Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả ở Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả ở Lớp 4
1 MỤC LỤC 1. Tên sáng kiến.....................................................................................................3 2. Cơ sở đề xuất.....................................................................................................3 2.1 Sự cần thiết hình thành giải pháp sáng kiến.................................................3 2.2 Mục tiêu đạt được của sáng kiến..................................................................4 2.3. Căn cứ đề xuất.............................................................................................4 2.3.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................4 2.3.2 Cơ sở thực tiễn .......................................................................................4 3. Tóm tắt nội dung sáng kiến ...............................................................................6 3.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng....................................................................6 3.1.1. Đối tượng áp dụng.................................................................................6 3.1.2. Phạm vi áp dụng....................................................................................6 3.2. Tóm tắt nội dung của sáng kiến...................................................................6 3.3.Tóm tắt các điểm mới của sáng kiến..........................................................11 4. Phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến......................................11 4.1. Việc áp dụng hoặc áp dụng thử.................................................................11 4.2. Hiệu quả áp dụng.......................................................................................11 Phụ lục đính kèm .................................................................................................12 3 2.2 Mục tiêu đạt được của sáng kiến: - Học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng tự nhiên, không gò bó căng thẳng. Học sinh có hứng thú học tập vừa học vừa chơi. - Hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học, ý chí vượt qua khó khăn, cẩn thận, - Học sinh say mê, yêu thích môn học. 2.3. Căn cứ đề xuất: 2.3.1. Cơ sở lý luận: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”, (LêNin),”Ngôn ngữ là hiện tượng của tư duy”,(Các-Mác).Thật vậy, con người muốn giao tiếp được trong xã hội, muốn suy nghĩ bất cứ một vấn đề nào đều phải dùng một thứ phương tiện đặc biệt quan trọng không thể thiếu được đó chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện tình cảm, tiếng mẹ đẻ chính là ngôn ngữ gần gũi mang nhiều sắc thái tình cảm mà khi vừa chào đời ta đã tiếp xúc. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ theo đặc trưng bộ môn. Việc dạy tiếng Việt trong nhà trường nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Thông qua việc học tiếng Việt rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục cho các em những tư tưởng trong sáng, lành mạnh góp phần hình thành nhân cách. Trong chương trình Tiếng Việt cấp Tiểu học có 165 tuần gồm các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn .. . . Mỗi phân môn đều có nhiệm vụ riêng song mục đích cuối cùng là cung cấp cho các em những kiến thức phổ thông về ngôn ngữ. Trên cơ sở đó rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong phân môn Chính tả phần rèn kỹ năng viết đúng góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng như xây dựng chuẩn ngôn ngữ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì những lý do trên nên trong quá trình dạy Chính tả ở lớp Bốn tôi rất quan tâm đến vấn đề viết đúng cho học sinh nhằm giúp học sinh học tốt phân môn này. 