Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy - Học thưởng thức mĩ thuật xem tranh dân gian Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy - Học thưởng thức mĩ thuật xem tranh dân gian Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy - Học thưởng thức mĩ thuật xem tranh dân gian Lớp 4
0 MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I. Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Thời gian nghiên cứu 3 Phần II. Nội dung 4 Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn 4 I. Cơ sở lí luận 4 1. Mục đích dạy bài thường thức mĩ thuật ở tiểu học 4 2. Nội dung chương trình bài thường thức mĩ thuật Xem tranh dân 4 gian lớp 4 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 4 1. Đặc điểm tình hình chung của các lớp 5 2. Thực trạng dạy bài thường thức mĩ thuật xem tranh dân gian lớp 4 6 Chương II. Các biện pháp thực hiện 7 1. Chuẩn bị nội dung bài dạy 7 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học 8 3. Sử dụng tốt đồ dùng trực quan giúp học sinh hứng thú, tích cực 8 hoạt động. Tiếp thu bài nhanh có hiệu quả. 4. Tổ chức cho học sinh hứng thú học tập thông qua các trò chơi 15 Chương III. kết quả đạt được 18 1. Bài học kinh nghiệm 20 2. Khuyến nghị và đề xuất 20 2.1. Khuyến nghị với đồng nghiệp 20 2.2. Đề xuất với các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo 21 Tài liệu tham khảo 22 2 Song việc dạy loại bài này cho đến nay tôi thấy còn nhiều bất cập đối với học sinh và cả giáo viên vì : Bố mẹ học sinh chưa quan tâm, các em chưa dành nhiều thời gian cho bài học, kinh nghiệm thực tế của học sinh tiểu học còn hạn chế, là loại bài chủ yếu phải quan sát và tìm hiểu qua tranh ảnh (đơn thuần giáo viên giảng và học sinh ngồi lắng nghe tiếp thu kiến thức) khiến các em dễ chán nản và không tập trung. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa tâm huyết, ngại làm (sưu tầm), chưa khai thác bài có hệ thống để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức triệt để. Đồ dùng, tài liệu chuyên môn chưa có nhiều, chưa áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để tiết học có kết quả cao, giáo viên chưa phát huy được năng lực của mỗi cá nhân Đó cũng là điều tôi và nhiều giáo viên còn trăn trở. Do vậy tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy - học thưởng thức mĩ thuật xem tranh dân gian lớp 4 ở Trường Tiểu học Ngũ hiệp” 2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu về nội dung và phương pháp dạy bài thường thức mĩ thuật Lớp 4 - Nâng cao trình độ chuyên môn và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Khách thể: Học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Ngũ Hiệp 3.2. Đối tượng: Sử dụng một số biện pháp nhằm khai thác triệt để hiệu quả một số bài thường thức mĩ thuật. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nhiệm vụ 1 : + Nghiên cứu tìm hiểu tài liệu tham khảo Mĩ thuật 4,5 nói chung và loại bài thường thức nói riêng. + Tích cực tìm hiểu phương pháp dạy phù hợp với nội dung bài - Nhiệm vụ 2 : + Nghiên cứu về một số bài thường thức mĩ thuật trong chương trình lớp 4,5 (xem tranh dân gian, của thiếu nhi và của hoạ sĩ.) + Nghiên cứu tìm hiểu những vướng mắc của học sinh. - Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu khó khăn, thuận lợi, đề xuất cách sử dụng đồ dùng dạy bài thường thức mĩ thuật xem tranh dân gian lớp 4. - Nhiệm vụ 4: 4 PHẦN II: NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn I. Cơ sở lí luận: Vai trò của môn mĩ thuật trong đời sống hết sức quan trọng, thế hệ trẻ phải nắm bắt mục đích, ý nghĩa của nó, thì mới biết sử dụng nó để phục vụ cho bản thân, cho xã hội. Nếu một đất nước văn minh thì cái đẹp là cái nhìn đầu tiên đòi hỏi cái đẹp được đưa vào mọi lĩnh vực: Kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc và ngay cả cách ăn mặc cũng phải thật sự thẩm mĩ. Muốn cho xã hội ta giàu mạnh vươn lên ngang tầm với thế giới, người đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó là các em học sinh ở bậc tiểu học. Trau