Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt các sản phẩm Mĩ thuật từ vật liệu có sẵn Khối 4, 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt các sản phẩm Mĩ thuật từ vật liệu có sẵn Khối 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt các sản phẩm Mĩ thuật từ vật liệu có sẵn Khối 4, 5
PHẦN I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Bản thân là giáo viên chuyên dạy Mĩ thuật ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Thuần hơn một năm qua, tôi nhận thấy cần phải có biện pháp giúp học sinh hoàn thành tốt các sản phẩm Mĩ thuật để rèn luyện thêm kĩ năng, đặc biệt là các sản phẩm Mĩ thuật sử dụng các vật liệu tự nhiên có sẵn. Đề tài không tham vọng nghiên cứu những vấn đề cao, rộng lớn, mà chỉ rút từ kinh nghiệm của bản thân những giải pháp, nhằm hỗ trợ học sinh học tập tốt hơn môn Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực. Môn Mĩ thuật cùng các môn học khác bước đầu hình thành cho học sinh thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh, giúp các em biết làm đẹp cho mình, cho cuộc sống, giúp học tốt các môn học khác... Với đề tài này, tôi mong muốn sẽ giúp các em học sinh tiểu học, nhất là học sinh còn nhút nhát, rụt rè, chưa mạnh dạn thể hiện những suy nghĩ của mình, giúp các em chọn nội dung chủ đề, xây dựng nhân vật, bố cục, hình khối, màu sắc, ... và đặc biệt sử dụng khéo léo các chất liệu có sẵn trong từmg sản phẩm. Từ đó, các em sáng tạo linh hoạt trong các cách thể hiện khác nhau ở mỗ i chủ đề, tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện, năng lực của từng em hoàn thành tốt các sản phẩm Mĩ thuật; góp phần nâng cao chất lượng môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học, giúp học sinh tự tin thể hiện thế giới xung quanh bằng chính khả năng, suy nghĩ, cảm xúc của mình qua từng sản phẩm ở mỗ i chủ đề. Từ những lí do nêu trên, nhằm tìm ra các giải pháp tháo gỡ phần nào những vướng mắc của học sinh và nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Mĩ thuật, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt các sản phẩm Mĩ thuật từ vật liệu có sẵn”, giúp các em có được những sản phẩm Mĩ thuật đẹp hơn ở các khối lớp 4, 5 của trường tiểu học Nguyễn Văn Thuần. PHẦN II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Để giúp cho học sinh thực hiện tốt các sản phẩm Mĩ thuật từ vật liệu sẵn có, dễ tìm trong tự nhiên, người giáo viên cần làm những công việc sau đây: 1. Rèn cho học sinh có kĩ năng quan sát, chọn đúng nội dung chủ đề v à phù hợp với năng lực của mình. Ở giải pháp này, giáo viên cần lưu ý các em nên quan sát từ xa đến gần, từ bao quát đến chi tiết. Giáo viên tập cho học sinh hình thành thói quen quan sát sản phẩm mẫu và trong thực tế cuộc sống là hết sức cần thiết. Đồng thời giúp các em có vốn biểu tượng phong phú trong trí nhớ, hình thành thị hiếu thẩm mĩ và khả năng cảm thụ thẩm mĩ, giúp các em học tập được kinh nghiệm của thầy cô, bạn bè và biến nó thành kinh nghiệm của bản thân. 2. Rèn cho học sinh cách tìm bố cục, tạo hình nhân vật, cảnh vật cho phù hợp với nội dung chủ đề Sau khi lựa chọn chủ đề, để có một bức tranh đẹp và sinh động, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm bố cục cho tranh. Tương tự như bố cục của một câu chuyện hay của một bài văn phải có mở bài, thân bài và kết bài với các tình tiết chính, phụ, trước, sau. Còn bố cục của một sản phẩm Mĩ thuật (sản phẩm một tranh, đất nặn, tạo hình từ vỏ hộp, giấy bìa, ...) là sắp xếp những hình, mảng, khối (có mảng hình chính, mảng hình phụ); khung cảnh có lớp trước lớp sau, có xa, có gần. Giáo viên cần g i ý để các em thấy đư c một bố cục cân đối là bố cục tạo đư c sự hài hòa giữa mảng chính, mảng phụ, mảng to, mảng nhỏ, mảng xa, mảng gần. Dựa vào sản phẩm mẫu, giáo viên gợi ý giúp các em nhận biết hình mảng của một sản phẩm Mĩ thuật là trọng tâm. Nó góp phần rất lớn vào sự thành công của sản phẩm. Hình mảng chính trong tranh hay hình khối chính trong các sản phẩm đất nặn, tạo hình từ vỏ hộp, ... có vị trí to, ở giữa và quan trọng trong một tác phẩm Mĩ thuật, thu hút sự chú ý c a người xem. Hình mảng phụ hay hình khối phụ có nhiệm vụ hỗ trợ, làm phong phú cho nội dung của các sản phẩm. Khi quan sát tranh mẫu, giáo viên phân tích, g i ý để các em thấy sự đa dạng trong cách xây dựng bố cục của một bức tranh, hay một sản phẩm nặn, xé dán, ... Các sản phẩm trong các sản phẩm cá nhân hay của nhóm. 4. Chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy-học tự làm Đồ dùng dạy-học là phương tiện rất cần thiết cho bất kỳ môn học nào trong các trường tiểu học. Đặc biệt đối với môn Mĩ thuật, đồ dùng dạy học được coi là phương tiện truyền tải nội dung bài học một cách đầy đủ và hiệu quả. Trong giờ học Mĩ thuật nếu giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả thì sẽ giúp học sinh tìm hiểu, so sánh, nhận xét, phán đoán và ghi nhận sự vật dễ dàng, hiểu sự vật qua con mắt quan sát bằng nét vẽ, hình khối, màu sắc, chất liệu, ... một cách nhanh chóng, nhớ sự vật lâu hơn. Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi tư duy còn đang ở độ thấp tư duy cụ thể, cho nên khi sử dụng đồ dùng trực quan thì đồ dùng phải sinh động, phải cụ thể để học sinh có được khả năng tự giác tư duy trừu tượng qua tay sờ, mắt thấy, tai nghe và có được hứng thú học tập, hiểu vấn đề nhanh và vận dụng tốt vào các sản phẩm Mĩ thuật. Để giúp học sinh tiếp thu bài có hiệu quả tốt nhất, người giáo viên cần tự chuẩn bị đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với nội dung của từmg tiết dạy và từng chủ đề. Về hình thức, đồ dùng dạy học cần to vừa phải, dễ thấy, có trọng tâm, đảm bảo yếu tố khoa học và thẩm mĩ. Với các tranh ảnh làm mẫu (vẽ màu, cắt dán, xé dán, ...) phải có nội dung cụ thể, bố cục chặt chẽ, màu sắc hài hòa, rõ đậm nhạt, có sự kết hợp từ nhiều chất liệu. Với các vật mẫu (vật thật, hoa, quả, ...) hay các đồ dùng được làm từ đất nặn, vỏ hộp, dây thép (nhà, cây, con người, con vật, ..) cần đảm bảo hình khối rõ ràng, cấu trúc vững chắc, dáng điệu sinh động, hài hòa màu sắc. Thời gian quan sát, phân tích đồ dùng dạy học, người giáo viên cần phải linh hoạt về thời gian. Đối với các tiết đầu, giáo viên thường đưa ra các câu hỏi vấn đáp trước sau đó mới treo tranh. Tuy nhiên các tiết học cuối buổi, học sinh thường mệt mỏi, uể oải, thiếu tập trung, ta nên thu hút sự chú ý học sinh bằng tranh ảnh sinh động ngay từ đầu tiết học để gây sự tò mò, chú ý của các em, dẫn dắt các em khám phá nội dung bài học. Như vậy việc chuẩn b ị và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả sẽ phát huy này, áp lực học tập không còn là vấn đề với các em. Đây chính là hình thức dạy học theo phương pháp mở tăng cường dạy học hợp tác nhưng vẫn coi trọng cá thể hóa học sinh. Tạo cơ hội cho học sinh thực hành các bài tập ứng dụng thiết thực, phục vụ cho học tập và cuộc sống. Qua việc học tập theo phương pháp mới giúp cho học sinh có được những trãi nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt, vì vậy học sinh sẽ có được những hình ảnh và động lực mang tính tinh thần. Các em cảm nhận được cái đẹp và chưa đẹp một cách rõ ràng qua việc nhận xét hình ảnh, tranh và các sản phẩm Mĩ thuật. Biết tạo ra các sản phẩm làm đẹp từ những vật liệu có sẵn tìm được xung quanh các em, phục vụ cho sinh hoạt như: trang trí đồ vật, trang trí góc học tập, ... Một điều không thể không nhắc tới đó là học sinh yêu thích môn học hơn, vẽ một cách say sưa hơn, hứng thú với nhiều sáng tạo, điều đó làm cho tiết học trở nên thoải mái, nhẹ nhàng. Quan trọng hơn cả là các em đã thấy tự tin khi học, tạo được sản phẩm đẹp mắt. PHẦN V. KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp. Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, kết quả c a nó là kết quả c a cảm xúc, không đơn giản là kỹ thuật hay kỹ năng. Muốn tạo ra cái đẹp, học sinh phải có cảm xúc. Ở trường Tiểu học việc rèn các kĩ năng giúp học sinh thực hành tốt các sản phẩm Mĩ thuật là việc rất cần thiết và quan trọng. Đặc biệt, năm học 20222023 dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực, hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức của các em. Phương pháp dạy học mới này đòi hỏi học sinh phải vận dụng linh hoạt các chất liệu vào trong sản phẩm mĩ thuật ở từmg tiết, từng chủ đề; các em phải nắm vững kĩ năng thực hiện các chất liệu trong sản phẩm của mình, nhóm mình một cách linh hoạt và khéo léo (vẽ, cắt dán, xé dán, nặn, tạo hình từ vỏ hộp, dây thép, ...). Vì vậy, người giáo viên phải có biện pháp dạy-học họp lí và hiệu quả. Để giúp các em hoàn thành tốt các bài thực hành, giáo viên cần rèn cho học sinh các kĩ MỤC LỤC Phần 1. Thưc trạng đề tài.......................................................Trang 1 Phần 2. Nội dung cần giải quyết............................................Trang 1-2 Phần 3. Biện pháp giải quyết.................................................Trang 3 Phần 4. Kết quả......................................................................Trang 6 Phần 5. Kết luận ....................................................................Trang7-8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_thuc_hi.docx