đánh giá.
 3. Thời gian, địa điểm:
 Thời gian: Trong năm học 2019 – 2020.
 Địa điểm: Lớp 4 - Tại cơ sở Khe Nháng.
 Trường PTDTBT TH&THCS Thanh Lâm
 3 II: PHẦN NỘI DUNG
 1. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
 1.1. Cơ sở lí luận.
 Đầu năm học tôi được nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy môn Âm 
nhạc lớp 4. Đây là một bộ môn được các em học sinh yêu thích. Học sinh 
được tiếp xúc với một số bài hát và làm quen với các bài tập đọc nhạc mà các 
em còn nhiều bỡ ngỡ. Qua các tiết dạy trên lớp và qua các thực tiễn của các 
giờ hoạt động ngoài giờ tôi nhận thấy ở học sinh vẫn còn hiện tượng: Một số 
em vẫn chưa hát đúng cao độ, trường độ, chưa biết thể hiện đúng sắc thái tình 
cảm của bài hát, còn một số em vẫn chưa nhớ được vị trí các nốt nhạc trên 
khuông, nhầm lẫn giữa các nốt với nhau, chưa đọc đúng cao độ của bài tập 
đọc nhạc, chưa biết phân biệt được 3 cách vỗ tay(vỗ tay theo tiết tấu, vỗ tay 
theo phách, vỗ tay theo nhịp) như thế nào cho đúng. Chính từ những phát 
hiện trên là người giáo viên dạy chuyên trách môn Âm nhạc tôi thấy mình 
phải có những phương pháp giảng dạy như thế nào cho phù hợp để góp phần 
nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong nhà trường. 
 Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp 
giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho 
đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những 
lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người 
toàn diện.
 Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật 
 cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính 
 xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải 
 có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, 
 điều này không phải học sinh nào cũng có được. Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở 
 trường tiểu học mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người 
 hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp những người làm nghề Âm nhạc sau 
 này mà chủ yếu là giáo dục văn hoá Âm nhạc, làm cho các em yêu thích 
 nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị 
 hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu 
 tình cảm nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa 
 những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều 
 kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm 
 phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò.
 Mặt khác qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho 
 tương lai đất nước. Đây là một môn học còn rất mới mẻ không giống những 
 môn học khác, môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương 
 châm học vui - vui học. Vì vậy tạo cho các em say mê hứng thú học tập là 
 5 b, Khó khăn:
 - Trường PTDTBT TH&THCS Thanh Lâm nằm trên địa bàn xã đặc 
biệt khó khăn của huyện Ba Chẽ. Nhiều học sinh ở điểm trường lẻ, thuộc các 
thôn khe bản ít được tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên.Bên cạnh đó các em 
còn rụt rè sợ sệt khi tham gia học môn âm nhạc.
 - Trường có nhiều điểm trường lẻ, học sinh ở các điểm trường lẻ khi 
học môn âm nhạc gặp nhiều khó khăn hơn điểm trường chính.
 - Học sinh tiểu học là lứa tuổi có nhiều hiếu động các em chưa tập 
trung cao vào bài học. Một số em đã tỏ ra không thích hay còn e ngại khi 
trình bày một bài hát hay bài tập đọc nhạc trước tập thể lớp gây nên tâm lí 
căng thẳng, nặng nề, học sinh sợ tập đọc nhạc vì vậy việc tạo cho học sinh 
hứng thú trong học tập là một điêù hết sức cần thiết. 
 2. CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
 2.1. Thực trạng.
- Khảo sát:
 Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh chưa đúng cao độ, nếu có bài 
hát đúng cao độ thì chưa đúng tính chất của bài.
 Việc điều tra khảo sát là yếu tố hết sức quan trọng. Vì qua đó giáo viên 
có thể nắm được những mặt tồn tại cần khắc phục và phát huy những khả 
năng của học sinh.
 Khi chưa áp dụng sáng kiến tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng phân 
môn âm nhạc của lớp 4 ( Tháng 9 Năm 2019).
 Kết quả khảo sát
 Chưa 
 Số học Hoàn Hoàn 
 Lớp hoàn Tổng số
 sinh thành thành 
 thành 
 tốt (A+) (A)
 (B)
 Hoàn thành tốt: 0%
 4 19 em 0 11 8 Hoàn thành: 57,9% 
 Chưa hoàn thành: 42,1%
 Từ kết quả trên tôi xây dựng kế hoạch để giúp học sinh học môn âm 
nhạc đạt hiệu quả cao. Vì thế tôi đưa ra một số giải pháp dạy âm nhạc đạt 
hiệu quả cao nhất cho học sinh.