dồi cho các em kiến thức mĩ thuật là làm cho tâm hồn trong sáng của các em đón nhận được những tinh hoa văn hoá của nhân loại. 1. Mục đích dạy bài thường thức mĩ thuật ở tiểu học : Dạy thường thức mĩ thuật là loại bài rất quan trọng trong chương trình mĩ thuật tiểu học vì : - Thông qua những kiến thức sơ đẳng và cơ bản của mĩ thuật, nhằm khơi dậy và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở tuổi thơ,Từ đó gây ra cho các em niềm say mê hứng thú tìm cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình, từng bước hình thành thị hiếu thẩm mĩ tốt. - Nhằm giúp cho học sinh làm quen, tiếp xúc với các bức tranh đẹp, thông qua ngôn ngữ tạo hình là đường nét, hình mảng, hình khối, bố cục và màu sắcQua đó thêm những kĩ năng để vận dụng những kiến thức giúp các em học tập tốt những môn học khác. 2. Nội dung chương trình bài thường thức mĩ thuật xem tranh dân gian- lớp 4 : Nội dung bài thường thức mĩ thuật Xem tranh dân gian lớp 4 - Xem tranh dân gian nhiều thể loại khác nhau ( đề tài sinh hoạt ,lao động ,phong cảnh ,con vật ..) - Tìm hiểu về các dòng tranh dân gian - Tìm hiểu về mầu sắc trong tranh. Nội dung này được cấu trúc theo kiểu đồng tâm, hợp lý, các đơn vị kiến thức được lặp đi lặp lại nhưng có nâng cao dần qua mỗi bài, và đảm bảo tính kế thừa, vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh lớp 4. II. thực trạng của vấn đề nghiên cứu Năm học 2019-2020, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn mĩ thuật khối lớp 4 tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 6 2.Thực trạng dạy bài thường thức mĩ thuật xem tranh dân gian Lớp 4- Trường Tiểu học Ngũ hiệp Qua việc tìm hiểu vở tập vẽ mĩ thuật 4 mới và việc điều tra thăm dò ý kiến của một số giáo viên dạy mĩ thuật khối lớp 4 của các trường bạn, tôi có một số nhận xét sau: 2.1. Thuận lợi: - Chương trình mĩ thuật lớp 4 nói chung và bài Thường thức mĩ thuật xem tranh dân gian nói riêng ít thay đổi, hầu như các nội dung đã được dạy qua nhiều năm. - Các bài Thường thức mĩ thuật lớp 4 rất gần gũi với các em. Thường là những hình ảnh đơn giản, đề tài gần gũi, màu sắc đẹp mắt, dễ nhìn và dễ cảm nhận. 2.2. Hạn chế - Vốn kiến thức hiểu biết về mĩ thuật, khả năng cảm thụ cái đẹp, phân tích cái đẹp trong các tác phẩm mĩ thuật của giáo viên còn nhiều hạn chế. - Đồ dùng dạy học (Các loại tranh, ảnh phiên bản cỡ lớn), phương tiện phục vụ dạy học ở môn học này tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn quá ít, - Giáo viên ngại sưu tầm hoặc không có thói quen sưu tầm. - Một số giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chưa triệt để còn mang tính hình thức. - Tâm lý học sinh thích được thực hành (vẽ) hơn là phải ngồi suy nghĩ, tìm hiểu hoặc nghe giáo viên giảng giải phân tích cái đẹp trong các tác phẩm mĩ thuật Vì vậy nên mỗi khi dạy các bài thường thức mĩ thuật, giáo viên thường cứng nhắc, rập khuôn. Với vài ba câu hỏi khô khan ngắn gọn, thậm chí có trường hợp giáo viên giới thiệu qua loa trong vòng ít phút rồi ra bài tập cho học sinh thực hành, hoặc không dạy thường thức mĩ thuật mà cho học sinh vẽ tự doĐây là phương pháp dạy học kém hiệu quả, không còn phù hợp và không đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Với thực tế này đã thúc đẩy tôi tìm tòi và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học bài thường thức mĩ thuật Xem tranh dan gian lớp 4 8 Huế, Mà tiêu biểu là hai dòng tranh đông Hồ và tranh Hàng Trống. Nhờ có tổ chức sản xuất quy mô lớn và tập hợp được nhiều nghệ nhân tài hoa nên uy tín đã nổi tiếng rộng khắp cả nước. Mỗi dịp chuẩn bị đón tết, tranh làng Hồ được in ra hàng triệu bản, bán đi khắp cả nước. Tranh bán ngay trong làng, mua bán tại nhà. Đặc biệt tấp nập là chợ tranh tập trung tại đình làng vào những ngày phiên chợ trong tháng chạp âm lịch. Chợ tranh thực sự là Hội tranh tưng bừng náo nhiệt, rực rỡ sắc màu. Người ở khắp nơi nườm nượp đổ về để mua bán tranh và chuyển đi bán khắp mọi miền đất nước Đối với môn mĩ thuật thiết bị dạy học, đồ dùng