2.3.2 Cơ sở thực tiễn: a. Thuận lợi - Hội đồng sư phạm nhà trường có nhiều giáo viên có kinh nghiệm, nhiều năm giảng dạy lại luôn có quyết tâm nhất quán trong đổi mới phương pháp nên bản thân học hỏi và rút kinh nghiệm được nhiều vấn đề hữu ích. - Học sinh phần lớn chăm ngoan và chịu khó. b. Khó khăn - Năng lực và thói quen nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên kết quả thu được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. - Các em chưa nắm vững các quy tắc, mẹo luật chính tả, có em phát âm sai dẫn đến bài viết sai nhiều lỗi chính tả ngày càng nhiều. 5 3. Tóm tắt nội dung sáng kiến: 3.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng: 3.1.1. Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Phạm Ngũ Lão. 3.1.2. Phạm vi áp dụng: Môn Tiếng Việt 3.2. Tóm tắt nội dung của sáng kiến: Biện pháp 1: Sửa lỗi chính tả trong quá trình nhận xét và sửa bài Để nhận xét một bài kiểm tra của các môn học khác, giáo viên rất nhàn bởi nội dung ngắn, hoặc nội dung chỉ thể hiện trên những con số. Nhưng với môn Tiếng Việt thì khác, nhiều khi đọc xong bài văn của các em khiến người thầy hoa mắt. Nhưng không phải vì vậy mà người thầy nhận xét qua loa. Với quan niệm: Văn là người. Nếu không rèn cho các em thói cẩn thận, sự chuẩn mực trong ngôn từ thì ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai cho các em nên trong quá trình chấm bài, bao giờ giáo viên cũng chú trọng sửa lỗi chính tả cho học sinh một cách chu đáo. Đối với lời phê bao giờ cũng nhẹ nhàng và có lời khuyên nhủ để động viên, an ủi và hy vọng các em tiến bộ. * Cách sửa lỗi trên bài kiểm tra: - Đối với những em mắc ít lỗi chính tả bao giờ tôi cũng gạch dưới chữ sai bằng mực đỏ và sửa lại đúng chữ đó ở bên lề tương ứng. - Còn đối với những em có quá nhiều lỗi chính tả không thể viết lại bên lề trang giấy thì tôi đã sửa trực tiếp trên chữ sai hoặc gạch dưới chữ các em trình bày sai. - Trong một tiết học tôi thường dành một khoảng thời gian nhất định để lướt qua nhận xét từng bài của các em. Bao giờ cũng dừng lại lâu hơn đối với những bài sai nhiều lỗi chính tả. - Đặc biệt, đối với những học sinh mà sai nhiều lỗi thì tôi cũng gọi các em lên bảng viết lại những chữ mà học sinh đã trình bày sai trong bài viết của mình. Thầy (cô) sẽ đọc những chữ sai cho học sinh viết lên bảng. Sau đó, thường cho các em phía dưới nhận xét những chữ các em lên bảng mới viết, rồi cho các em lên chữa lại những từ viết sai, khi thấy các em đã chữa đúng tôi yêu cầu học sinh viết sai chép lại những từ mình đã sai vào vở để lần sau không còn phạm vào các lỗi mà thầy và các bạn đã từng sửa. * Cách sửa trong vở bài tập: - Sau khi thu vở của các em bao giờ cũng có những nhận xét, những lời phê nêu hạn chế của học sinh để các em thấy được những điều mình chưa làm được mà cố gắng điều chỉnh lại chữ nghĩa của mình một cách đúng nhất. Một điều dễ phát hiện là càng vở bài tập, vở soạn ở nhà các em lại càng viết ẩu, đó là: viết tắt, viết số và trình bày rất cẩu thả. 7 + Khi dùng những từ chỉ đồ dùng trong gia đình được viết với Ch chứ không viết với Tr: Cái chậu, cái chum, cái chai, cái chiếu, cái chăn, cái chõng, cái chày, cái chổi, cái chuồng gà, cái chĩnh ➢ Âm S và X: Khi kết hợp âm đệm: S không đi với các vần oa, oă, oe, uê, chỉ có X là đi với các vần này: Ví dụ: Xoa tay, xoay xở, cây xoan, xoắn lại, tóc xoăn, xòa tay, xoen xoét, xuề xòa, xuyên qua, quả xoài, tóc xõa (nhưng có các trường hợp ngoại lệ như soát trong rà soát, kiểm soát... soạn trong soạn bài, soạn giáo án, soạn giả... và những trường hợp điệp âm đầu trong từ láy: suýt soát, sột soạt) - Khi láy âm: Chỉ có X mới láy âm với các âm đầu khác, còn S không có khả năng này. Ví dụ: Bờm xơm, bờm xờm, lao xao, lòa xòa, liêu xiêu, loăn xoăn, liểng xiểng, lộn xộn, lì xì * Hướng dẫn