 Xuất phát từ cơ sở thực tiễn trên và một số học sinh còn xem môn học 
 7 các em cùng thay đổi rõ rệt. Vì vậy giáo viên phải đặt mình vào vị trí của 
học sinh mà có các phương pháp tổ chức dạy học phù hợp. 
 2.2.1 Phương pháp dạy hát
 Quy trình dạy hát chiếm một vị trí đặt biệt quan trọng trong việc đưa 
một tác phẩm âm nhạc đến với học sinh. Để học sinh thể hiện tốt bài hát các 
em cần nắm được nội dung, tính chất sắc thái của bài hát đó, qua bài hát tác 
giả muốn giáo dục chúng ta điều gì Ngoài ra phương pháp dạy hát sẽ đáp 
ứng được điều đó nên giáo viên cần thực hiện đầy đủ các bước trong quy 
trình dạy hát
 * Bước 1: Giới thiệu bài hát: Là bước tạo ấn tượng ban đầu cho học sinh 
để các em chú ý cuốn hút vào bài hát, có nhiều các để giới thiệu bài: Giới 
thiệu bằng tranh ảnh minh họa,đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nhận xét về 
bức tranh,tạo sự hứng thú tìm tòi cho học sinh khi học 
 * Bước 2: Nghe hát mẫu: Là môn học có đặt thù riêng khác với môn 
khác. Nên phần hát mẫu chiếm vị trí quan trọng, vì học sinh không thể tự hát 
khi gặp bài hát mới hoặc các em đã thuộc với các hát sai, thì việc sửa sai là 
rất khó và mất thời gian. Giáo viên có thể dùng băng nhạc nhưng các tốt nhất 
là giáo viên là tự hát mẫu. Khi hát mẫu giáo viên nên kết hợp với đàn giai 
điệu, hát, hát mẫu nhiều lần.
 * Bước 3: Đọc lời ca. Lời ca và giai điệu là một khối thống nhất không 
thể tách rời, đọc lời ca giúp học sinh dễ thuộc lời,đọc đúng tiết tấu, thì khi 
dạy hát từng câu những chỗ ngắt nhịp,lấy hơi được dễ dàng
 * Bước 4: Khởi động giọng ( Luyện thanh). Có tác dụng khởi động 
giọng và luyện tai nghe, giúp học sinh hát dễ hơn, âm thanh không bị chênh 
vênh so với nhạc cụ. Khi luyện thanh giáo viên nên dùng nhạc cụ để âm 
thanh vang lên ổn định và chính xác, luyện thanh bằng nhiều mẫu âm khác 
nhau như: A,O,U,ILuyện thanh không cần nhiều thời gian, tránh gây mệt 
mỏi cho học sinh.
 * Bước 5: Dạy hát từng câu. Trước hết giáo viên phải chia bài hát thành 
từng câu ngắn để dạy cho học sinh dễ học thuộc. Việc phân chia câu hát giúp 
học sinh hát rõ ràng, không bị đuối hơi, lấy hơi tốt cho học sinh điều hòa 
được giọng hát của mình.
 Hướng dẫn học sinh cách lấy hơi,giữ hơi, phát âm rõ lời, gọn tiếng 
ngân đúng phách. Ví dụ: Bài hát “ Bạn ơi lắng nghe” cuối mỗi câu cần ngắt 
gọn tiếng,Những học sinh hát sai giáo viên lên hát lại. Khi hát nối câu 
trước với câu sau học sinh hát sai thường mắc nhược điểm là ngân không đủ 
phách nên vào câu hát sau bị sai nhịp vì thế khi dạy giáo viên cần tập chính 
xác ngay từ đầu các câu hát đó bằng cách đếm phách các đầu câu hát bằng 
cách đếm phách các tiếng một, hai hoặc ba, bốn, năm. Ví dụ như bài” Bạn ơi 
lắng nghe, Em yêu hòa bình”
 * Bước 6: Hát cả bài. Là bước hoàn chỉnh bài hát, giáo viên lên hát lại 
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_day_am_nhac_dat_hieu.docx