trực quan là hết sức cần thiết. Đặc biệt đối với phân môn thường thức mĩ thuật lại càng không thể thiếu đồ dùng trực quan: 2) Chuẩn bị đồ dùng dạy học: + Giáo viên cần chuẩn bị: - Chân dung cac nghe nhan làm tranh dan gian - Tranh, ảnh, bài vẽ của học sinh và đặc biệt là tranh dân gian thật cùng với một số chất liệu vẽ và làm tranh, băng hình quay quy trình làm giấy dó và in tranh - Phiếu thảo luận nhóm - Đồ dùng phục vụ cho các hoạt động trò chơi + Học sinh chuẩn bị: - SGK, Vở tập vẽ, bút chì, bút mực, vở ghi bài - Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết liên quan đến bài học Từ chuẩn bị tốt các khâu để nhằm giúp các em học tốt, giáo viên có làm cho các em cảm thụ được bài hay không lại nhờ vào 3) Sử dụng tốt đồ dùng trực quan giúp học sinh hứng thú, kích thích học sinh tích cực hoạt động tiếp thu bài nhanh có hiệu quả. Muốn chuyển tải các yêu cầu cần đạt cho một tiết dạy, giáo viên không phải đơn thuần chỉ sử dụng một phương pháp mà phải biết linh hoạt vận dụng các phương pháp, dù cùng một dạng bài nhưng không phải tiết nào cũng giống nhau mà nó có những nét riêng phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp. Trong môn mĩ thuật trước kia giáo viên thường coi nhẹ đồ dùng trực quan tranh, ảnh đưa ra chỉ nhằm giới thiệu hời hợt, chiếu lệ chưa tận dụng triệt để. Thì ngày nay vận dụng các phương pháp “Đổi mới trong dạy học” đồ dùng trực quan trong môn mĩ thuật có tác dụng trực tiếp đến học sinh. Nó giúp các em hiểu bài nhanh và hào hứng khi tiếp thu kiến thức mới cũng như cảm nhận nét đẹp trong tranh 10 Hình ảnh chính trong tranh dân gian thường là những gì cần biểu đạt ở trong tranh, tất cả trình bày dàn trải lên mặt tranh, hình ảnh thì ngộ nghĩnh dễ hiểu và vui mắt, nhưng hầu hết hình ảnh phụ trong tranh là hình nhỏ hơn hẳn hình ảnh chính và làm rõ được nội dung trong tranh đặc biệt trong tranh dòng chữ nho với những lời chúc có ý nghĩa hoặc những câu thơ vui cũng góp phần làm cho tranh thêm chặt chẽ. Xem tranh dân gian Việt Nam: Tranh Lý ngư vọng nguyệt và Cá chép thì hình ảnh chính của hai tranh đều là vẽ cá chép thân uốn lượn như đang bơi, con cá chép chiếm gần hết bức tranh được tả kỹ các bộ phận chính Bài này tôi yêu cầu các em phát hiện và so sánh sự khác nhau và điểm giống nhau giữa hai tranh: + Bạn nào giỏi hãy tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai tranh? - Tranh Lý ngư vọng nguyệt: Hình cá chép nhẹ nhàng, nét khắc thanh mảnh, trau chuốt, màu chủ đạo là màu xanh êm dịu: Màu đen của thân cá, màu vàng của viền vây cá, màu xanh lam của nước và màu xanh lục của rong rêu Trong tranh có hai hình trăng (một ở trên, một ở dưới nước). Đàn cá con đang bơi về phía bóng trăng Hình tượng cá chép trong tranh kết hợp với một hình tượng quy ước làm nên tính minh triết của bức tranh. Hình tượng bóng trăng đáy nước là biểu tượng cho ảo ảnh của một giá trị đích thực được biểu tượng bằng mặt trăng trên không gian. - Tranh Cá chép : Con cá chép mập mạp, nét khắc dứt khoát, khoẻ khoắn. Màu chủ đạo là màu nâu ấm áp,bức tranh có bốn màu: Màu nâu của vây cá, màu đen của đường nét, màu xanh của lá sen và màu hồng của hoa sen. Các mảng màu được ngăn cách nhau bởi những nét đen to, khoẻ và rõ ràng Tranh Cá chép có đàn cá con vẫy vùng quanh cá chép, những bông sen đang nở ở trên Để gây tò mò nhằm thu hút sự quan tâm của học sinh, giáo viên nên mở rộng thêm kiến thức khi xem xong hai tranh dân gian Lý ngư vọng nguyệt và Cá chép bằng những thông tin hay như: Con cá chữ hán là Ngư, đồng âm với chữ dư là thừa thãi nên tranh tết hay vẽ cá, ý chúc mọi người, mọi nhà dư thừa no đủ. Hình tượng cá chép còn biểu tượng cho trí lớn. Theo truyền thuyết dân gian: Cá chép không chịu ở mãi kiếp cá tầm thường, luôn chịu khó luyện tập chờ dịp thi tài vượt qua “Vũ môn” để thành rồng, làm chủ các loài thuỷ tộc, hình ảnh cá chép đang luyện tập dưới ánh trăng thu là hình ảnh cổ vũ những ai có ý chí, cố
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gop_phan_nang_cao_hie.doc