học sinh viết đúng dấu hỏi, dấu ngã trong từ Hán Việt Trong từ vựng Tiếng Việt của chúng ta có tới 60% là từ Hán Việt, chính vì thế nếu học sinh nắm được luật viết dấu hỏi, dấu ngã trong từ Hán Việt sẽ tránh được một lượng lớn lỗi chính tả mà các em thường gặp trong khi sử dụng từ ngữ. - Những âm đầu trong từ Hán Việt viết bằng dấu ngã: Đối với từ Hán Việt có âm đầu là các phụ âm: M, N, V, NH, L, D, NG thì đều dùng dấu ngã: Ví dụ: M: Song mã, mã hóa, mãi lộ, mãn khóa... N: Truy nã, long não, phụ nữ, trí não, nỗ lực... V: Vũ trang, vũ đài, hùng vĩ, vĩ nhân, vĩ tuyến, cứu vãn, vãn hồi... NH: Nhẫn nại, nhũng nhiễu, thạch nhũ, nhiễm độc L: Lễ nghĩa, lãng mạn, lãnh đạo, lãnh tụ, nguyệt lão... D: Diễn xướng, dã man, dã tâm, dĩ vãng , diễn thuyết, diễm phúc... NG: Ngôn ngữ, nghĩa vụ, nhân ngãi, biền ngẫu, bản ngã... - Những âm đầu trong từ Hán Việt viết bằng dấu hỏi: Những âm đầu không phải là 7 âm như phần trên thì được dùng bằng dấu hỏi. Ví dụ: Ảnh hưởng, văn bản, bảo hiểm, cảm giác, hải cảng, đả đảo, đẳng cấp, đảm nhiệm, giải phóng, khai giảng, hải đăng, hải quân, khả ái, chung khảo, kỉ luật, thế kỉ... Biện pháp 3: Đọc mẫu - Hướng dẫn cách viết: - Muốn học sinh viết đúng chính tả thì giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho bản thân mình, những tiếng có thanh ngã thì ta phải đọc nặng giọng và hơi ngân dài hơn so với những tiếng có thanh hỏi. Những tiếng có âm cờ thì ta phải đọc nặng giọng hơn so với những tiếng có chứa âm tờ. Hoặc những tiếng có chứa 9 vì đọc chưa thông nên khi viết chính tả các em thường mắc các lỗi do không nắm vững âm vần. Vì vậy, đối với những học sinh này, trước hết tôi phải chú trọng khâu luyện đọc cho các em. Hàng ngày trên lớp, tôi chú ý rèn đọc cho các em bằng cách: - Gọi các em đọc bài nhiều lần không chỉ ở phân môn tập đọc mà cả ở các môn học khác, kiên trì sửa lỗi cho từng em. - Tổ chức cho các em đọc bài nhóm đôi trong 15 phút đầu giờ. - Phân công học sinh giỏi đọc bài cùng các em khi luyện đọc trong nhóm. - Giao bài cho các em luyện đọc và viết bài ở nhà; ngày sau, giáo viên kiểm tra và nhận xét. - Khuyến khích các em học thuộc lòng một đoạn văn hay một vài khổ thơ, rồi nhớ - viết đoạn văn hay khổ thơ đã thuộc. Biện pháp 5: Kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của từ: Việc nắm nghĩa từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả. Học sinh lớp tôi viết sai chính tả, một phần lớn là do các em không nắm được nghĩa của từ. Vì thế, khi dạy chính tả hoặc dạy các phân môn học khác của môn Tiếng Việt, tôi luôn chú ý giúp các em: - Hiểu nghĩa của từ, phân biệt từ này với từ khác để các em ghi nhớ cách viết của mỗi từ. Ví dụ: Nếu tôi đọc một từ có hình thức ngữ âm là “dành” thì học sinh sẽ lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng nếu tôi đặt nó vào một ngữ cảnh hay gắn cho nó một nghĩa xác định như: Em để dành tiền mua sách truyện Thiếu nhi./ Trong trận đấu bóng đá ngày mai, các em phải giành lấy chiến thắng. - Khi đọc chính tả cho học sinh viết, tôi đọc từng cụm từ (diễn đạt một ý nhỏ); tôi luôn nhắc nhở các em chú ý lắng nghe, hiểu nghĩa từ để viết đúng chính tả. - Khi học sinh sửa lỗi trong bài chính tả, tôi yêu cầu các em ghi từ chứa tiếng sai rồi sửa lại cho đúng; không nên chỉ ghi một tiếng sai rồi sửa lại, sửa như vậy các em sẽ không ghi nhớ các từ đã viết sai. - Trong các tiết Tập đọc, tôi tập cho các em tìm cách ngắt giọng ở những câu dài, ngắt nghỉ đúng các dấu câu, giải nghĩa các từ khó. 11 Phụ lục đính kèm: 1. Dựa vào thực tế của các học sinh khối 4. 2. Để học tốt phân môn chính tả ở Tiểu học. 3. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học. 4. Sách giáo khoa – sách giáo viên lớp 4. 5. Mẹo luật chính tả.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_khac_phuc_loi_chinh_t.docx